Dấu Hiệu Mang Thai Khác Với Kỳ Kinh Nguyệt Như Thế Nào?
Có thể bạn quan tâm
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Luyện Thị Ngọc Dung - Phó khoa Phụ sản hiếm muộn - Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Việt- Bỉ. |
Bác sĩ Luyện Thị Ngọc Dung - Phó khoa Phụ sản hiếm muộn - Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Việt- Bỉ |
Hội chứng tiền kinh nguyệt có một số triệu chứng gần giống với dấu hiệu mang thai sớm. Vì thế mà một số phụ nữ gặp khó khăn trong việc xác định mình có đang mang thai không hay sắp tới chu kỳ kinh nguyệt. Sự so sánh dưới đây sẽ giúp các chị em phân biệt được rõ hơn. Tuy nhiên, mỗi một người phụ nữ có thể sẽ khác nhau.
I. Một số triệu chứng giống nhau giữa hội chứng tiền kinh nguyệt và dấu hiệu mang thai
- Nhức đầu: nhức đầu có thể là triệu chứng của thai kỳ. Tuy nhiên, nhiều phụ nữ cũng bị đau đầu hoặc đau nửa đầu trước kỳ kinh nguyệt.
- Đau lưng: triệu chứng này có thể xảy ra khi kỳ kinh nguyệt của chị em đang đến gần. Nhưng nó cũng có thể là một triệu chứng của việc mang thai.
- Thay đổi tâm trạng: thay đổi tâm trạng là điều diễn ra khá phổ biến ở cả hội chứng tiền kinh nguyệt lẫn mang thai sớm. Những thay đổi này có thể bao gồm trầm cảm, lo lắng, cáu kỉnh...
- Táo bón: hormone Progesterone có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa, trong đó có táo bón. Do nồng độ progesterone tăng lên trong nửa sau của chu kỳ kinh nguyệt nên táo bón có thể xuất hiện ở phụ nữ khi sắp đến kỳ. Tương tự, sự thay đổi nội tiết tố của thai kỳ có thể gây ra táo bón.
- Đi tiểu nhiều: chị em có thể sẽ đi tiểu nhiều hơn nếu đang mang thai hoặc sắp có kinh nguyệt.
- Đau ngực: điều này có thể xảy ra trong thai kỳ hoặc trước kỳ kinh nguyệt. Chị em có thể cảm thấy ngực nặng, đau hoặc nhạy cảm.
Nhức đầu có thể là triệu chứng của thai kỳ. Tuy nhiên, nhiều phụ nữ cũng bị đau đầu hoặc đau nửa đầu trước kỳ kinh nguyệt (Ảnh minh họa)
II. Khác nhau giữa dấu hiệu mang thai và kỳ kinh nguyệt
1. Chảy máu
Khi mang thai: Việc rỉ máu đôi khi xảy ra vào khoảng thời gian phôi được cấy vào tử cung trong thời kỳ đầu mang thai. Những đốm máu nhỏ này thường có màu hồng hoặc nâu đậm. Thông thường, nó xảy ra sau khi thụ thai từ 10-14 ngày. Tuy nhiên, lượng máu rất ít không đủ để thấm hết miếng giấy thấm hoặc tampons.
Tiền kinh nguyệt: nếu đang trong giai đoạn tiền kinh nguyệt, chị em sẽ không bị chảy hoặc rỉ máu. Chỉ khi kỳ kinh bắt đầu, máu kinh mới xuất hiện.
2. Mệt mỏi
Khi mang thai: Đã chỉ ra rằng mệt mỏi là triệu chứng sớm của thai kỳ. Mức progesterone tăng vọt khiến chị em cảm thấy buồn ngủ và uể oải. Mệt mỏi có thể xuất hiện bất cứ lúc nào trong thai kỳ.
Tiền kinh nguyệt: nguyên nhân là do nồng độ hormone giảm mạnh có thể gây ra mệt mỏi cho cơ thể người phụ nữ trước kỳ kinh. Tuy nhiên, sự mệt mỏi trong giai đoạn tiền kinh nguyệt có thể biến mất khi bắt đầu có kinh hoặc sau khi hết kinh nguyệt.
3. Thèm ăn hoặc cảm thấy khó chịu với thực phẩm
Khi mang thai: Thường thì bà bầu sẽ có cảm giác thèm ăn đặc biệt dữ dội hơn so với trong giai đoạn trước kỳ kinh. Ngoài ra, phụ nữ nếu có thai sẽ cảm thấy khó chịu với một số thực phẩm hoặc mùi thức ăn.
Tiền kinh nguyệt: Phụ nữ có thể cảm thấy thói quen ăn uống của mình thay đổi trước mỗi kỳ “đèn đỏ”. Chị em có thể rất thèm các đồ ăn ngọt như socola, đường hoặc thức ăn mặn. Tuy nhiên, những cơn thèm ăn này không cùng mức độ khi mang thai.
Thèm ăn hoặc cảm thấy khó chịu với thực phẩm
4. Buồn nôn và nôn
Khi mang thai: Một trong những dấu hiệu điển hình của thai kỳ là ốm nghén. Thường thì một tháng sau khi mang thai, chị em sẽ cảm thấy buồn nôn và nôn. Tuy nhiên chỉ có khoảng 25-55% gặp phải tình trạng này.
Tiền kinh nguyệt: Đây không phải là triệu chứng phổ biến khi sắp đến kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, một số khó chịu về tiêu hóa như buồn nôn có thể đi kèm với hội chứng tiền kinh nguyệt.
5. Chuột rút
Khi mang thai: Phụ nữ có thể bị chuột rút nhẹ khi ở đầu thai kỳ. Những cơn chuột rút này có thể giống với lúc sắp đến kỳ “đèn đỏ”, tuy nhiên chúng sẽ nằm ở phía bụng dưới hoặc lưng dưới. Nếu đã có tiền sử sảy thai, chị em đừng nên bỏ qua những triệu chứng này. Nếu các cơn chuột rút đi kèm với chảy máu hoặc bất kỳ dấu hiệu nào bất thường thì phải gặp bác sĩ để được thăm khám kịp thời.
Tiền kinh nguyệt: Trước khi có kinh từ 24-48 giờ thì phụ nữ có thể bị chuột rút (đau bụng kinh). Cơn đau sẽ có thể giảm dần trong kỳ kinh và biến mất khi hết kinh.
III. Một số dấu hiệu đặc trưng chỉ có khi mang thai
- Mất kinh hoặc trễ kinh: việc không có kinh nguyệt là dấu hiệu đặc trưng của thai kỳ.
- Dịch tiết âm đạo: vì lượng estrogen trong thai kỳ tăng lên nên dẫn đến dịch âm đạo màu trắng đục cũng nhiều hơn.
- Làm tối màu quầng vú hoặc núm vú: sau khi thụ thai từ một đến hai tuần thì hiện tượng này có thể xảy ra. Nó cũng có thể phát triển sau này trong thai kỳ. Đây không thể là dấu hiệu của việc sắp đến kỳ kinh nguyệt.
Dấu hiệu mang thai tuần đầu tiên và cách kiểm tra chính xácCác dấu hiệu mang thai tuần đầu tiên sẽ biểu hiện rõ khi cơ thể có những thay đổi bất ngờ. Chị em có thể biết sớm qua việc dùng que thử thai hoặc...Bấm xem >>Dấu hiệu mang thai
Từ khóa » Sự Khác Nhau Giữa Sắp Có Kinh Và Có Thai
-
Phân Biệt Các Triệu Chứng Tiền Kinh Nguyệt Với Dấu Hiệu Mang Thai
-
Phân Biệt 7 Dấu Hiệu Sắp Có Kinh Và Có Thai Dễ Nhầm Lẫn - Hello Bacsi
-
Dấu Hiệu Sắp Có Kinh Nguyệt Và Có Thai Có Giống Nhau Không?
-
Phân Biệt Có Kinh Trễ Và Mang Thai - Kotex GirlSpace
-
Triệu Chứng Tiền Kinh Nguyệt Và Mang Thai Khác Biệt Ra Sao? - YouMed
-
Dấu Hiệu Sắp Có Kinh Và Có Thai Khác Nhau Như Thế Nào - Yêu Trẻ
-
Phân Biệt Dấu Hiệu Sắp Có Kinh Và Mang Thai
-
Những Dấu Hiệu Phân Biệt Sự Khác Nhau Giữa đau Bụng Kinh Và Có ...
-
Dấu Hiệu Sắp Có Kinh Và Có Thai: Điểm Giống, Khác Nhau
-
Phân Biệt Hội Chứng Tiền Kinh Nguyệt Và Dấu Hiệu Mang Thai
-
Các Dấu Hiệu Mang Thai Khác Với Kỳ Kinh Nguyệt Cần Biết
-
Phân Biệt Máu Báo Thai Với Máu Báo Kinh Nguyệt - DoctorTuan
-
Dấu Hiệu Chậm Kinh Nguyệt Và Mang Thai Khác Nhau Thế Nào? | VIAM
-
21 Dấu Hiệu Mang Thai (có Bầu) Sớm Sau 1 Tuần đầu Quan Hệ Cần Biết