Đau Hàm Khi Nhai Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân Và Cách điều Trị Ra Sao?

Đau quai hàm khi nhai là hiện tượng khá phổ biến, thường xảy ra do thói quen nghiến răng khi ngủ, bệnh lý răng miệng, viêm tủy xương hàm… Trên thực tế, có không ít người chủ quan, không điều trị sớm. Điều đó có thể dẫn tới tình trạng đau nhức dữ dội và gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Do đó, nếu có triệu chứng đau quai hàm khi nhai, bạn cần nhanh chóng tới gặp bác sĩ để được xác định chính xác nguyên nhân và chữa trị kịp thời, tránh để lại các biến chứng nguy hiểm.

  • 1. Bị đau hàm khi nhai là bệnh gì
  • 2. Nguyên nhân đau quai hàm khi nhai
  • 3. Cách chữa đau hàm khi nhai hiệu quả
  • 4. Phòng ngừa đau cơ, xương hàm lúc nhai

1. Bị đau hàm khi nhai là bệnh gì

Hàm là một bộ phận có chức năng nói chuyện, ăn nhai và nghiền nát thức ăn trước khi vào dạ dày. Khi hàm có vấn đề, bạn sẽ bị đau nhức, đặc biệt là trong quá trình nhai hoặc nói. Ban đầu tình trạng trên chỉ đột ngột xuất hiện, sau đó biến mất nhanh chóng. Tuy nhiên, sau một thời gian, các cơn đau sẽ kéo dài và đau dữ dội hơn. Lúc đó, chức năng của xương quai hàm sẽ suy giảm, ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai và nói chuyện của bạn.

Bệnh đau khớp hàm khi nhai có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, mọi giới tính, những phổ biến nhất là ở nữ giới trong độ tuổi dậy thì hoặc mãn kinh. Trẻ em bị đau hàm khi nhai cũng là tình trạng không hiếm gặp nên bố mẹ cần chú ý đến tình trạng răng miệng của trẻ.

Đau hàm khi nhai

Đau hàm khi nhai

Hiện tượng đau hàm trái, hàm phải hoặc đau răng hàm khi nhai còn tùy thuộc vào việc bạn ăn nhai bên nào. Chúng thường có triệu chứng như sau:

Đau xương hàm khi há miệng, ăn uống, nói chuyện, nuốt nước bọt, ngáp…

Sốt, đau nhức cả vùng mặt, sưng má ở bên bị đau.

Nghe tiếng động trong tai, thường xuyên xuất hiện tình trạng chóng mặt, nhìn thấy “sao” trong mắt

Nếu bạn đang thấy bản thân gặp những triệu chứng trên thì hãy đến ngay các địa chỉ nha khoa uy tín để bác sĩ thăm khám và điều trị, tránh gây ra những biến chứng đáng tiếc cho cơ thể.

2. Nguyên nhân đau quai hàm khi nhai

Hiện tượng đau hàm khi nhai có thể xuất phát từ những lý do rất đơn giản và nếu bạn không điều trị sớm sẽ dẫn đến những hậu quả đáng tiếc cho sức khỏe răng miệng và tổng thể.

Nghiến răng khi ngủ, há miệng quá to khi ăn nhai, nói chuyện

Thói quen nghiến răng khi ngủ sẽ khiến cho bạn gặp phải tình trạng đau nhức xương hàm ngay cả khi không nhai. Ngoài ra, há miệng quá to khi ngủ hoặc nói chuyện cũng có thể làm tổn thương đến xương và cơ hàm. Những thói quen trên không được điều chỉnh sớm sẽ gây nên tình trạng đau cơ hàm khi nhai.

Bệnh lý răng miệng:

Các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm quanh chóp răng, viêm nướu hoặc biến chứng sau khi mọc răng khôn cũng làm cho khớp hàm bị đau khi nhai. Ngoài ra, nghiên cứu của Gauer và Semidey (2001) cho thấy rằng, những người có tổn thương xương hàm cũng thường gặp phải tình trạng trên.

Viêm tủy xương hàm

Nếu tình trạng viêm nhiễm do bệnh lý răng miệng gây ra không điều trị triệt để sẽ khiến cho vi khuẩn lây lan xuống tủy, lan vào xương hàm và làm chúng bị viêm nhiễm. Khi đó, những cơn đau nhức hàm trong quá trình ăn nhai là điều không thể tránh khỏi. Thậm chí, bạn còn có nguy cơ bị nhiễm khuẩn huyết hoặc teo xương hàm.

Loạn năng thái dương hàm

Đây là tình trạng rối loạn các cơ nhai, khớp thái dương hoặc cả hai. Bệnh lý trên sẽ khiến cho khớp nối giữa xương hàm dưới và xương sọ bị mất cân bằng. Ngoài việc ảnh hưởng đến ăn nhai, bệnh còn gây ra tình trạng đau đầu, cổ, vai, gáy…

Sai lệch khớp cắn

Những người bị lệch khớp cắn thường gặp nhiều khó khăn trong quá trình ăn nhai và phát âm. Một số trường hợp nghiêm trọng còn có thể khiến cho hoạt động của các cơ hàm quá mức và dẫn tới loạn năng khớp thái dương hàm. Đây là nguyên nhân gây nên những cơn đau nhức hàm khi nhai.

Bệnh lý về mũi

Những bệnh lý liên quan đến mũi cũng khiến cho tình trạng đau quai hàm khi nhai xuất hiện như viêm xoang, cảm lạnh, sổ mũi, dị ứng…

Nghiến răng khi ngủ có thể gây đau hàm

Nghiến răng khi ngủ có thể gây đau hàm

Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay

tư vấn bọc răng sứ trả góp

3. Cách chữa đau hàm khi nhai hiệu quả

Các bác sĩ sẽ căn cứ vào nguyên nhân gây đau hàm nhai và có phương pháp khắc phục tối ưu, cụ thể như sau:

– Điều trị các bệnh lý về răng

Sau khi xác định chính xác bệnh lý, các bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị chi tiết. Mỗi bệnh lý về răng sẽ có hướng điều trị khác nhau. Ví dụ với răng sâu, các bác sĩ sẽ loại bỏ hết các mô bị viêm nhiễm và hàn trám lại nếu như răng không bị tổn thương quá lớn. Trong trường hợp răng vỡ nhiều hơn, đã ảnh hưởng đến tủy, bác sĩ cần thực hiện lấy tủy và bọc răng sứ để đảm bảo chức năng ăn nhai, đồng thời ngăn ngừa vi khuẩn tiếp tục tấn công vào cấu trúc răng.

Nếu bệnh lý quá nghiêm trọng, không thể điều trị triệt để thì bạn cần phải nhổ bỏ răng để tránh gây ảnh hưởng tới các bộ phận trong khoang miệng. Sau khi nhổ, bạn cần trồng răng giả thay thế để khôi phục tính thẩm mỹ cũng như các chức năng khác của hàm răng.

Máng chống nghiến

Máng chống nghiến

– Đeo máng chống nghiến

Nếu như thường xuyên nghiến răng khi ngủ, bạn nên đeo máng chống nghiến để giảm các áp lực lên răng. Nhờ vậy, tình trạng đau nhức sẽ được giảm đi đáng kể.

Nghiến răng khi ngủ có thể là do tinh thần của bạn không thoải mái. Vì vậy trước khi đi ngủ, bạn nên ngồi thiền, tập yoga, nghe nhạc thư giãn… Những việc làm trên có thể giúp bạn cải thiện thói quen nghiến răng.

– Chỉnh hình hàm răng

Bị đau hàm khi nhai cũng có thể là do hàm răng của bạn không đều nhau. Khi đó, chỉnh nha, bọc răng sứ hay phẫu thuật hàm chính là giải pháp hiệu quả giúp bạn có được hàm răng đều đẹp và không còn tình trạng đau nhức khi ăn nhai.

Chỉnh nha giúp khắc phục tình trạng sai lệch khớp cắn

Chỉnh nha giúp khắc phục tình trạng sai lệch khớp cắn

Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay

3.799 lượt đăng ký

4. Phòng ngừa đau cơ, xương hàm lúc nhai

Để ngăn ngừa tình trạng đau hàm nhai, bạn cần chú ý một số vấn đề dưới đây:

Nên ăn những thức ăn mềm, nhỏ, dễ nhai; hạn chế ăn những thực phẩm cần nhai quá nhiều như: đồ dai, cứng…

Tránh ăn những thực phẩm có thể kích thích tình trạng đau hàm tái phát như: rượu, bia, cà phê, thuốc lá…

Nên ăn nhai ở cả 2 bên hàm để không tạo áp lực nhai cho 1 bên cơ hàm và tránh được tình trạng lệch mặt.

Thường xuyên mát xa, duy trì quai hàm ở tư thế nghỉ ngơi, thoải mái

Sử dụng máng chống nghiến nếu phát hiện bản thân có tật nghiến răng.

Thuốc lá có thể kích thích đau hàm tái phát

Thuốc lá có thể kích thích đau hàm tái phát

Bài viết trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến hiện tượng đau hàm khi nhai mà chúng tôi muốn chia sẻ tới các bạn. Nhìn chung, đây là hiện tượng không quá nguy hiểm và có thể khắc phục được triệt để. Tuy nhiên, bạn tuyệt đối không được chủ quan bởi nếu không chữa trị sớm, đau hàm sẽ gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe.

Từ khóa » đau Sưng Quai Hàm Bên Trái