Dấu Hiệu Chuyển Dạ Quan Trọng, Mẹ Bầu Cần Thuộc Lòng!

Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc – TCI Hospital gb

Trang chủ » Sống khỏe » Sản khoa

Dấu hiệu chuyển dạ quan trọng, mẹ bầu cần thuộc lòng! 19/10/2021 - 15:13 Tác giả: Bệnh viện ĐKQT Thu CúcTheo dõi Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc trên Google NewsTham vấn bác sĩ Nguyễn Văn Hà Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản1900 55 88 92Đặt lịch khám

Khi mang thai, mẹ bầu thường sẽ được bác sĩ cho biết ngày dự sinh. Tuy nhiên thực tế, mẹ bầu có thể sinh sớm hoặc muộn hơn ngày dự sinh được dự đoán. Chính vì thế việc thuộc lòng các dấu hiệu chuyển dạ để chuẩn bị tốt nhất cho con chào đời là vô cùng cần thiết.

1. Sa bụng bầu – Dấu hiệu chuyển dạ điển hình

Sa bụng bầu là dấu hiệu chuyển dạ điển hình, mẹ bầu lúc này cần được nghỉ ngơi nhiều hơn

Sa bụng bầu là dấu hiệu chuyển dạ điển hình, mẹ bầu lúc này cần được nghỉ ngơi nhiều hơn

Sa bụng bầu hay bụng bầu bị tụt xuống là dấu hiệu chuyển dạ điển hình. Đây cũng là dấu hiệu chuyển dạ xuất hiện gần như sớm nhất và dễ nhận biết nhất. Thông thường, hiện tượng sa bụng bầu sẽ xuất hiện từ tuần thai 35, 36. Tuy nhiên nhiều mẹ bầu lại có dấu hiệu tụt bụng sớm ngay từ tuần 33.

Hiện tượng sa bụng bầu cho thấy bé đang dịch chuyển dần để sẵn sàng chào đời. Càng gần ngày sinh, mẹ bầu sẽ càng nhìn thấy và cảm nhận bụng bầu ngày một thấp dần và có xu hướng như muốn “rơi xuống”. Tụt bụng bầu làm giảm áp lực lên phổi khiến mẹ bầu dễ thở hơn. Tuy nhiên khi sa bụng, áp lực lên khung xương chậu, bàng quang và các động mạch, tĩnh mạch dưới lại gia tăng. Mẹ bầu sẽ cảm thấy đau nhức khung chậu, các cơ xương như giãn ra, chân dễ bị sưng phù hơn do máu lưu thông kém và có thể bí tiểu tiện. Lúc này mẹ bầu cũng có dáng đi “lạch bạch” hơn.

Sa bụng bầu sẽ dễ quan sát ở mẹ sinh lần đầu. Trong lần sinh sau, hiện tượng này sẽ khó thấy hơn do xương và cơ đã giãn nở. Khi sa bụng, mẹ hãy chuẩn bị sẵn sàng về mọi mặt để đón con chào đời.

2. Xuất hiện các cơn gò tử cung

Những cơn gò thật là dấu hiệu chuyển dạ quan trọng thứ hai mẹ cần lưu ý. Khác với những cơn gò chuyển dạ giả, các cơn gò thật sẽ không giảm dù mẹ đã nghỉ ngơi.

Từ tuần thai thứ 36, các cơn gò chuyển dạ có thể sẽ xuất hiện. Ban đầu, các cơn gò thường xuất hiện rải rác và đôi khi không thể cảm nhận rõ ràng. Mẹ bầu có thể cảm nhận được các cơn trằn từ bụng lan xuống dưới trong quá trình vận động. Các cơn trằn này thường không gây đau rõ ràng. Song, càng về cuối thai kỳ thì những cơn gò càng xuất hiện rõ hơn. Vào ngày sinh, cơn gò sẽ xuất hiện khoảng 30 phút/ lần. Và tần suất các cơn gò này cũng tăng lên, thời gian kéo dài hơn. Chu kỳ mỗi cơn sẽ giảm xuống 2 – 3 phút/ lần và kéo dài đến khi mẹ bầu sinh.

Theo thống kê, hơn 95% mẹ bầu xuất hiện cơn gò liên tục sẽ sinh con trong vòng 24 giờ tiếp theo. Vì vậy khi cơn gò chuyển dạ dồn dập, mẹ bầu phải mau chóng nhập viện chờ sinh.

Để giảm bớt tình trạng đau khi vượt cạn, lời khuyên cho các mẹ là nên tập thể dục (đi bộ, yoga,..) đều đặn 30 phút mỗi ngày và hãy tập thở. Việc tập thở và vận động thường xuyên sẽ giúp mẹ bình tĩnh, sinh dễ dàng, bớt đau hơn trong quá trình chuyển dạ.

3. Bong nút nhầy

Nút nhầy cổ tử cung có vai trò giúp em bé tránh nguy hiểm từ các tác nhân bên ngoài. Khi chuẩn bị sinh, nút nhầy cổ tử cung sẽ bong ra và tử cung bắt đầu mở. Mẹ bầu có thể quan sát biểu hiện bong nút nhầy thông qua màu sắc và lượng dịch tiết nhiều hơn. Dịch nhầy có thể có màu trong suốt, màu hồng hoặc có lẫn một chút máu. Thông thường, sau khi bong nút nhầy thì quá trình chuyển dạ sẽ diễn ra trong vòng vài ngày tới.

Lưu ý trong quá trình bong nút nhầy: Nếu dịch nhầy chứa máu (giống hành kinh), mẹ bầu phải nhanh chóng nhập viện. Đây là một trong những cảnh báo nguy hiểm cho mẹ và bé.

4. Mở cổ tử cung

Khi cuộc vượt cạn sắp đến, cổ tử cung của mẹ cũng bắt đầu mở. Thông thường cổ tử cung sẽ mở dần trước vài tuần để “dọn đường” sẵn sàng cho bé chào đời. Trong những mốc khám thai cuối, bác sĩ sẽ kiểm tra độ mở tử cung để biết được thời điểm mẹ chuyển dạ. Do sức khỏe và cơ địa từng người là khác nhau nên thời gian mở cũng khác nhau. Thông thường khi cổ tử cung mở 10cm thì chính là lúc em bé chuẩn bị chào đời.

5. Vỡ túi ối

Túi ối là đệm chất lỏng êm ái giúp bảo vệ và cung cấp dưỡng chất cho thai nhi phát triển. Khác với dịch âm đạo thông thường, nước ối có thể màu trắng ngà, vàng nhạt hoặc trong suốt,.. Nước ối cũng không có độ nhớt như dịch âm đạo và thấm ướt quần lót. Chính vì thế mẹ bầu rất dễ nhận biết.

Rỉ ối, vỡ ối thường xuất hiện cùng thời điểm các cơn gò chuyển dạ dồn dập. Đây là những dấu hiệu cho thấy mẹ có thể sinh bất cứ lúc nào. Mẹ bầu cần nhập viện để theo dõi và sẵn sàng sinh để tránh những biến chứng thai sản có thể xảy ra trong trường hợp không được xử lý kịp thời.

Ngoài ra, nếu tình trạng rỉ ối, vỡ ối sớm từ trước tuần 37 thì đây là dấu hiệu nguy hiểm cảnh báo sinh non. Mẹ cần đến gặp bác sĩ ngay để thăm khám và xử lý.

dấu hiệu chuyển dạ

Sản phụ chờ sinh tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc

6. Những dấu hiệu chuyển dạ khác

Ngoài những dấu hiệu chuyển dạ quan trọng trên thì mẹ có thể nhận biết thông qua những dấu hiệu thường ngày khác như:

6.1. Giảm cân hoặc ngừng tăng cân

Vào cuối thai kỳ, xu hướng mẹ sẽ giữ nguyên cân nặng. Một số mẹ bầu có dấu hiệu giảm cân nhẹ do nước ối giảm. Đây có thể xem như một dấu hiệu cho mẹ nhận biết thời gian chuyển dạ sinh con đang đến gần.

6.2. Mẹ bầu bị tiêu chảy

Thực tế khi gần ngày sinh, mẹ bầu có thể bị tiêu chảy. Mẹ bầu không nên quá lo lắng vì đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể. Lúc này, các hormone của cơ thể thay đổi để chuẩn bị điều kiện thuận lợi nhất cho em bé chào đời. Chính vì thế hệ tiêu hóa của mẹ có thể bị ảnh hưởng. Mẹ bầu có thể tiêu chảy, nôn mửa và bị mất nước. Mẹ bầu nên uống nhiều nước, ăn thức ăn dễ tiêu, ăn nhiều rau xanh để tiêu hóa dễ dàng hơn. Trong trường hợp tình trạng trầm trọng hơn, mẹ cần liên hệ với bác sĩ để được thăm khám.

6.3 Đau lưng hơn và thường xuyên bị chuột rút

Đau lưng và chuột rút nhiều hơn là hiện tượng thường gặp khi càng gần ngày sinh. Tại vùng lưng và hai bên hông, tình trạng nhức mỏi sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Đặc biệt với mẹ bầu mang thai lần đầu thì tình trạng này càng trở nên rõ ràng. Thai di chuyển xuống dưới khiến các mạch máu bị đè ép, khó lưu thông. Đây cũng là nguyên nhân khiến tình trạng chuột rút cũng trở nên thường xuyên hơn.

6.4. Phù, đau chân nhiều hơn

Càng về cuối thai kỳ thì tình trạng tê phù và đau chân càng nhiều hơn. Nguyên nhân do các mạch máu dưới bị chèn ép gây tuần hoàn kém. Bên cạnh đó do đôi chân chống đỡ trọng lượng cả cơ thể, chính vì thế mẹ bầu thường phù, tê chân và đau chân nhiều hơn khi gần ngày sinh. Để giảm tình trạng này, mẹ bầu nên nghỉ ngơi nhiều hơn. Hạn chế đứng hoặc ngồi quá lâu để tránh tê bì.

6.5. Mệt mỏi hơn và buồn ngủ nhiều

Thai nhi càng lớn khiến bàng quan bị chèn ép gây tiểu nhiều và tiểu đêm khiến giấc ngủ của mẹ thường không sâu. Gần ngày sinh, nhiều mẹ bầu sẽ thấy mệt mỏi và buồn ngủ. Để đảm bảo sức khỏe, mẹ nên chợp mắt khi có thể để giữ sức cho cuộc vượt cạn sắp tới.

7. Những lưu ý cần quan trọng về chuyển dạ mẹ bầu cần nắm được

Sản phụ và bác sĩ sản khoa tại bệnh viện ĐKQT Thu Cúc

Sản phụ và bác sĩ sản khoa tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc

Quá trình chuyển dạ là thời gian cuối cùng em bé trong bụng mẹ trước khi chào đời. Dù trước đó có một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ bầu cũng cần theo dõi những dấu hiệu một cách nghiêm ngặt để phát hiện sớm những bất thường dù là nhỏ nhất. Đặc biệt khi xuất hiện một trong những triệu chứng dưới đây:

– Dịch âm đạo đỏ tươi hoặc ra máu.

– Nước ối có màu sắc bất thường. Khi có dấu hiệu vỡ ối, mẹ đã phải nhập viện theo dõi. Khi nước ối bất thường có màu xanh hoặc nâu, mẹ cần được bác sĩ kiểm tra ngay lập tức để tránh những biến chứng thai sản đáng tiếc.

– Hoa mắt, chóng mặt và loạn thị. Đây là các dấu hiệu cực nguy hiểm cảnh báo tiền sản. Nếu mẹ bầu có hiện tượng này, cần được cấp cứu nhanh nhất có thể.

Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần theo dõi sát sao ngày dự sinh của con. Bởi không phải em bé nào cũng chào đời đúng ngày dự sinh. Rất nhiều trường hợp em bé sinh trước dự sinh từ 3 – 10 ngày. Vì vậy những dấu hiệu chuyển dạ trên mẹ cần nắm được để chuẩn bị tâm thế sẵn sàng. Trong trường hợp đã quá ngày dự sinh mà vẫn chưa có dấu hiệu sinh, bác sĩ có thể sử dụng các biện pháp giúp mẹ kích thích chuyển dạ.

Trên đây là một số dấu hiệu chuyển dạ mẹ bầu cần nắm rõ. Hi vọng rằng những kiến thức này sẽ giúp mẹ bầu nhận biết dễ dàng hơn thời điểm sinh con để có sự chuẩn bị tốt nhất. Chúc các mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh và mẹ tròn con vuông!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Ưu đãi thai sản trọn gói Ưu đãi thai sản trọn gói Chia sẻ: Từ khóa: dấu hiệu chuyển dạ Ưu đãi thai sản trọn gói Bài viết liên quan
  • Dấu hiệu chuyển dạ của ngôi thai ngược là gì?

    Dấu hiệu chuyển dạ của ngôi thai ngược là gì?

    Ngôi thai ngược là một trong những bất thường về ngôi thai thường gặp nhất. Và khi gặp...

  • Những dấu hiệu chuyển dạ tuần 37 mẹ cần biết

    Những dấu hiệu chuyển dạ tuần 37 mẹ cần biết

    Thường phụ nữ sẽ bắt đầu chuyển dạ từ tuần 38 đến 40, nhưng đôi khi khi cũng...

  • Thai 41 tuần chưa có dấu hiệu chuyển dạ – Lời khuyên cho mẹ!

    Thai 41 tuần chưa có dấu hiệu chuyển dạ – Lời khuyên cho mẹ!

    Không ít mẹ bầu cảm thấy lo lắng khi mang thai 41 tuần chưa có dấu hiệu chuyển...

  • 9 dấu hiệu chuyển dạ tuần 40 mà mẹ bầu không nên bỏ qua

    9 dấu hiệu chuyển dạ tuần 40 mà mẹ bầu không nên bỏ qua

    Dấu hiệu chuyển dạ tuần 40 là một trong những chủ đề nhận được sự quan tâm của...

  • 9 dấu hiệu chuyển dạ ở tuần 38 mẹ không nên bỏ qua

    9 dấu hiệu chuyển dạ ở tuần 38 mẹ không nên bỏ qua

    Thai tuần 38 là thời điểm quan trọng mà bà bầu cần chuẩn bị tâm lý sẵn sàng...

  • 13 dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh con so mẹ bầu nên biết

    13 dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh con so mẹ bầu nên biết

    Chuyển dạ sắp sinh con so là quá trình sinh nở bắt đầu từ những cơn co thắt...

Câu hỏi liên quan
  • Độ mờ da gáy 1.5 mm có đáng lo ngại không?

  • Khám xương chậu tuần bao nhiêu để biết sinh thường hay sinh mổ?

  • Tháng cuối thai kỳ có cần siêu âm 3D 1 tuần 1 lần không?

  • Cách cải thiện tình trạng đa ối tuần 35?

  • Thai tụ dịch màng nuôi có ảnh hưởng gì không?

Tin tức mới
  • Siêu âm thai: Hướng dẫn những thông tin cơ bản mẹ bầu cần biết

    Siêu âm thai: Hướng dẫn những thông tin cơ bản mẹ bầu cần biết

    Siêu âm thai là một trong những phương pháp theo dõi thai kỳ quan trọng và phổ biến…
  • Hội chứng ống cổ tay ở bà bầu: Nguyên nhân, cách chữa hiệu quả

    Hội chứng ống cổ tay ở bà bầu: Nguyên nhân, cách chữa hiệu quả

    Hội chứng ống cổ tay ở bà bầu gây ra tê, đau, làm giảm sức lực của các…
  • Tư vấn rối loạn nhịp tim có ảnh hưởng đến thai nhi hay không

    Tư vấn rối loạn nhịp tim có ảnh hưởng đến thai nhi hay không

    “Mẹ bị rối loạn nhịp tim có ảnh hưởng đến thai nhi không” là câu hỏi rất nhiều…
  • So sánh 4 kiểu siêu âm thai, lý do bác sĩ kết hợp siêu âm 5D và 2D

    So sánh 4 kiểu siêu âm thai, lý do bác sĩ kết hợp siêu âm 5D và 2D

    Siêu âm thai là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh trong thai kỳ quan trọng, giúp theo dõi…
  • Chửa ngoài tử cung nguy hiểm thế nào và cách nhận biết sớm

    Chửa ngoài tử cung nguy hiểm thế nào và cách nhận biết sớm

    Chửa ngoài tử cung là một biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ, có thể đe dọa tính…
  • Những kinh nghiệm hay cho mẹ bầu lần đầu đến phòng khám thai

    Những kinh nghiệm hay cho mẹ bầu lần đầu đến phòng khám thai

    Lần đầu đến phòng khám thai chắc hẳn chị em nào cũng rất bỡ ngỡ vì không biết…
Đăng ký nhận tư vấnVui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn Đăng ký ngay
  • 0936 388 288
  • 0936 388 288
  • Đặt lịch khám
Connect Zalo TCI Hospital

Từ khóa » Hiện Tượng Bong Nút Nhầy Như Thế Nào