Đau Giữa Ngực Và Khó Thở Kéo Dài Là Bệnh Gì?
Có thể bạn quan tâm
Chào bạn,
Đau giữa ngực là khi người bệnh có cảm giác đau ở giữa ngực và có cảm giác khó thở, thờ gian kéo dài 15 – 30 phút. Nguồn gốc đáng lo ngại nhất của các cơn đau tức giữa ngực xuất hiện lặp đi lặp lại là do tắc nghẽn lưu thông của mạch máu nuôi tim. Tình trạng này gây thiếu máu cục bộ ở cơ tim, nếu tiến triển kéo dài sẽ làm nhồi máu cơ tim, tăng nguy cơ đột tử. Vậy nguyên nhân đau ngực khó thở có thể là:
- Bất kỳ những tổn thương nào bên trong cơ thể cũng khiến cho bệnh nhân có cảm giác đau tức ngực giữa. Khi gặp bệnh lý vẫn có thể biểu hiện bằng đau ngực do cơ chế đau theo dẫn truyền thần kinh ban đầu. Vì vậy, việc khai thác chi tiết các đặc điểm đau vô cùng quan trọng để xác định đúng nguyên nhân.
- Nguyên nhân luôn được các bác sĩ nghĩ đến đầu tiên là do các bệnh lý tim mạch. Cơn đau có vị trí trước xương ức, lệch sang vùng trước tim, thường xảy ra khi gắng sức, đi bộ nhanh, leo cầu thang, bị kích động tâm lý,… Đau sẽ giảm hoặc ngừng khi nghỉ ngơi. Ngoài ra, các bệnh lý tim mạch khác như co thắt mạch vành, rối loạn nhịp tim, suy tim, viêm cơ tim… cũng thường biểu hiện bằng đau tức giữa ngực. Nếu tiền sử gia đình có cha mẹ, anh chị, ông bà bị các biến cố tim mạch khi tuổi còn tương đối trẻ như nhồi máu cơ tim, bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ, nhồi máu não,… khi trước 55 tuổi đối với nam, trước 65 tuổi đối với nữ thì sẽ có nguy cơ bị bệnh mạch vành cao hơn.
- Bệnh hô hấp như viêm phổi, hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn, viêm dày dính màng phổi, tràn dịch, tràn khí màng phổi, thuyên tắc phổi, ung thư phổi,… Ngoài các triệu chứng sốt, ho, khó thở, khò khè, người bệnh có thể khai đau tức ngực kèm theo.
- Một số trường là do đau của thần kinh liên sườn hay đau do cơ, xương thành ngực sau chấn thương, tư thế đè ép.
Bạn nên đến thăm khám chuyên khoa, tích cực chẩn đoán nguyên nhân đau ngực của bạn do đâu, điều trị, dự phòng mới là việc thực sự cần làm. Nếu bạn được phát hiện có bệnh lý tim mạch, bạn điều trị bệnh tim mạch, các yếu tố nguy cơ như tiểu đường, bệnh mỡ máu, huyết áp nếu có.
Bên cạnh đó, chế độ ăn uống hợp lý, đa dạng rau củ quả, hạn chế dầu mỡ, chất béo, sinh hoạt, luyện tập, nghỉ ngơi điều độ cũng giúp cải thiện cơn đau thắt ngực. Không hút thuốc lá, hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cafe,… Chọn cho mình một lối sống năng động, suy nghĩ lạc quan, ít buồn phiền, nóng giận cũng là một cách để những cơn đau giảm.
TRUNG TÂM TIM MẠCH TÂM ANH
- Hà Nội:
- 108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, TP.Hà Nội
- Hotline: 024 3872 3872 – 024 7106 6858
- TP.HCM:
- 2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Fanpage: https://www.facebook.com/benhvientamanh
- Chuyên khoa: https://tamanhhospital.vn/chuyen-khoa/trung-tam-tim-mach
- Website: https://tamanhhospital.vn
Từ khóa » Khe Ngực Là Gì
-
Những Câu Hỏi Thường Gặp Về Nâng Ngực 6
-
Ngực Dính Liền - Thông Khe Ngực (symmastia) - Suckhoe123
-
Khe Ngực Rộng: 4 Nguyên Nhân, 5 Cách Khắc Phục Vĩnh Viễn
-
Rãnh Ngực – Wikipedia Tiếng Việt
-
Thế Nào Là Thông Khe Khi Nâng Ngực? - Công Ty In Nhanh - 134
-
Ngực Nặng, Thở Khò Khè: 6 Triệu Chứng Bạn Không Nên Bỏ Qua
-
Đau Tức Ngực Giữa: Những điều Cần Biết | Vinmec
-
Đau Ngực - Rối Loạn Tim Mạch - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Đau Tức Giữa Ngực Có Nguy Hiểm Không
-
HIỆN TƯỢNG THÔNG KHE SAU NÂNG NGỰC LÀ GÌ? - YouTube
-
️ Cảm Giác đau Rát Vùng Ngực Là Dấu Hiệu Của Tình Trạng Gì?
-
Vạch Trần 5 Nguyên Nhân Khiến Bạn Bị Ngứa Ngực - Hello Bacsi
-
Triệu Chứng đau Ngực Và Những điều Cần Biết