Đậu đỏ Có Tác Dụng Gì? Tổng Hợp Công Dụng Trị Bệnh Của đậu đỏ
Có thể bạn quan tâm
Tư liệu y học cổ truyền có ghi chép về cách dùng đậu đỏ hạt nhỏ trị chứng hai lưỡi (“trùng thiệt”) như sau:
“Dưới lưỡi mọc một cái lưỡi nữa, đây là chứng “trùng thiệt” (lưỡi kép). Dùng một vốc đậu đỏ, tán thành bột, hòa với giấm thường xuyên bôi lên sẽ hết”.
(Ngô Vương Chu Túc – Phổ Tế Phương)
Thật vậy, đậu đỏ hạt nhỏ là vị thuốc quý và có thể chữa được nhiều bệnh, trong đó có các bệnh như: thiếu sữa sau sinh, béo phì, tiểu ra máu, viêm gan, viêm thận…
Nội dung chính ⇒
- Đậu đỏ trong văn hóa ẩm thực
- Vì sao nên dùng đậu đỏ hạt nhỏ?
- Đậu đỏ có tác dụng gì?
- Đậu đỏ hạt nhỏ và các bài thuốc chữa bệnh
- Khi dùng đậu đỏ cần lưu ý điều gì?
- Hạt đậu đỏ chứa các chất dinh dưỡng nào, có tác dụng gì?
- Rễ cây đậu đỏ có tác dụng gì?
- Lá đậu đỏ có ăn được không?
- Đậu đỏ hạt to và hạt nhỏ, loại nào tốt hơn?
- Thông tin thêm về đậu đỏ, đậu đỏ có giúp giảm cân, giảm béo không?
- Những chủ đề được mọi người tìm kiếm về đậu đỏ hạt nhỏ:
- Tư liệu tổng hợp
Đậu đỏ trong văn hóa ẩm thực
Bạn có thể thấy đậu đỏ trong nhiều món ăn như chè, kem, xôi, cháo… Khi phiên âm sang tiếng Hoa, chữ “đậu đỏ” trùng âm với một loại hạt khác là “hồng đậu” (đậu tương tư). Vì vậy, nhiều người cho rằng ăn đậu đỏ vào ngày Thất tịch (mùng 7 tháng 7 âm lịch) sẽ mang lại vận may và sớm gặp được ý trung nhân trong đời. Ở Nhật Bản, đậu đỏ còn là một trong ba nguyên liệu chính của món bánh Yōkan (rau câu đậu đỏ).
Vì sao nên dùng đậu đỏ hạt nhỏ?
Có nhiều loại đậu đỏ. Tuy nhiên, loại có nhiều công dụng chữa bệnh hơn cả là đậu nhỏ hạt nhỏ (hay còn gọi là “xích tiểu đậu”, “tiểu đậu”, “mễ xích”, hồng đậu…).
Bạn có thể dễ dàng tìm mua đậu đỏ hạt nhỏ trên thị trường. Tuy nhiên, khi mua, cần lưu ý loại hạt này thường chỉ dài khoảng 2 mm, vỏ hạt đậu có màu hồng đậm và rốn hạt lồi lên (1).
Đậu đỏ có tác dụng gì?
Theo y học cổ truyền, đậu đỏ hạt nhỏ có vị chua ngọt, tính bình, thông vào các kinh Tâm, Tiểu trường và có công dụng:
- Bổ máu, thúc đẩy tuần hoàn máu.
- Phòng và chữa bệnh beri beri (bệnh do thiếu hụt vitamin B1).
- Giúp thanh nhiệt, tiêu thũng, loại trừ mủ.
- Điều trị vàng da do viêm gan.
- Giúp lợi tiểu, điều trị phù thũng và chướng bụng.
- Điều trị viêm thận, nước tiểu có albumin.
- Giúp máu huyết lưu thông.
- Kích thích tuyến sữa ở phụ nữ mang thai.
- Tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
- Giúp tỉnh rượu và giải độc.
Cách dùng: sắc uống mỗi ngày từ 10 – 30 g.
Đậu đỏ hạt nhỏ và các bài thuốc chữa bệnh
1. Chữa bệnh béo phì và tay chân phù
Lấy 50 g đậu đỏ hạt nhỏ ngâm trong nước ấm từ 2 – 3 giờ rồi vớt ra, cho vào nồi và đổ nửa lít nước vào, nấu cho đến khi hạt đậu chín nhừ thì cho thêm 50 g gạo vào, tiếp tục nấu thành cháo và ăn (ăn khi cháo còn ấm và ăn vào buổi sáng, chiều, nếu cháo nguội thì hâm lại cho ấm).
2. Chữa chứng phù thũng do dinh dưỡng kém
Lấy hạt đậu đỏ nhỏ và hạt đậu phộng (mỗi loại 15 g), táo Tàu (10 g,) sắc lấy nước uống.
3. Chữa tiểu ra máu
Lấy đậu đỏ nhỏ và đương quy với tỉ lệ bằng nhau, nghiền nát và để dùng dần. Mỗi ngày, lấy 10 – 20 g bột trên hòa với nước và uống.
Nếu không dùng cách trên, bạn cũng có thể dùng bài thuốc sau: lấy 25 g quả qua lâu, đốt thành than rồi tán mịn cùng 30 g đậu đỏ hạt nhỏ. Mỗi lần uống, lấy 2 g hỗn hợp bột này uống cùng với rượu (uống liên tục 1 tuần).
4. Phụ nữ sau khi sinh bị thiếu sữa, tiểu ít
Lấy 250 g đậu đỏ hạt nhỏ, vo sạch, cho vào nấu cùng nửa lít nước (lưu ý nấu bằng nồi đất hoặc nối thủy tinh), nấu khoảng 20 phút thì chắt lấy nước uống, không dùng phần hạt (mỗi ngày nấu một lượng như thế và dùng liên tục từ 3 – 5 ngày).
5. Chữa chứng mụn nhọt, đơn độc mới phát, sưng và nóng đỏ
Lấy hạt đậu đỏ nhỏ, nếu là hạt tươi thì giã nát, nếu là hạt khô thì tán bột, sau đó nhào với nước cho sệt rồi đắp lên vết ung nhọt (lưu ý đắp và thay thường xuyên trong ngày, kiên trì nhiều lần).
6. Chữa chứng đau lưng
Lấy đậu đỏ hạt nhỏ, rễ tranh và vỏ quả dưa hấu (mỗi loại đều 50 g), tất cả cho vào nồi và nấu lấy nước uống (lưu ý, mỗi ngày uống 2 lần và kiên trì dùng trong vài ngày liên tiếp).
7. Chữa bệnh thiếu máu
Lấy 250 g đậu đỏ hạt nhỏ, nấu lấy nước uống (uống thường xuyên).
8. Chữa bệnh phù thũng, phù chân
Lấy 120 g đậu đỏ hạt nhỏ và 250 g thịt quả bí đao, cho vào nồi, thêm nước và nấu uống như trà.
9. Chữa chứng đau bụng kinh, bế kinh
Lấy đậu đỏ hạt nhỏ và gạo tẻ (mỗi loại 30 g), rửa và vo cho sạch rồi nấu thành chè, sau đó cho thêm chút đường mạch nha và ăn.
10. Chữa chứng trĩ mạch lươn ra máu
Khi bị trĩ mạch lươn, xung quanh hậu môn sẽ có dấu hiệu mọc mụn mủ và lở loét rất khó chịu (cả trong và ngoài). Trong trường hợp này, có thể dùng 3 thăng đậu đỏ, nấu chín, phơi khô rồi ngâm với 5 lít giấm, sau đó vớt ra phơi, khi khô thì lại tẩm giấm. Cứ làm như vậy cho tới khi hết nước giấm để tẩm thì phơi thêm lần cuối cho khô, sau đó nghiền nhỏ đậu và chia thành nhiều lần uống, mỗi ngày uống ba lần, mỗi lần uống 3 đồng cân (hoà với rượu mà uống).
11. Trị bệnh quai bị ở nam giới
Lấy một nắm hạt đậu đỏ, tán mịn rồi trộn với lòng trắng trứng gà, sau đó cho thêm một chút giấm vào và thoa lên da (thoa một lớp dày).
12. Điều trị chứng phụ nữ sau khi sinh nở bụng bị đầy ách, trương tức không ăn uống được
Lấy 14 hạt đậu đỏ đốt cho cháy bên ngoài chừng 70 % (đốt tồn tính), sau đó nghiền nát, hòa với nước đun sôi để nguội rồi uống.
13. Trị chứng sản phụ không mở mắt được sau khi sinh
Nếu sau khi sinh nở, sản phụ không mở mắt ra được và trong người bải hoải mệt mỏi thì lấy hạt đậu đỏ giã nát, mỗi lần uống 6, 5 g (uống với nước đun sôi để nguội, nếu có điều kiện thì uống với nước suối tự nhiên, tức “trường lưu thủy” – nước đang chảy).
14. Chữa chứng say rượu, nôn ói
Cách dùng rất đơn giản. Chỉ cần lấy một ít hạt đậu đỏ, nấu lên rồi chắt nước cho người say uống là sẽ giã rượu.
15. Chữa chứng đi tiêu (đại tiện) ra máu
Dùng một nắm đậu đỏ, nghiền thành bột rồi uống với nước đun sôi để nguội (mỗi lần uống 6, 5 g bột).
16. Chữa bệnh mang tai bị nổi đỏ và sưng cứng thành cục do phong nhiệt
Lấy một nắm đậu đỏ tán thành bột, trộn với mật ong cho sệt rồi đắp lên, để như vậy qua đêm thì nốt sưng cứng sẽ tan dần.
17. Phòng ngừa và chữa bệnh đậu sởi – bài thuốc nước 5 thứ đậu trong dân gian
Bài thuốc này của lương y Phạm Huy Sóc. Cách dùng như sau: lấy đậu xanh, đậu đỏ, đậu vàng (tức đậu nành), đậu đen và đậu trắng, mỗi loại 50 g, sao vàng rồi nấu thật kỹ và uống nước này thay cho nước uống (lưu ý, mỗi ngày dùng một thang như thế và uống liên tiếp ba ngày).
18. Đậu đỏ làm đẹp da
Đậu đỏ còn có mặt trong các công thức làm đẹp của chị em phụ nữ, đặc biệt là bột đậu đỏ. Công dụng của nó là tẩy tế bào chết, giảm sưng viêm, kháng khuẩn và nuôi dưỡng làn da.
Cách dùng: lấy một ít bột đậu đỏ, hòa với chút nước cho ướt sệt sệt rồi thoa lên da mặt. Sau 15 phút, lớp bột ấy khô dần thì ta rửa mặt lại với nước cho thật sạch là được (mỗi tuần đắp 1 hoặc 2 lần là được).
Khi dùng đậu đỏ cần lưu ý điều gì?
1. Không nên lạm dụng đậu đỏ vì ăn đậu đỏ liên tục trong thời gian dài sẽ khiến cơ thể bị khô gầy.
2. Người âm hư mà không bị thấp nhiệt thì không nên dùng đậu đỏ.
3. Không nên dùng đậu đỏ cùng lúc với bí đao vì sẽ làm lượng nước tiểu tăng lên đột ngột và có thể gây mất nước (8).
4. Ở Trung Quốc, đậu đỏ cũng được gọi là “hồng đậu”. Tuy nhiên, nhiều loại hạt khác cũng được gọi là “hồng đậu”, vì vậy cần chú ý phân biệt.
5. Tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi dùng chữa bệnh.
Hạt đậu đỏ chứa các chất dinh dưỡng nào, có tác dụng gì?
Đậu đỏ chứa chất đạm, chất xơ, chất béo, các vitamin như B1, B2, B3, B5, B6, B9 và các khoáng chất như Can xi, Đồng, Sắt, Ma giê, Man gan, Phot pho, Ka li, Na tri, Kẽm, Selen… (2).
Ngoài ra, ăn đậu đỏ thường xuyên còn giúp mắt sáng và bẻ trái đậu đỏ non luộc ăn cũng rất tốt cho sức khỏe. So với trái đậu xanh, đậu săng non thì đậu đỏ non ngon hơn rất nhiều.
Rễ cây đậu đỏ có tác dụng gì?
Bên cạnh hạt thì rễ cây đậu đỏ cũng được dùng điều trị áp xe bằng cách lấy rễ tươi giã nát rồi thoa, đắp lên da. Ngoài ra, rễ đậu đỏ còn được sắc uống với để giải độc.
Lá đậu đỏ có ăn được không?
Lá đậu đỏ ăn được. Theo sách Bản thảo cứu hoang của Hoàng Sơn Cốc, có thể luộc lá đậu đỏ non rồi trộn với dầu và muối để ăn (giúp bồi bổ cơ thể).
Đậu đỏ hạt to và hạt nhỏ, loại nào tốt hơn?
Đậu đỏ hạt nhỏ có tên khoa học là Vigna angularis và là loại được nhắc đến nhiều trong y học cổ truyền. Tuy nhiên, trên thị trường, bạn cũng có thể thấy nhiều loại đậu đỏ với kích cỡ to hơn nhiều như đậu thận (hay còn gọi là đậu tây). Loại này ít được làm thuốc và hầu như chỉ được dùng để làm thực phẩm.
Ngoài ra, ở miền Bắc nước ta còn trồng một loại đậu rất giống đậu đỏ là đậu nho nhe (hay còn gọi là đậu gạo, đậu Cao Bằng, đậu nâu). Cây có tên khoa học là Phaseolus calcaratus (hoặc Vigna umbellata). Đậu nho nhe gồm nhiều loại với các màu hạt khác nhau, trong đó, loại hạt có màu nâu đỏ là giống với “xích tiểu đậu” (đậu đỏ hạt nhỏ) nhất. Theo trang thaythuoccuaban.com thì đậu nho nhe được dùng làm thuốc tương tự như đậu đỏ.
Ngoài ra, cũng cần nói rằng ở Trung Quốc, đậu nho nhe lại được gọi là “xích tiểu đậu” (赤小豆) và được biết đến với nhiều công dụng chữa bệnh (trong khi đậu đỏ thì được gọi là “tiểu đậu” (小豆) hoặc “xích đậu” (赤豆)). Nay chúng tôi cũng nêu ra đây để khi có dịp sẽ cùng trao đổi thêm.
Thông tin thêm về đậu đỏ, đậu đỏ có giúp giảm cân, giảm béo không?
Ở Nhật Bản, đậu đỏ được ưa chuộng nhất nhì trong các loại đậu (chỉ đứng sau đậu nành).
Ở Trung Quốc, đậu đỏ hạt nhỏ cũng được sử dụng phổ biến và được xem như một loại thảo dược thực thụ. Từ thời nhà Đường, nó đã được khuyến khích dùng để kiểm soát cân nặng (tránh béo phì) và duy trì sức khỏe. Nhiều y văn cũng ghi chép các bài thuốc giảm cân có dùng đậu đỏ.
Tuy nhiên, tác dụng giảm cân của đậu đỏ hầu như chỉ được lưu truyền trong dân gian và các ghi chép.
Đến thời hiện đại, các nghiên cứu khoa học về hạt đậu đỏ mới xác minh và giải thích thêm tác dụng giảm cân, chống béo phì của loại hạt này.
Chẳng hạn, kết quả nghiên cứu trên chuột béo phì (do ăn nhiều chất béo) đã cho thấy chiết xuất từ hạt đậu đỏ giúp tăng cường phân giải lipid, làm giảm sự tích tụ mỡ trong máu và mỡ trong gan, từ đó giúp giảm cân (13).
Vì vậy, nếu bạn muốn giảm cân thì mỗi tuần, bạn có thể nấu đậu đỏ và ăn cái, uống nước (pha nước đá và uống như một loại nước thanh nhiệt), mỗi tuần uống 2 lần, mỗi lần nấu 1 nắm hạt là được.
Lưu ý: Phụ nữ mang thai không nên dùng.
Và để quá trình giảm cân thành công hơn, bạn hãy đảm bảo các nguyên tắc sau nhé:
- Không ăn quá no (chỉ ăn lưng bụng là ngưng).
- Uống đủ nước (tổng lượng nước hấp thu, kể cả nước trong đồ ăn thức uống là 1,5 – 2 lít/ ngày) nhưng mỗi lần uống một ít, không được uống quá nhiều cùng lúc vì sẽ gây ngộ độc nước.
- Ăn thêm rau xanh, hạn chế đồ ăn chứa nhiều đường, tinh bột và chất béo.
***
Cũng như đậu xanh, cây đậu đỏ nhỏ, thấp, dễ trồng từ hạt. So với các loại đậu thông dụng thì đậu đỏ và đậu xanh là hai loại được ưa chuộng hơn vì hạt của nó nhỏ, dễ chế biến (khi nấu cũng không phải ngâm, chắt nước như đậu đen).
Đặc biệt, đậu đỏ nấu chè rồi cho vào bọc nhỏ, để đông lại thành kem còn là món ăn giải nhiệt mùa hè rất tốt. Có người hỏi: uống đậu đỏ có giảm cân không? Vâng, đậu đỏ giúp lợi tiểu nên hỗ trợ cơ thể thải độc và hỗ trợ giảm cân.
Tuy nhiên, bạn không nên trông đợi hoàn toàn vào đậu đỏ. Muốn giảm cân, bạn còn phải chú ý đến chế độ ăn uống và sinh hoạt của mình. Theo kinh nghiệm giảm cân của mình thì chỉ cần làm theo các lưu ý sau, chúng ta sẽ kiểm soát cân nặng tốt hơn rất nhiều (những lưu ý này, nghe qua có vẻ bình thường nhưng mình đã áp dụng và thành công. Hiện tại, mình chỉ còn 52 kg (trước đây là 57 kg).
Đó là:
- Không bao giờ ăn no (chỉ lưng bụng là ngưng, dù thèm đến cỡ nào cũng ngưng).
- Hạn chế ăn vào buổi chiều và tối.
- Mỗi ngày ăn 4, 5 lần (mỗi bữa ăn chỉ ăn lưng lưng). Lúc đầu, cơ thể mình không quen nên luôn đói lửng lửng, về sau, khi đã quen thì lại thấy cơ thể nhẹ nhàng, dạ dày (cái bụng) cũng đỡ nặng nề hơn.
- Ăn nhiều rau xanh và trái cây, đặc biệt là rau xanh. Khi ăn rau được một thời gian thì mình cũng bắt đầu ngán thịt cá và những đồ ăn béo ngọt luôn. Hiển nhiên, bạn cần rửa rau thật sạch bằng nước muối và nước lã nhé!
- Uống đủ nước, tổng lượng nước mỗi ngày tầm 2 lít và chia thành nhiều lần, mỗi lần nửa ly – 1 ly.
- Mỗi ngày, mình đi bộ vòng vòng sân tầm 20 phút (có khi thì đá banh nhẹ nhàng, kiểu như đi bộ nhanh một chút để đuổi theo trái banh chứ không chạy như các vận động viên).
Xem thêm:
- Vỏ bưởi phơi khô có tác dụng gì?
- Lá bưởi trong Đông y chữa bệnh gì?
- Rau diếp có phải rau xà lách không? Rau diếp có tác dụng gì đối với sức khỏe?
- Rau má có tác dụng gì, rau má chữa bệnh gì?
Những chủ đề được mọi người tìm kiếm về đậu đỏ hạt nhỏ:
… đậu đỏ hạt nhỏ mua ở đâu; tác dụng, công dụng của đậu đỏ hạt nhỏ; cách nấu chè đậu đỏ hạt nhỏ; xích tiểu đậu là gì; xích tiểu đậu rang, xích tiểu đậu chữa bệnh gì; xích tiểu đậu thực dưỡng; trà xích tiểu đậu; trà xích tiểu đậu gạo lứt; lợi ích của xích tiểu đậu; đậu đỏ hạt nhỏ có phải xích tiểu đậu không…
Tư liệu tổng hợp
- Đậu đỏ có tác dụng gì, https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%ADu_%C4%91%E1%BB%8F
- Adzuki bean đậu đỏ có tác dụng gì, https://en.wikipedia.org/wiki/Adzuki_bean
- Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nxb Y học, 1999, trang 263.
- Nhiều tác giả, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập 1, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 2004, trang 757.
- Phạm Thiệp – Lê Văn Thuần – Bùi Xuân Chương, Cây thuốc bài thuốc và biệt dược, NXB Y học, 2000, trang 91.
- Đức Minh, Những vị thuốc quanh ta, cây cỏ, rau củ và sức khỏe của bạn, NXB Hà Nội, trang 195.
- Tạ Duy Chân, Những phương thuốc hay – “Rau cỏ trị bệnh”, 1998, bản in trang 64.
- 冬瓜, https://baike.baidu.com/item/%E5%86%AC%E7%93%9C/422112
- 赤小豆, https://baike.baidu.com/item/%E8%B5%A4%E5%B0%8F%E8%B1%86/984935
- 小豆, https://baike.baidu.com/item/%E5%B0%8F%E8%B1%86/62747
- 赤豆, https://baike.baidu.com/item/%E8%B5%A4%E8%B1%8
- Bài thuốc cực tốt từ đậu đỏ chống ung thư, trị tiểu đường, https://tienphong.vn/bai-thuoc-cuc-tot-tu-dau-do-chong-ung-thu-tri-tieu-duong-post1093758.tpo
- Saponins and Flavonoids from Adzuki Bean (Vigna angularis L.) Ameliorate High-Fat Diet-Induced Obesity in ICR Mice, https://www.frontiersin.org/articles/10.3389/fphar.2017.00687/fullm
- Share on Facebook
- Tweet on Twitter
- Share on LinkedIn
Từ khóa » Hạt đậu Nhỏ Là Gì
-
“Hạt đậu Nhỏ” Không Thể Thành Cây - Báo Thanh Hóa
-
HẠT ĐẬU NHỎ NHƯNG CÔNG DỤNG KHÔNG NHỎ - Nam Xanh JSC
-
Đậu Nho Nhe Có Công Dụng Gì Và Cách Dùng Như Thế Nào?
-
Đậu đỏ: Hạt đậu Bé Nhỏ, Công Dụng Thần Kỳ - YouMed
-
Hạt đậu Bé Nhỏ Chứa đựng ý Nghĩa To Lớn
-
Đậu Nho Nhe Có Công Dụng Gì Và Cách Dùng Như Thế Nào? - Shophoa
-
Đậu Trắng Mắt Cua - Loại Hạt Nhỏ Giàu Dinh Dưỡng Ngừa Bệnh Tật
-
6 điều Chưa Biết Về Hạt đậu Tình Yêu - PLO
-
Hạt đậu Nhỏ Bằng Tiếng Anh - Glosbe
-
Hạt đậu Bé Nhỏ Nhưng Lợi ích Thật Bất Ngờ - Báo Gia Lai
-
Đậu đỏ Nhỏ Với Tác Dụng Của Hạt đậu đỏ Nhỏ Và Cách Dùng Hiệu Quả
-
Năm Hạt đậu Nhỏ Chui Ra Từ Vỏ đậu, Đứa Trẻ Tật Nguyền, Thiên Thần
-
Đậu đỏ Hạt Nhỏ - Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao - Donavi