Dấu Hiệu Có Kinh Trước 1 Tuần Bạn Gái Cần Chuẩn Bị Gì? - Ferrovit

Mỗi tháng một lần, phụ nữ đều phải trải qua “những nỗi ám ảnh” của ngày đèn đỏ. Mọi thứ sẽ dễ dàng hơn nếu bạn biết được các dấu hiệu có kinh trước 1 tuần. Chăm sóc tốt cơ thể và kiểm soát các triệu chứng, bạn có thể sẵn sàng bắt đầu đối mặt với những ngày “đèn đỏ” của mình.

Các dấu hiệu có kinh trước ngày đèn đỏ

1. Mụn trứng cá

bị mụn trước kỳ kinh nguyệt

Nổi mụn trứng cá là dấu hiệu sắp có kinh nguyệt mà con gái cần để ý, nhất là với những bạn ít khi xuất hiện mụn trên mặt. Do cơ thể bị mất cân bằng nội tiết tố dẫn đến việc bị rối loạn và gây ảnh hưởng đến các hormone tuyến giáp thực hiện nhiệm vụ trao đổi chất. Nội tiết tố trong cơ thể thay đổi khiến da mặt của bạn tiết nhiều dầu và bã nhờn hơn, từ đó cũng xuất hiện mụn nhiều hơn. 

Chắc hẳn với một số bạn không bị mụn sẽ cảm thấy khó chịu và lo lắng khi mụn cứ xuất hiện mỗi khi bắt đầu hành kinh. Đừng lo lắng, những đốm mụn sẽ dần biến mất ngay sau khi kỳ kinh nguyệt kết thúc thôi.

2. Đau bụng, đau lưng

Dấu hiệu có kinh trước 1 tuần là sau quá trình rụng trứng, tử cung cần co bóp để đẩy máu ra ngoài, chính vì thế mà một số chị em sẽ cảm thấy đau râm ran vùng bụng, thậm chí có khi đau quặn. Triệu chứng có kinh này bao gồm các cơn đau thắt lúc âm ỉ có khi dữ dội khiến cơ thể kiệt sức khi phải “chiến đấu” với những cơn đau. 

Trước và trong kỳ kinh nguyệt, sự thay đổi nội tiết tố prostaglandin hoặc do dư thừa prostaglandin khiến tử cung co thắt mạnh nên ảnh hưởng đến lưng. Tuy nhiên, bạn cũng không cần quá lo lắng vì triệu chứng này sẽ giảm và hết hẳn khi ngày đèn đỏ qua đi.

3. Tăng cân

Trước ngày “đèn đỏ” con gái thường có cảm giác đói và thèm ăn nhiều hơn ngày thường. Thêm vào đó, các hoạt động thể dục thể thao, vận động trong ngày ấy thường bị ngưng trệ hoặc giảm bớt. Do đó việc tăng cân vù vù cũng là điều hiển nhiên. Con gái nếu không biết kiềm chế các cơn thèm ăn này sẽ mũm mĩm hơn ngày thường đó nhé. 

Tuy nhiên dấu hiệu sắp có kinh nguyệt này chỉ kéo dài từ 3 – 4 ngày nên chị em có thể yên tâm nhé. Chỉ cần kết hợp với chế độ luyện tập nhẹ nhàng trong những ngày này thì đã có thể hạn chế được tình trạng tăng cân rồi.

4. Mệt mỏi, đau đầu

Trước ngày “đèn đỏ” hormone trong cơ thể đột ngột tăng cao kèm theo sự bủa vây của những cơn đau khi rụng trứng khiến chị em cạn kiệt năng lượng nên cơ thể rất dễ bị mệt mỏi và tâm trạng không thể ổn định. Bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi và có một chế độ ăn uống hợp lý, đảm bảo sức khỏe để bước vào những ngày hành kinh. 

Ngoài ra, việc bổ sung các vitamin, khoáng chất cũng rất quan trọng. Đặc biệt là bổ sung sắt, vì khi đến ngày “đèn đỏ” cơ thể bạn sẽ bị mất một lượng máu khá lớn, dễ dẫn đến tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Thiếu sắt làm giảm khả năng tái tạo hồng cầu máu, lượng oxy dự trữ cho cơ thể không đủ,…dẫn đến tình trạng mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu, gặp khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.

Bạn hãy áp dụng một số cách sau để giảm đau đầu trong ngày đèn đỏ nhé: Đau đầu trong những ngày “đèn đỏ”: Làm sao để khắc phục?

5. Thèm ăn

thèm ăn khi đến kỳ kinh nguyệt

Nếu bạn cảm thấy rất thèm ăn, đặc biệt là các đồ ăn vặt và đồ ngọt như sô cô la, bánh kẹo… thì đó có thể là dấu hiệu có kinh. Đối với một số chị em, việc thèm ăn và có sở thích ăn vặt là chuyện bình thường nhưng nếu thay đổi một cách chóng mặt và hơn mức ngày thường thì đó hoàn toàn có thể là dấu hiệu sắp có kinh đấy.

6. Nhạy cảm quá mức

Tâm sinh lý thay đổi, nhan sắc xuống cấp trầm trọng và kèm theo các triệu chứng đau nhức của kỳ hành kinh khiến con gái trở nên nhạy cảm quá mức trong những ngày này là điều dễ hiểu đúng không nào? 

Do nội tiết tố estrogen và progesterone có sự thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt gây ra hội chứng căng thẳng kèm theo các triệu chứng tâm lý, khó chịu trong cơ thể. Nhạy cảm quá mức, cáu gắt, tính khí thay đổi thất thường… là một trong những dấu hiệu sắp tới ngày kinh nguyệt ở chị em phụ nữ.

7. Đầy hơi

Hầu hết con gái hay gặp tình trạng đầy hơi, chướng bụng và đặc biệt là rất dễ “xì hơi” vào những ngày “đèn đỏ” này. Đừng lo lắng vì tình trạng này sẽ hết ngay khi bạn kết thúc kỳ nguyệt san đấy. Nguyên nhân do sự lên xuống thất thường của hàm lượng nội tiết tố nữ estrogen và sự suy giảm progesterone. Bạn cần tránh ăn những thực phẩm như các loại đậu, sữa, nước có gas… để không làm nặng hơn tình trạng này.

Cách giúp bạn thoải mái vượt qua ngày đèn đỏ

1. Vệ sinh da mặt đúng cách

Trước kỳ kinh nguyệt 1 tuần, sự thay đổi liên tục 2 loại nội tiết tố quan trọng ở nữ giới là Estrogen và Progesterone tác động lên tình trạng của da. 

Xem ngay: Cách chăm sóc da mụn ngày đèn đỏ không để lại thâm mụn

Estrogen vừa vai trò duy trì vẻ đẹp của làn da, vừa giúp tăng độ đàn hồi tự nhiên cho da vừa có tác dụng giữ nước, giúp làn da ẩm mịn, tươi mới, đồng thời làm tăng khả năng tự bảo vệ của da với mụn trứng cá. 

Progesterone là một loại hormone không thể thiếu trong cơ thể phụ nữ, nhưng lại là nguyên nhân làm tuyến dầu trên da hoạt động mạnh, dễ dẫn đến mụn và các vấn đề về da. 

Trong những ngày của chu kỳ kinh nguyệt, để đối phó với lượng dầu dư thừa trên da mặt, bạn cần chú ý kiểm soát lượng dầu tiết ra bằng việc thủ sẵn giấy thấm dầu, làm sạch da với sữa rửa mặt 2 lần/ngày. Ưu tiên việc sử dụng sữa rửa mặt dành cho da dầu, sữa rửa mặt cho da mụn trong ngày đèn đỏ, hạn chế dùng các loại sữa rửa mặt có hoạt tính rửa quá mạnh vì có thể làm da khô ráp, dẫn đến tình trạng tiết dầu nhiều hơn. 

Bên cạnh đó, hãy giữ cho da mặt luôn sạch sẽ, thông thoáng để mụn không có môi trường phát triển, đồng thời dưỡng ẩm đầy đủ cho da, tăng cường sử dụng kem dưỡng ẩm mỗi ngày, điều này giúp tăng độ mịn màng, mềm mượt tự nhiên của da và cấp nước cho làn da suốt cả ngày dài.

2. Tập luyện thể thao nhẹ nhàng

Tập luyện thể thao là cách hiệu quả trong việc giảm đau tự nhiên. Khi vận động, cơ thể sản sinh endorphin cải thiện và nâng cao tâm trạng, giúp giảm đau và xua tan cảm giác khó chịu do các triệu chứng tiền kinh nguyệt gây ra. Bạn có thể tập luyện cường độ nhẹ hơn so với thường ngày nếu bị đau: 

  • Tập luyện nhẹ nhàng làm nóng người, chẳng hạn như yoga, cũng có thể giảm thiểu tình trạng đầy hơi.
  • Các bài tập co giãn cơ như yoga với tư thế con mèo, tư thế phục hồi, tư thế đầu gối chạm ngực để thả lỏng cơ thể và giảm đau bụng kinh.
  • Đi bộ nhanh, chạy bộ chầm chậm hoặc một số bài tập aerobic ngắn cũng có thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn. 

Tạm ngưng hoạt động thể chất nếu bạn cảm thấy đau và khó chịu. Tuy việc luyện tập có thể giúp kiểm soát các triệu chứng nguyệt, nhưng không cần ép buộc mình phải tập thể dục tránh tác dụng ngược đến sức khoẻ.

3. Chế độ ăn lành mạnh

Trong suốt thời gian có kinh nguyệt, bạn có thể nhận thấy mình thèm ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau. Thức ăn nhiều muối, đường và chế biến sẵn có thể làm cho cơn đau bụng kinh trở nên trầm trọng hơn. Chế độ ăn lành mạnh là một vấn đề cần được chú ý nhất trong giai đoạn này. Khi mà những triệu chứng của kỳ hành kinh như đau bụng, tăng sự thèm ăn… khiến việc ăn uống lành mạnh nghe có vẻ là một thách thức lớn đối với bạn. Thực tế chỉ cần vài điều chỉnh nhỏ trong thói quen ăn uống sẽ giúp bạn vượt qua những ngày tồi tệ nhất của thời kỳ kinh nguyệt. 

Thực phẩm mà bạn bổ sung nên đầy đủ dinh dưỡng và cung cấp năng lượng cho cả ngày dài. Với những thực phẩm bạn thèm như sôcôla hoặc kem, bạn có thể ăn một ít vừa phải để hạn chế cơn thèm. Bạn có thể lưu ý một số phương pháp ăn uống để đảm bảo chế độ ăn uống lành mạnh trong ngày “đèn đỏ”: 

  • Việc nạp lượng protein không mỡ và chất xơ có thể ổn định lượng đường trong máu, giúp bạn bù lại cơn thèm ăn của mình. 
  • Ăn nhiều thực phẩm giàu canxi, chẳng hạn như đậu, quả hạch, và sản phẩm từ sữa. 
  • Thực phẩm giàu kali, chẳng hạn như chuối và rau lá xanh, có thể làm giảm tình trạng đầy hơi tự nhiên.

4. Bổ sung viên uống bổ máu, bổ sung sắt

bổ sung chất sắt trong kỳ kinh nguyệt

Mỗi tháng phụ nữ thường phải trải qua kỳ kinh nguyệt kéo dài từ 4 – 7 ngày, thậm chí dài hơn như vậy. Điều này khiến cơ thế mất đi một lượng máu nhất định, dẫn đến tình trạng bạn thường bị thiếu máu, hay bị chóng mặt hoa mắt trong ngày “đèn đỏ”. Mất máu trong những ngày “đèn đỏ” khiến cơ thể bị thiếu hụt chất sắt. Trong khi sắt là một trong những khoáng chất góp phần tạo nên hồng cầu, tổng hợp hemoglobin và myoglobin, dự trữ oxy cho cơ thể… Thiếu sắt sẽ dẫn đến thiếu máu và nhiều triệu chứng nguy hiểm khác. 

Từ góc độ của các cơn thèm ăn, việc thèm ăn chất sắt gần như là chủ yếu trong những ngày “đèn đỏ” này. Để đảm bảo rằng bạn ăn đủ chất, hãy bổ sung vào chế độ ăn uống nguồn thức ăn có chứa nhiều sắt. Ăn nhiều thực phẩm giàu chất sắt để bổ sung lượng sắt mà bạn sẽ mất đi ngay trước và trong thời gian đèn đỏ: 

  • Thịt bò
  • Gan
  • Trứng
  • Hải sản
  • Bí ngô
  • Khoai tây
  • Bông cải xanh
  • Đậu
  • Nho
  • Mía 

Bạn nên tiếp tục ăn thực phẩm giàu chất sắt trong thời gian có kinh nguyệt. Điều này giúp làm dịu một số triệu chứng trong thời gian này, chẳng hạn như mệt mỏi và đau bụng kinh. Bên cạnh việc bổ sung bằng thực phẩm, bạn cũng có thể cung cấp sắt thông qua thuốc bổ sung sắt để giúp hồi phục lượng chất sắt trong cơ thể kịp thời và hiệu quả khi chị em phải trải qua kỳ hành kinh mỗi tháng một lần.

Xem thêm:

6 cách đơn giản giúp bạn gái đánh bay cơn đau bụng kinh nhanh chóng

Những biểu hiện kinh nguyệt bất thường không nên bỏ qua

Màu sắc kinh nguyệt nói lên điều gì về cơ thể của bạn?

Nguồn tham khảo:

10 Signs Your Period Is About to Start – https://www.healthline.com/health/womens-health/period-signs/

9 Signs Your Period is Coming – https://www.webmd.com/women/pms/signs-your-period-is-coming/

Từ khóa » Gần Có Kinh