Dấu Hiệu Sắp Sinh Thực Sự - Procare
Có thể bạn quan tâm
Các dấu hiệu sắp sinh THỰC SỰ
Mang thai khoảng 38 đến 42 tuần là bắt đầu vào thời kỳ sắp sinh theo dự tính. Lúc sắp sinh sẽ có những dấu hiệu sau đây:
Các cơn co bóp
Các cơn co tử cung có đau bụng tăng dần lên với những đặc điểm từ nhẹ đến mạnh, từ ngắn đến dài, từ thưa đến mau với tần số là 3 cơn co trong 10 phút, hoặc xảy ra cứ mỗi 5 – 10 phút, mỗi cơn co kéo dài trên 20 giây.
CẢNH BÁO: Nếu bạn có thai dưới 37 tuần, tính theo thai kỳ dài 40 tuần, thì KHÔNG đợi cho các cơn co thắt thường xuyên bắt đầu mà hãy gọi ngay cho bác sĩ nếu bạn CÓ BẤT KỲ cơn co thắt nào, thường là hơn 4-5 lần mỗi giờ.Các cơn co tiến triển tăng dần lên theo quá trình chuyển dạ, cơn co gây đau. Co bóp càng lúc càng mạnh hơn, nhất là lúc bạn đi bộ. Bạn có thể cảm thấy co bóp khắp vùng bụng và lưng dưới của bạn. Xoa bóp hoặc đi lại đều không thể làm giảm đau được.
Quy tắc 5-1-1
Quy tắc 5-1-1 có nghĩa là các cơn co thắt sẽ đến sau mỗi 5 phút, mỗi lần kéo dài một phút, và diễn ra trong một giờ:
5 = 5 phút một lần
1 = Kéo dài một phút trở lên
1 = Kéo dài ít nhất 1 giờ
Tuy nhiên, quy tắc này có thể không đúng cho tất cả mọi người và có thể khác với những phụ nữ mang thai lần đầu so với những người đã có con trước đó. Đặc biệt đối với những người có con so, quy tắc này có thể là là 4-1-1 (cách nhau bốn phút) hoặc thậm chí 3-1-1 (cách nhau ba phút).
Đau lưng
Đau lưng là bình thường trong khi mang thai. Nhưng khi bắt đầu chuyển dạ, cơn đau này sẽ rõ rệt hơn và có thể bị co thắt. Bất kỳ sự thay đổi nào về đau lưng trong thai kỳ nên được thảo luận với bác sĩ sản khoa.
Trong một vài trường hợp, cơn đau trở nên nghiêm trọng thì đó có thể là dấu hiệu bạn cần báo với bác sĩ ngay. Trong một số trường hợp sinh tự nhiên, hộp sọ của bé có thể chạm vào cột sống của người mẹ trong khi sinh và gây ra đau lưng dưới.
Buồn nôn ói mửa
Cơ thể của phụ nữ như một cỗ máy thông minh. Ngay trước khi bắt đầu chuyển dạ, cơ thể sẽ “cảm thấy” điều gì đó sắp xảy ra và có thể quyết định làm rỗng tất cả mọi thứ trong dạ dày. Việc làm trống này có thể xuất hiện dưới dạng tiêu chảy hoặc ói mửa.
Tiêu chảy
Trong giai đoạn đầu của chuyển dạ, cơ thể giải phóng prostaglandin, làm mềm cổ tử cung và co bóp tử cung. Chúng cũng kích thích sự vận động của ruột, làm trống ruột để nhường chỗ cho em bé. Đây là một dấu hiệu tốt vì nó giúp làm sạch bụng của bạn và tránh bất kỳ sự khó chịu nào trong quá trình chuyển dạ.
Tăng huyết áp
Khi cuộc chuyển dạ sắp bắt đầu, huyết áp của bạn sẽ tăng lên một chút.
Ra huyết hoặc máu hồng
Miệng tử cung từ từ mở ra, chất nhầy hỗn hợp ít nên làm cho máu chảy ra từ âm đạo. Bạn sẽ thấy chất nhầy (nhựa chuối) ở âm đạo.
Mở cổ tử cung
Cổ tử cung xóa hết hoặc gần hết.
Cổ tử cung đã mở từ 2cm trở lên. Giai đoạn mở cổ tử cung được tính từ khi cổ tử cung bắt đầu mở đến mở hết (10cm). Giai đoạn mở cổ tử cung thường được chia làm hai giai đoạn nhỏ.
Giai đoạn đầu cổ tử cung bắt đầu mở đến 3cm, giai đoạn này tiến triển chậm, thời gian trung bình là 8 giờ.
Giai đoạn thứ hai cổ tử cung mở từ 3cm đến 10cm, giai đoạn này tiến triển nhanh, thời gian chừng 7 giờ, mỗi giờ trung bình cổ tử cung mở thêm được 1cm hoặc hơn.
Đầu ối thành lập
khi chuyển dạ, cực dưới túi ối sẽ dãn dần ra do các cơn co tử cung dồn nước ối xuống tạo thành đầu ối.
Rò rỉ hoặc vỡ nước ối
Túi ối sẽ bị rò rỉ hoặc vỡ khi cuộc chuyển dạ chuẩn bị bắt đầu. Nó có thể là một tia nước chậm hay bắn ra đột ngột, như lúc bạn tiểu! Lúc này cần giảm bớt sự đi lại, vận động và nên đến bệnh viện ngay. Một khi túi ối đã bị vỡ, sinh bé ra là lựa chọn duy nhất.
Nếu nước ối có màu xanh lá cây hoặc màu nâu trong chất lỏng, hãy đến phòng cấp cứu vì em bé có thể đã đi cầu trong tử cung, và đây là dấu hiệu nguy hiểm.
Chỉ có khoảng 10% phụ nữ trải qua dấu hiệu sắp sinh này, trong khi những người còn lại trải nghiệm nó trong quá trình chuyển dạ. Đôi khi bạn không bị vỡ ối, và em bé sẽ được sinh ra trong túi ố.
Thai nhi lấp ló ở cổ âm đạo
Đối với những phụ nữ có con rạ, các dấu hiệu sắp sinh có thể ít bận rộn hơn những người mẹ lần đầu có con so. Trong một vài trường hợp, bạn có thể nhìn thấy đầu của em bé ở cổ âm đạo khi trên đường đến bệnh viện. Nguyên nhân của hiện tượng này là sự giãn nở của cổ tử cung và sự phá vỡ túi nước ối.
Từ khóa » Hiện Tượng Bong Nút Nhầy Như Thế Nào
-
Bong Nút Nhầy Là Như Thế Nào? Bong Nút Nhầy Tử Cung Sớm Có Sao ...
-
Nút Nhầy Cổ Tử Cung Là Gì Và Vai Trò Của Nó Trong Cơn Chuyển Dạ?
-
8 Dấu Hiệu Sắp Sinh (chuyển Dạ) Mẹ Cần Ghi Nhớ để đón Con Yêu
-
Dấu Hiệu Bong Nút Nhầy, Báo Hiệu Bạn Sắp Sinh Con - AFamily
-
Ra Dịch Nhầy Màu Nâu Bao Lâu Thì Sinh? - MarryBaby
-
Bong Nút Nhầy Cổ Tử Cung - Bluecare Blog
-
Hiện Tượng Bung Nút Nhầy Là Như Thế Nào?
-
Dấu Hiệu Chuyển Dạ Quan Trọng, Mẹ Bầu Cần Thuộc Lòng!
-
11 Dấu Hiệu Sắp Sinh (chuyển Dạ) Trong 24 Giờ, 2 Ngày Và 1 Tuần
-
Bong Nút Nhầy Thế Này Là Mẹ Bầu Sắp Sinh Rồi, Mau Xách đồ Vô Viện ...
-
Bung Nút Nhầy Cổ Tử Cung Có Phải Là Dấu Hiệu Sắp Sinh?
-
Dấu Hiệu Nào Cho Biết Bạn Sắp Sinh
-
Bong Nút Nhầy Cổ Tử Cung Sớm Hiểu Như Thế Nào Là đúng?
-
Mẹ Bầu 39 Tuần Ra Dịch Màu Nâu: Chớ Chủ Quan! - Monkey