Đau Dây Thần Kinh đầu Bên Trái Hoặc Bên Phải | TCI Hospital

Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc – TCI Hospital gb

Trang chủ » Sống khỏe » Bệnh hệ thần kinh

Đau dây thần kinh đầu bên trái hoặc bên phải 30/12/2021 - 09:42 Tác giả: Bệnh viện ĐKQT Thu CúcTheo dõi Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc trên Google NewsTham vấn bác sĩ Nguyễn Văn Doanh Tiến sĩ, Bác sĩ

Nguyễn Văn Doanh

Trưởng khoa Khám bệnh1900 55 88 92Đặt lịch khámĐau dây thần kinh đầu bên trái hoặc bên phải thường là triệu chứng của bệnh lý đau dây thần kinh chẩm. Cơn đau điển hình thường bắt đầu tại nền sọ ngay vùng gáy và có thể đau lan tới vùng sau mắt, phía sau, phía trước và phía bên đầu.

1. Đau dây thần kinh đầu bên trái hoặc phải do nguyên nhân nào?

Đau thần kinh chẩm là một hội chứng đau đầu có thể có hoặc không có nguyên nhân. Một số bệnh lý như: U, chấn thương, nhiễm trùng, bệnh hệ thống hoặc xuất huyết có thể dẫn đến đau dây thần kinh chẩm (nguyên nhân thứ phát).

Ngoài ra, có nhiều trường hợp đau thần kinh chẩm do căng cơ cổ mãn tính hoặc không rõ nguyên nhân

Tựu chung lại, những nguyên nhân dưới đây có thể gây đau dây thần kinh chẩm trực tiếp:

– Viêm xương khớp ở cột sống cổ vị trí cao.

– Chấn thương các dây thần kinh chẩm lớn hoặc chẩm nhỏ.

– Các dây thần kinh chẩm lớn và chẩm nhỏ hoặc rễ cổ C2 và hoặc C3 bị chèn ép do thay đổi thoái hoá cột sống cổ.

– Bệnh đĩa đệm cột sống cổ.

– Khối u ảnh hưởng đến rễ thần kinh C2 và C3.

– Do bệnh Gout

– Bệnh đái tháo đường.

– Viêm mạch máu.

– Nhiễm trùng.

đau dây thần kinh bên trái

Đau dây thần kinh đầu bên trái hoặc bên phải thường là triệu chứng của bệnh lý đau dây thần kinh chẩm.

2. Đau dây thần kinh đầu do nguyên nhân nào?

Đau thần kinh chẩm là một hội chứng đau đầu có thể có hoặc không có nguyên nhân. Một số bệnh lý như: U, chấn thương, nhiễm trùng, bệnh hệ thống hoặc xuất huyết có thể dẫn đến đau dây thần kinh chẩm (nguyên nhân thứ phát).

Ngoài ra, có nhiều trường hợp đau thần kinh chẩm do căng cơ cổ mãn tính hoặc không rõ nguyên nhân

Tựu chung lại, những nguyên nhân dưới đây có thể gây đau dây thần kinh chẩm trực tiếp:

– Viêm xương khớp ở cột sống cổ vị trí cao.

– Chấn thương các dây thần kinh chẩm lớn hoặc chẩm nhỏ.

– Các dây thần kinh chẩm lớn và chẩm nhỏ hoặc rễ cổ C2 và hoặc C3 bị chèn ép do thay đổi thoái hoá cột sống cổ.

– Bệnh đĩa đệm cột sống cổ.

– Khối u ảnh hưởng đến rễ thần kinh C2 và C3.

– Do bệnh Gout

– Bệnh đái tháo đường.

– Viêm mạch máu.

– Nhiễm trùng.

3. Biểu hiện của đau dây thần kinh chẩm

Đau dây thần kinh chẩm có các biểu hiện bao gồm:

– Đau liên tục, rát bỏng, hoặc đau thành nhịp, xen kẽ đó là những cơn đau nhói, giật. Cơn đau thường được mô tả tương tự như ở bệnh đau nửa đầu Migraine.

– Cơn đau thường bắt đầu tại nền hộp sọ và có thể đau lan sang phía sau hay dọc theo phần bên đầu.

– Một số bệnh nhân cảm thấy đau phía sau mắt cùng bên bị ảnh hưởng.

– Hầu hết bệnh nhân thường đau ở một bên đầu, bên trái hoặc bên phải nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến cả hai bên đầu. Ở vài người, cử động cổ có thể gây đau. Da đầu có thể trở nên nhạy cảm, thậm chí chỉ việc chải tóc cũng có thể làm tăng cơn đau.

Đau dây thần kinh đầu

Hầu hết bệnh nhân thường đau ở một bên đầu, bên trái hoặc bên phải nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến cả hai bên đầu.

4. Phương pháp chẩn đoán và điều trị đau dây thần kinh chẩm

4.1 Chẩn đoán đau dây thần kinh chẩm

Để chẩn đoán bệnh chính xác, bác sĩ chuyên khoa Nội thần kinh trước hết sẽ hỏi bệnh, khám lâm sàng, sau đó chỉ định làm các chẩn đoán hình ảnh. Bác sĩ có thể ghi lại các triệu chứng và xác định mức độ ảnh hưởng của chúng lên cuộc sống hàng ngày của bệnh nhân. Nếu có phát hiện bất thường khi khám thần kinh, bác sĩ có thể yêu cầu các xét nghiệm sau đây:

– Chụp cộng hưởng từ (MRI): Có thể giúp phát hiện dấu hiệu tủy sống bị chèn ép từ xương, đĩa đệm hoặc máu tụ,…

– Chụp cắt lớp vi tính (CT scan): Cho thấy hình dạng và kích thước của ống sống, thành phần và các cấu trúc xung quanh của ống sống.

chẩn đoán đau dây thần kinh

Hệ thống Y tế Thu Cúc trang bị dàn máy chụp MRI ở các cơ sở giúp hỗ trợ quá trình chẩn đoán nhanh chóng và chính xác.

4.2 Điều trị đau dây thần kinh chẩm bằng cách nào?

Bệnh lý này có 2 cách hỗ trợ điều trị nội khoa và ngoại khoa, tùy theo tình trạng bệnh.

Biện pháp bảo tồn thường áp dụng cho đau viêm dây thần kinh ở mức độ nhẹ và vừa với phương pháp nội khoa (dùng thuốc), kết hợp với các phương pháp chăm sóc, trị liệu. Mục tiêu của phương pháp này chủ yếu là giảm đau. Cơn đau sẽ giảm hoặc hết khi chườm ấm, nghỉ ngơi hoặc kết hợp vật lý trị liệu, như xoa bóp, dùng thuốc kháng viêm, thuốc giãn cơ. Các thuốc chống co giật cũng có thể giúp giảm đau.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Ưu đãi khám nội thần kinh Ưu đãi khám nội thần kinh Chia sẻ: Từ khóa: đau dây thần kinh Ưu đãi khám nội thần kinh Bài viết liên quan
  • Nguyên nhân và triệu chứng bệnh viêm dây thần kinh số 8

    Nguyên nhân và triệu chứng bệnh viêm dây thần kinh số 8

    Tình trạng viêm dây thần kinh số 8 (dây thần kinh tiền đình) thường gây ra những triệu...

  • Đau dây thần kinh số 5 gây hậu quả gì, điều trị ra sao?

    Đau dây thần kinh số 5 gây hậu quả gì, điều trị ra sao?

    Đau dây thần kinh số 5 là một dạng cơn đau thường xuất hiện đột ngột ở vùng...

  • 05 điều cần biết về dây thần kinh 3, 4, 6 sọ não

    05 điều cần biết về dây thần kinh 3, 4, 6 sọ não

    Dây thần kinh 3, 4, 6 sọ não thuộc nhóm các dây thần kinh vận động, chủ yếu...

  • Bệnh đau dây thần kinh

    Bệnh đau dây thần kinh

    Đau dây thần kinh là bệnh lý phổ biến nhưng khó phát hiện. Đau dây thần kinh thường...

  • Nguyên nhân đau dây thần kinh ngoại biên

    Nguyên nhân đau dây thần kinh ngoại biên

    Đau dây thần kinh ngoại biên nếu không được điều trị, sẽ làm mất dần chức năng cảm...

  • Nhận biết chứng đau dây thần kinh ở lưng

    Nhận biết chứng đau dây thần kinh ở lưng

    Đau dây thần kinh ở lưng hay còn gọi là chứng đau thần kinh tọa, thường gặp ở...

Câu hỏi liên quan
  • Bị tê bì chân tay là biểu hiện của bệnh gì?

  • Nên chụp MRI khảo sát não bộ bao lâu 1 lần?

  • Đau nửa đầu thường diễn ra bao lâu? Khi nào cần đi khám ngay?

  • Nguyên nhân gây bệnh nhược cơ là gì? Có điều trị khỏi được không?

  • Gãy lún xẹp đốt sống là như thế nào?

Tin tức mới
  • Cảnh giác với phình mạch não ở người trẻ

    Cảnh giác với phình mạch não ở người trẻ

    Phình mạch não là một bệnh lý nguy hiểm thường được biết đến là phổ biến hơn ở…
  • Tìm hiểu các loại phình mạch não

    Tìm hiểu các loại phình mạch não

    Phình mạch não hay phình mạch máu não là bệnh lý não – thần kinh nguy hiểm, với…
  • Vỡ phình mạch não có gây tử vong?

    Vỡ phình mạch não có gây tử vong?

    Phình mạch não là một bệnh lý nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng nếu không được…
  • Nguy cơ phình mạch não: Ai dễ mắc và làm sao để phòng ngừa?

    Nguy cơ phình mạch não: Ai dễ mắc và làm sao để phòng ngừa?

    Phình mạch não là một trong những tình trạng nguy hiểm, có thể dẫn đến đột quỵ hoặc…
  • Phương pháp điều trị phình mạch não phổ biến hiện nay

    Phương pháp điều trị phình mạch não phổ biến hiện nay

    Phình mạch não là một tình trạng bệnh lý nguy hiểm, có thể gây ra biến chứng nghiêm…
  • Phình mạch máu não nguy hiểm thế nào?

    Phình mạch máu não nguy hiểm thế nào?

    Phình mạch não (aneurysm) là một tình trạng bệnh lý nguy hiểm, có thể dẫn đến những biến…
Đăng ký nhận tư vấnVui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn Đăng ký ngay
  • 0936 388 288
  • 0936 388 288
  • Đặt lịch khám
Connect Zalo TCI Hospital

Từ khóa » Chèn Dây Thần Kinh Cổ Gây đau đầu