Điểm Mặt 4 Dấu Hiệu Có Kinh Nguyệt Thường Gặp ở Phụ Nữ | Medlatec

1. Tại sao bạn cần biết các dấu hiệu có kinh nguyệt

Hội chứng tiền kinh nguyệt là vấn đề hầu hết các chị em phụ nữ đều gặp phải, đây là vấn đề hết sức bình thường. Các dấu hiệu có kinh nguyệt thường xuất hiện trước ngày “đèn đỏ” một vài ngày, hoặc kéo dài tới 1 - 2 ngày đầu tiên của kỳ kinh. Nhìn chung, những triệu chứng tiền kinh nguyệt thường lặp đi lặp lại theo chu kỳ. Nếu nắm được dấu hiệu đặc trưng, chị em sẽ có sự chuẩn bị tốt nhất cả về thể chất lẫn tinh thần.

Chị em nên nắm được các dấu hiệu có kinh nguyệt thường gặp

Chị em nên nắm được các dấu hiệu có kinh nguyệt thường gặp

Một số bạn do không để ý sự thay đổi của cơ thể khi chuẩn bị có kinh nên dễ nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe, ví dụ như: đau mỏi lưng, tức ngực, cơ thể mệt mỏi,… Điều này khiến chúng ta lo lắng cho tình trạng sức khỏe, mất thời gian và tiền bạc để đi kiểm tra tại các phòng khám.

2. 4 dấu hiệu có kinh nguyệt chị em nên biết

Trên thực tế, trước khi bước vào chu kỳ kinh nguyệt mới, cơ thể của chúng ta sẽ có sự thay đổi nhất định. Dù ít hay nhiều thì phụ nữ cũng đã từng trải qua hội chứng tiền kinh nguyệt với nhiều mức độ khác nhau. Vậy đâu là những dấu hiệu có kinh nguyệt đặc trưng nhất?

2.1. Đau bụng kinh

Một trong những triệu chứng thường gặp trước mỗi kỳ kinh nguyệt đó là hiện tượng đau bụng dưới. Tùy từng người, cơn đau có thể xảy ra ở nhiều mức độ khác nhau và kéo dài vài ngày. Một số chị em cảm thấy bụng dưới đau âm ỉ trước và trong kỳ kinh nguyệt, tuy nhiên tình trạng này không ảnh hưởng quá nhiều tới sinh hoạt hàng ngày. Trong khi đó, nhiều bạn phải đối mặt với cơn đau dữ dội, không thể tập trung sinh hoạt, làm việc như bình thường. Khi gặp phải trường hợp này, chị em có thể dùng thuốc giảm đau để kiểm soát tốt tình trạng sức khỏe.

Tùy từng người, cơn đau bụng kinh có thể xảy ra với mức độ khác nhau

Tùy từng người, cơn đau bụng kinh có thể xảy ra với mức độ khác nhau

Nguyên nhân gây đau bụng kinh là do tử cung co thắt liên tục để bong niêm mạc và bắt đầu kỳ kinh nguyệt. Thậm chí, cơn đau bụng kinh có thể lan sang các bộ phận xung quanh, ví dụ như lưng dưới hoặc đùi,… Đây là lý do khiến đau bụng kinh trở thành nỗi ám ảnh của nhiều chị em phụ nữ.

2.2. Vòng 1 căng cứng, dễ bị đau tức ngực

Vòng 1 căng cứng, đau tức ngực là một dấu hiệu có kinh mà chị em không nên bỏ qua. Khác với ngày thường, kích thước vòng 1 của phụ nữ có xu hướng lớn hơn và gây cảm giác khó chịu, thậm chí nhiều bạn cảm thấy căng ở khu vực đầu ngực.

Để tạo cảm giác thoải mái khi vận động, sinh hoạt, chị em nên lựa chọn áo lót rộng rãi và bổ sung các thực phẩm giàu vitamin E. Như vậy, tình trạng căng, tức ngực sẽ được cải thiện đáng kể.

2.3. Tính khí thay đổi thất thường

Khi chuẩn bị bước vào kỳ kinh, tâm trạng của phụ nữ thay đổi khá thất thường, đây chính là hiện tượng rối loạn cảm xúc. Vì những lý do đơn giản mà chị em có thể cáu giận, dễ khóc, dễ cười,… Bên cạnh đó, rối loạn cảm xúc còn gây ảnh hưởng tới khả năng tập trung, chất lượng giấc ngủ của người phụ nữ trong những ngày chuẩn bị tới kỳ kinh.

Trước khi bước vào kỳ kinh, phụ nữ dễ bị rối loạn cảm xúc

Trước khi bước vào kỳ kinh, phụ nữ dễ bị rối loạn cảm xúc

Khi phát hiện dấu hiệu có kinh nguyệt kể trên, mọi người xung quanh nên thông cảm, chia sẻ nhiều hơn với người phụ nữ để họ không cảm thấy tủi thân.

2.4. Da đổ nhiều dầu và dễ lên mụn

Vào những ngày đèn đỏ, lượng hormone trong cơ thể nữ giới thay đổi đáng kể, đây là nguyên nhân khiến làn da của bạn tiết ra nhiều dầu hơn. Nếu không chăm sóc da cẩn thận, chị em rất dễ nổi mụn trứng cá. Tuy nhiên, tình trạng này chỉ kéo dài trong kỳ kinh nguyệt, sau đó da dẻ của chị em sẽ quay trở lại bình thường. Chính vì thế mọi người không cần lo lắng quá khi nổi mụn trong kỳ kinh nguyệt.

Nhiều chị em đối mặt với tình trạng da đổ dầu, nổi mụn

Nhiều chị em đối mặt với tình trạng da đổ dầu, nổi mụn

2.5. Bí quyết kiểm soát hội chứng tiền kinh nguyệt

Các dấu hiệu có kinh nguyệt ảnh hưởng phần nào đến chất lượng cuộc sống của người phụ nữ, vậy có cách nào để kiểm soát hội chứng tiền kinh nguyệt hay không? Trên thực tế, chúng ta không thể ngăn ngừa sự xuất hiện của các triệu chứng tiền kinh nguyệt mà chỉ có thể giảm mức độ nghiêm trọng.

Đối với các bạn bị đau bụng kinh dữ dội, ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày, bác sĩ cho phép họ sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn. Mọi người có thể tham khảo các loại thuốc có chứa thành phần ibuprofen, acetaminophen giúp giảm đau hiệu quả. Bên cạnh đó, chườm nóng vùng bụng dưới cũng là một mẹo rất hay để kiểm soát tình trạng co thắt cổ tử cung.

Nếu bạn bị rối loạn cảm xúc trước và trong kỳ kinh nguyệt, hãy duy trì thói quen luyện tập thể dục thể thao với cường độ vừa phải. Ngoài ra, tập yoga hoặc ngồi thiền cũng giúp bạn bình tĩnh hơn, cải thiện tâm trạng rất tốt.

Đặc biệt, trong những ngày “đèn đỏ”, chị em nhớ bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể, đặc biệt là các thực phẩm chứa nhiều sắt. Bởi vì, khoảng thời gian này cơ thể mất nhiều máu và gây tình trạng mệt mỏi, thiếu sức sống… Bên cạnh đó, mọi người nên tham khảo và bổ sung thêm thực phẩm giàu Canxi vào thực đơn ăn uống hàng ngày.

Chườm nóng giúp giảm đau hiệu quả

Chườm nóng giúp giảm đau hiệu quả

6. Địa chỉ theo dõi các triệu chứng tiền kinh nguyệt

Khi các dấu hiệu có kinh nguyệt xảy ra ở mức độ nghiêm trọng và ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày, người phụ nữ nên chủ động đi khám và theo dõi. Một cơ sở y tế uy tín, được nhiều người tin tưởng là Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Tới nay, bệnh viện đã có 26 năm kinh nghiệm và được đánh giá cao bởi đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao, hệ thống cơ sở vật chất hiện đại.

Nếu có nhu cầu khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, bệnh nhân có thể liên lạc tổng đài 1900 56 56 56 để được tư vấn và hỗ trợ nhiệt tình.

Các chị em nên nắm được một số dấu hiệu có kinh nguyệt thường gặp để chuẩn bị tâm lý tốt nhất. Tùy từng người, các triệu chứng xuất hiện với mức độ nặng, nhẹ khác nhau và ảnh hưởng ít nhiều tới sinh hoạt hàng ngày.

Từ khóa » Gần Có Kinh