Dấu Hiệu Nhận Biết Du Lịch Bền Vững Và Du Lịch Không Bền Vững

Du lịch bền vững là gì?

Du lịch bền vững được Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) định nghĩa như sau:

“là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển hoạt động du lịch trong tương lai. du lịch BV nhằm thoả mãn các nhu cầu về kinh tế, xã hội, thẩm mỹ của con người trong khi đó vẫn duy trì được sự toàn vẹn về văn hoá, đa dạng sinh học, sự phát triển của các hệ sinh thái và các hệ thống hỗ trợ cho cuộc sống con người“

Như vậy, để có thể làm rõ hơn những loại hình du lịch không bền vững (KBV), không còn phù hợp đối với cuộc sống hiện nay, cần xem xét các dấu hiệu nhận biết du lịch BV và du lịch KBV.

Dấu hiệu nhận biết du lịch BV và du lịch KBV

Có những loại hình du lịch được coi là bền vững hơn các loại hình khác. Trong khi đó, du lịch tình dục hoặc du lịch 3-S (Sun, Sea and Sand: Nắng, Biển và Cát) ở hầu hết các nước cho thấy KBV. Tuy nhiên, phần lớn các loại hình du lịch đều có thể phát triển với quy mô rất lớn, do đó trở nên KBV (ví dụ, số lượng người đi du lịch săn bắn, câu cá quá đông ở một khu du lịch). Phần lớn, các mô hình du lịch có thể làm cho bền vững hơn thông qua những thay đổi định lượng hoặc định tính.

Bảng 1.1: Phân loại theo khả năng tương thích với khái niệm du lịch BV

Phân loại theo khả năng tương thích với khái niệm du lịch bền vững

Nguồn: A. Machado, 2003 [1]

Để củng cố khái niệm du lịch BV, nhiều nghiên cứu đã xem xét các tác động của du lịch và so sánh các yếu tố được coi là bền vững với các yếu tố được coi là KBV. Các tác giả như Krippendorf, 1982; Lane 1990; Hunter và Green, 1994; Godfrey, 1996; Swarbrooke, 1999 sau khi nghiên cứu tác động của du lịch trên cả ba lĩnh vực kinh tế, môi trường và xã hội đã đưa ra so sánh các yếu tố được coi là bền vững và các yếu tố được coi là KBV trong phát triển du lịch.

Bảng 1.2: Du lịch BV và du lịch KBV

Du lịch bền vững và du lịch không bền vững

Nguồn: A. Machado, 2003 [1]

Trong hoạt động thực tiễn, cần xem xét các vấn đề làm giảm tính bền vững của phát triển du lịch, đồng thời so sánh các hoạt động bền vững với các hoạt động KBV. Những yếu tố bền vững và KBV liệt kê ở trên không mang tính bắt buộc. Chúng phụ thuộc nhiều vào liều lượng, vào khả năng quản lý và kiểm soát của Nhà nước, vào khả năng tự kiểm soát của ngành du lịch.

________

Vũ Văn Đông

Nguồn trích dẫn trong bài:

[1] Nguyễn Ái Đoàn (2006), Giáo trình Kinh tế học vĩ mô, Nhà xuất bản Bách khoa Hà Nội.

Từ khóa » Ví Dụ Về Phát Triển Du Lịch Không Bền Vững