Đau Quai Hàm Gần Tai Bên Trái: 6 Vấn đề Có Thể Gặp
Có thể bạn quan tâm
Đau quai hàm gần tai bên trái là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe. Để bảo tồn chức năng ăn nhai, bạn đọc cần tìm hiểu nguyên nhân và can thiệp sớm các phương pháp điều trị, cải thiện.
Nhận biết đau quai hàm gần tai bên trái
Đau khớp quai hàm là tình trạng cơn đau xuất hiện ở vị trí xương hàm và có thể xuất hiện ở bên trái hoặc bên phải. Mức độ cơn đau đa dạng, có thể là đau âm ỉ hoặc đau dữ dội. Thậm chí nhiều trường hợp cơn đau lan tỏa lên tai và đầu.
Cơn đau ở quai hàm rất dễ nhận biết. Đa phần đều đau nhiều hơn khi ăn nhai và há miệng lớn. Ngay khi nhận thấy triệu chứng này, bạn nên theo dõi các biểu hiện đi kèm. Nếu tình trạng nghiêm trọng hơn theo thời gian, nên sắp xếp đến phòng khám/ bệnh viện để được chẩn đoán và tư vấn điều trị.
Bị đau quai hàm gần tai bên trái/ bên phải là bệnh gì?
Đau xương hàm gần tai có thể là biểu hiện của nhiều vấn đề sức khỏe. Dưới đây là một số bệnh lý được coi là nguyên nhân gây ra tình trạng kể trên:
1. Viêm khớp thái dương hàm
Đau quai hàm gần tai bên trái là biểu hiện của viêm khớp thái dương hàm. Tương tự như các khớp khác trên cơ thể, khớp thái dương hàm có thể bị viêm. Thực tế, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm ở vị trí này, chẳng hạn như chấn thương, thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm màng hoạt dịch,…
Khi bị viêm, khớp sẽ xuất hiện cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội. Mức độ đau tăng lên khi trò chuyện, ăn uống, ngáp, ho,… Ngoài ra, một số trường hợp còn có thể hiện tượng viêm đỏ và nóng ở vùng da xung quanh.
2. Rối loạn cơ năng khớp thái dương hàm
Rối loạn cơ năng khớp thái dương hàm là bệnh lý khá phổ biến ở người trưởng thành. Bệnh xảy ra do các cơ quan cấu tạo thành khớp thái dương hàm bị rối loạn, kết quả là khớp có hiện tượng suy giảm chức năng, khó khá miệng, phát ra âm thanh khi ăn uống,… Một số trường hợp rối loạn khớp thái dương hàm còn bị đau quai hàm gần tai.
Nguyên nhân gây ra bệnh lý này không rõ ràng nhưng thường có liên quan đến thói quen dùng thức ăn cứng, khô, nhai một bên hàm trong thời gian dài, thói quen nghiến răng, căng thẳng, chấn thương, răng mọc lệch,… Bệnh có thể tự khỏi sau khi thay đổi thói quen xấu nhưng đôi khi phải can thiệp điều trị.
3. Trật khớp thái dương hàm
Đau quai hàm gần tai bên trái cũng có thể là biểu hiện của trật khớp thái dương hàm. Trật khớp là tình trạng khớp bị lệch ra khỏi vị trí cân bằng. Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng này là do chấn thương, há miệng quá lớn, stress, nghiến răng khi ngủ hoặc do chấn thương.
Tùy theo mức độ trật khớp, bạn có thể bị đau nhức, khó khăn khi ăn nhai hoặc thậm chí không thể ngậm miệng lại. Trường hợp này cần nắn chỉnh khớp trong thời gian sớm nhất để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
4. Mọc răng khôn
Ít người ngờ rằng, đau xương hàm gần mang tai bên trái có liên quan đến mọc răng khôn. Răng khôn mọc khá muộn khi xương hàm đã cứng nên sẽ gây viêm, đau nhiều hơn các răng còn lại. Hơn nữa, vị trí của răng nằm ở cuối cùng hàm nên cơn đau có thể lan đến quai hàm gần tai. Thậm chí, một số răng khôn ngầm, mọc lệch có thể chèn ép dây thần kinh khiến cơn đau lan lên đầu.
Nếu xảy ra do mọc răng khôn, bạn nên quan sát tình trạng răng khôn để xác định đúng nguyên nhân. Vùng nướu xung quanh răng khôn sẽ có hiện tượng viêm đỏ, ấn vào có cảm giác nóng và đau. Đối với trường hợp mọc răng khôn bị viêm lợi trùm, phần nướu xung quanh thường sẽ ứ mủ và đi kèm với hiện tượng hôi miệng.
5. Các vấn đề nha khoa ở răng hàm
Răng hàm là những răng nằm ở bên trong cung hàm gần với khớp thái dương hàm. Các vấn đề nha khoa ở vị trí này như sâu răng nặng, viêm nha chu, áp xe răng, viêm tủy răng,… có thể gây ra cơn đau dữ dội và lan lên quai hàm gần tai.
Tình trạng đau quai hàm gần tai bên trái thường có liên quan đến những vấn đề nha khoa ở răng hàm dưới. Trong khi đó, các bệnh lý ở răng hàm trên thường gây viêm xoang và các bệnh viêm đường hô hấp trên.
6. Do một số thói quen xấu
Đau quai hàm gần tai bên trái cũng có thể xảy ra do một số thói quen xấu như:
- Nhai thức ăn quá dai hoặc quá cứng
- Nhai một bên hàm trong thời gian dài
- Bị chấn thương nhẹ
- Ngáp hoặc há miệng quá rộng
- Sau khi đeo mắc cài hoặc máng niềng chỉnh nha
Đối với những trường hợp này, quai hàm thường chỉ bị đau nhẹ và tình trạng sẽ tự thuyên giảm sau khoảng vài ngày.
Đau quai hàm gần tai bên trái nguy hiểm không?
Đau quai hàm gần tai bên trái là tình trạng khá phổ biến, có thể gặp ở trẻ em và người lớn. Mức độ nguy hiểm của tình trạng này phụ thuộc vào nguyên nhân cụ thể. Vì vậy, bạn nên xem xét mức độ cơn đau và các triệu chứng đi kèm để thăm khám, điều trị kịp thời.
Đa phần các bệnh lý gây đau xương hàm gần tai bên trái đều có thể điều trị hoàn toàn. Tuy nhiên nếu chủ quan, tình trạng có thể chuyển biến nặng gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe như giảm chức năng ăn nhai, mất răng, răng tổn thương nặng, hư khớp,…
Ngoài ra khi không được điều trị, cơn đau có thể nghiêm trọng dần theo thời gian khiến bạn gặp nhiều phiền toái khi ăn uống và sinh hoạt. Chính vì vậy, nên chủ động khám chữa bệnh nếu nhận thấy cơn đau kéo dài và mức độ đau tăng lên theo thời gian.
Chẩn đoán đau quai hàm gần tai bên trái
Có rất nhiều nguyên nhân gây đau quai hàm gần tai bên trái. Do đó, bạn nên đến nha khoa thăm khám trước khi điều trị. Để xác định được nguyên nhân, bác sĩ sẽ chỉ định các kỹ thuật chẩn đoán sau đây:
- Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ khám ở khớp thái dương hàm và khám trong khoang miệng để phát hiện các dấu hiệu bất thường. Ngoài ra, bác sĩ có thể sờ, nắn và bóp nhẹ vào quai hàm để đánh giá phản ứng.
- Chẩn đoán hình ảnh: Sau khi khám lâm sàng, bạn sẽ phải chụp X quang để xem xét có răng mọc ngầm, mọc lệch hay khớp thái dương hàm có vấn đề bất thường hay không. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể phải chụp MRI để đánh giá mạch máu, dây thần kinh xung quanh khớp.
- Xét nghiệm cận lâm sàng: Nếu nghi ngờ đau quai hàm gần tai bên trái do nhiễm trùng hoặc do rối loạn miễn dịch, bác sĩ sẽ yêu cầu xét nghiệm máu.
Các phương pháp điều trị đau quai hàm gần tai bên trái, phải
Sau khi chẩn đoán, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị tùy theo nguyên nhân và tình trạng răng miệng của từng trường hợp. Nguyên tắc chung khi điều trị là giảm triệu chứng, đưa khớp trở lại trạng thái cân bằng và kiểm soát dứt điểm các vấn đề nha khoa.
1. Sử dụng thuốc
Đầu tiên, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc để giảm đau, sưng viêm và cải thiện các triệu chứng đi kèm. Trong trường hợp đang bị viêm cấp tính, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc trong 7 – 10 ngày để kiểm soát tình trạng viêm. Sau khi răng và khớp hết viêm mới có thể can thiệp các biện pháp xâm lấn.
Tùy theo mức độ cơn đau và nguyên nhân cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định một số nhóm thuốc sau đây:
- Thuốc giảm đau Paracetamol
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)
- Thuốc giãn cơ
- Thuốc kháng sinh
- Thuốc chống viêm dạng men (Alpha Choay)
Dùng thuốc chỉ có tác dụng giảm triệu chứng. Do đó, bạn sẽ phải can thiệp các phương pháp chuyên sâu nếu muốn điều trị dứt điểm tình trạng đau quai hàm gần tai bên trái, bên phải.
2. Vật lý trị liệu
Phần lớn những trường hợp đau quai hàm gần tai bên trái đều do các vấn đề ở khớp thái dương hàm như viêm khớp thái dương, rối loạn chức năng khớp thái dương hàm, trật khớp,… Những trường hợp này sẽ được chỉ định dùng thuốc kết hợp với các phương pháp vật lý trị liệu.
Các biện pháp vật lý trị liệu được áp dụng trong trường hợp đau quai hàm gần tai bên trái bao gồm:
- Bài tập vật lý trị liệu: Một số bài tập vật lý trị liệu có thể làm giãn cơ và cải thiện chức năng của khớp thái dương hàm. Thực hiện các bài tập này thường xuyên sẽ giúp khớp hoạt động tốt hơn, đồng thời giảm tình trạng viêm, đau nhức và rối loạn cơ năng.
- Xoa bóp: Căng thẳng có thể gây co cứng cơ ở khớp thái dương hàm dẫn đến tình trạng đau nhức và khó khăn khi ăn nhai, há miệng. Do đó, một số trường hợp sẽ được xoa bóp vùng quai hàm với mục đích thư giãn cơ và dây thần kinh. Nhờ đó, khớp thái dương hàm có thể dễ dàng cử động khi há miệng, trò chuyện, ăn uống.
- Chiếu tia hồng ngoại: Chiếu tia hồng ngoại có tác dụng thư giãn cơ và tăng tuần hoàn máu đến quai hàm. Phương pháp này giúp ích rất nhiều trong việc giảm đau, khó há miệng,…
- Đeo máng nhai: Đeo máng nhai thường được chỉ định trong trường hợp đau quai hàm gần tai bên trái, bên phải có liên quan đến thói quen nghiến răng. Máng nhai giúp giảm áp lực lên khớp, răng và bảo vệ men răng. Sau một thời gian sử dụng, tình trạng đau nhức ở khớp sẽ thuyên giảm rõ rệt.
- Nắn chỉnh khớp: Nắn chỉnh khớp được áp dụng trong trường hợp đau quai hàm do trật khớp thái dương hàm. Nắn khớp được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa Răng hàm mặt để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Sau khi nắn chỉnh, bạn cần phải đeo băng cố định trong 2 tuần để khớp có điều kiện hồi phục hoàn toàn.
3. Điều trị các vấn đề nha khoa
Tình trạng đau quai hàm gần tai bên trái, phải có thể liên quan đến các vấn đề nha khoa như mọc răng khôn, răng khôn mọc lệch, răng hàm bị sâu, viêm tủy răng, răng mọc chen chúc, khấp khểnh,… Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị sau:
- Nhổ răng khôn: Nhổ răng khôn là giải pháp cho những trường hợp răng khôn mọc lệch, mọc chen chúc, mọc ngầm gây chèn ép dây thần kinh. Sau khi nhổ bỏ răng khôn ra khỏi cung hàm, tình trạng đau nhức và khó chịu ở khớp sẽ thuyên giảm dần.
- Niềng răng (chỉnh nha): Niềng răng được chỉ định khi đau quai hàm gần tai bên trái có liên quan đến tình trạng sai khớp cắn, răng mọc lệch lạc, chen chúc và khấp khểnh. Chỉnh nha giúp điều chỉnh các răng về đúng vị trí, từ đó đảm bảo sự cân bằng của khớp cắn và giảm áp lực lên khớp thái dương hàm. Tuy nhiên, niềng răng thường mất khá nhiều thời gian nên cần kiên trì khi thực hiện để đạt được kết quả tốt nhất.
- Các phương pháp khác: Đối với các vấn đề nha khoa khác, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị như hàn trám răng, lấy tủy răng, nạo túi nha chu,… Trong trường hợp răng bị tổn thương nặng không thể hồi phục, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng, sau đó can thiệp các phương pháp phục hình.
4. Phẫu thuật hàm
Trường hợp các vấn đề ở khớp thái dương hàm không có đáp ứng với điều trị nội khoa sẽ được cân nhắc phẫu thuật. Phẫu thuật đi kèm với nhiều rủi ro và biến chứng nên sẽ được chỉ định khi cần thiết. Dù vậy, phương pháp này vẫn được thực hiện trong một số trường hợp để phục hồi chức năng ăn nhai và phòng ngừa biến chứng hư khớp.
5. Thay đổi thói quen
Ngoài các phương pháp y tế, bạn cũng cần thay đổi những thói quen xấu khiến tình trạng đau quai hàm gần tai bên trái, phải trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu không thay đổi những thói quen xấu, khớp thái dương hàm và răng miệng sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe trong tương lai.
Để cải thiện đau quai hàm gần tai bên trái, bạn nên thay đổi những thói quen xấu sau:
- Tránh dùng thức ăn cứng, khô và dai để giảm áp lực lên khớp thái dương hàm. Tốt nhất, nên dùng các món ăn mềm, lỏng như súp, cháo, canh,… trong thời gian điều trị.
- Nhai đều 2 bên để phân tán lực đồng đều lên khớp thái dương hàm. Tránh thói quen nhai cố định một bên khiến khớp bị đau nhức và thoái hóa.
- Hạn chế há miệng và ngáp quá lớn.
- Không nhai kẹo cao su quá lâu.
- Stress, căng thẳng có thể gây rối loạn khớp thái dương hàm. Do đó, bạn nên giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ để giãn cơ xung quanh khớp. Điều này vừa hỗ trợ quá trình điều trị vừa có thể phòng ngừa bệnh tái phát hiệu quả.
- Nếu có thói quen nghiến răng khi ngủ, bạn sẽ được bác sĩ sẽ chỉ định dùng máng nhai. Tuy nhiên, nên cố gắng giải tỏa stress và hạn chế thức khuya để cải thiện thói quen này triệt để.
Phòng ngừa đau quai hàm gần tai bên trái, bên phải
Bị đau quai hàm gần tai bên trái tuy không đe dọa đến sức khỏe nhưng gây ra nhiều phiền toái khi ăn uống, sinh hoạt. Do đó sau khi điều trị, nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau:
- Thay đổi những thói quen xấu như nhai cố định một bên hàm, há miệng quá lớn, nghiến răng, thường xuyên ăn các thực phẩm cứng, khô,…
- Thực hiện đầy đủ các biện pháp vệ sinh răng miệng để phòng ngừa các bệnh lý nha khoa.
- Khám nha khoa định kỳ nhằm kịp thời phát hiện và điều trị các vấn đề bất thường. Bên cạnh đó, bạn cũng nên chủ động nhổ bỏ răng khôn mọc lệch, mọc ngầm và can thiệp chỉnh nha trong trường hợp răng khấp khểnh, chen chúc để phòng ngừa các vấn đề liên quan đến khớp thái dương hàm.
- Nếu bị chấn thương vùng hàm và xương mặt, nên đến bệnh viện kiểm tra sớm để được xử trí kịp thời. Tránh tình trạng kéo dài khiến khớp bị thoái hóa và rối loạn cơ năng.
- Giữ tinh thần thoải mái, hạn chế căng thẳng và lo lắng quá mức. Nếu thường xuyên bị stress, nên dành thời gian massage quai hàm và thực hiện các bài tập vật lý trị liệu.
Đau quai hàm gần tai bên trái, phải là tình trạng khá phổ biến. Hy vọng qua bài viết, bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả. Tuy nhiên, nên tránh việc tự ý xác định nguyên nhân và điều trị tại nhà vì các vấn đề sức khỏe trên rất dễ bị nhầm lẫn.
5/5 - (3 bình chọn)Tham khảo thêm:
- Phác đồ điều trị bệnh viêm khớp thái dương hàm
- Bài tập vật lý trị liệu giảm đau khớp thái dương hàm
- Viêm khớp thái dương hàm kèm nổi hạch có nguy hiểm không?
- Top 10 Phòng Khám Nha Khoa tại TPHCM uy tín, chất lượng nhất
Từ khóa » đau Sưng Quai Hàm Bên Trái
-
Đau Quai Hàm Bên Trái: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Khắc Phục
-
Đau 1 Bên Hàm: 6 Nguyên Nhân, Mẹo Giảm đau, Khám Khi Nào?
-
Đau Xương Hàm Gần Tai: Triệu Chứng Cảnh Báo Nhiều Bệnh
-
Đau Quai Hàm: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Uống Gì Khỏi Bệnh?
-
Đau Quai Hàm: Triệu Chứng Và Cách điều Trị Tại Nhà Hiệu Quả Tức Thì
-
Sưng Hàm: 15 Nguyên Nhân Phổ Biến Và Cách Khắc Phục Hiệu Quả
-
Đau Quai Hàm - Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Chữa Trị
-
Đau Nhức Quai Hàm: Nguyên Nhân Và Cách điều Trị - Hapacol
-
Đau Quai Hàm Bên Trái Hoặc Bên Phải - Dấu Hiệu Nguy Hiểm Của ...
-
Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục đau Khớp Hàm Bên Trái
-
Triệu Chứng Sưng Hàm, Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị - Hello Doctor
-
Đau Hàm, Tưởng Chuyện Nhỏ Nhưng Có Thể Là Triệu Chứng Của 10 ...
-
Đau Hàm Khi Nhai Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân Và Cách điều Trị Ra Sao?
-
Giải Pháp Cho Tình Trạng đau Quai Hàm
-
Nhiễm Trùng Khoang Dưới Hàm - Rối Loạn Về Tai Mũi Họng
-
Đau Hàm Trái Có Thực Sự Nguy Hiểm? Phương Pháp điều Trị Như Thế ...
-
Nổi Hạch Dưới Hàm Có Phải Là Bệnh Lý ác Tính Hay Không? - Medlatec