Dấu Hiệu Nhận Biết Ung Thư Phổi Không Tế Bào Nhỏ Giai đoạn 4 Là Gì?

1. Thông tin chung về ung thư phổi không tế bào nhỏ

Khối u được hình thành khi một nhóm các tế bào của cơ quan bị quá sản, loạn sản và dị sản. Khối u phổi không tế bào nhỏ có thể hình thành ở bất kỳ vị trí nào trong phổi.

Quá trình bắt đầu chuyển sang giai đoạn ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn 4:

Các tế bào ung thư từ phổi sẽ được máu hoặc chất lỏng (bạch huyết) xung quanh mô phổi đem đi nơi khác. Bạch huyết sẽ chảy vào các hạch bạch huyết thông qua hệ thống mạch bạch huyết. Có thể bạn chưa biết, hạch bạch huyết là những cơ quan hình hạt đậu, kích thước nhỏ đóng vai trò là chống nhiễm trùng. Hạch phân bố ở nhiều nơi trên cơ thể. Nếu ung thư phổi di căn hạch thì thường di căn ra các hạch lân cận như hạch nách, hạch thượng đòn, hạch trung thất,…

Ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn 4 xảy ra khi khối u bắt đầu có dấu hiệu di căn từ vị trí nguyên phát ban đầu

Ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn 4 xảy ra khi khối u bắt đầu có dấu hiệu di căn từ vị trí nguyên phát ban đầu

Thông qua máu và bạch huyết, tế bào ung thư có thể di chuyển khắp cơ thể và gây các ổ ung thư di căn đến cơ quan đó. Ung thư phổi không tế bào nhỏ thường di căn vào trung thất nhiều nhất.

2. Ung thư phổi không tế bào nhỏ là do nguyên nhân nào gây nên?

Một số tác nhân sau có thể khiến nguy cơ mắc ung thư phổi tế bào nhỏ gia tăng:

  • Thường xuyên hít phải khói thuốc lá: thành phần chứa trong khói thuốc lá sẽ phá hủy các mô phổi và làm tăng sinh khối u bất thường. Nếu bạn không có thói quen hút thuốc lá nhưng lại làm việc hoặc sống trong môi trường luôn tràn ngập khói thuốc thì nguy cơ mắc ung thư phổi là tương đương với việc hút thuốc lá chủ động;

  • Bụi amiang: tinh thể amiang thường tồn tại trong nhiều loại đá, có hình thù giống với tóc và được sử dụng để sản xuất chất cách nhiệt lắp đặt trong các tòa nhà. Khi người bệnh hít phải sợi amiang, chúng sẽ gây kích ứng tại phổi và nếu người đó nghiện hút thuốc lá thì rủi ro bị ung thư phổi sẽ tăng lên gấp đôi;

  • Sử dụng thuốc lá điện tử, hút cần sa;

  • Khí radon: loại khí này có tính chất không mùi, không màu và lẩn khuất trong các khe hở tòa nhà, nền đất và được giải phóng ra từ tự nhiên bởi đất đá. Đây được coi là sát thủ vô hình có thể khiến người bị phơi nhiễm với nó trong thời gian dài mắc ung thư ác tính, trong đó có ung thư phổi;

  • Các loại chất hóa học độc hại khác: bên cạnh khí radon, amiang thì một người có thể phải đối mặt với ung thư phổi nếu thường xuyên phải tiếp xúc với khói từ khí diesel hay kinh loại hàn, ngọn lửa nấu ăn phát ra từ gỗ hoặc than, hay một số chất như asen, crom, niken, bức xạ,...;

  • Do di truyền: nếu trong gia đình có người thân (cha mẹ, anh chị em ruột) bị ung thư phổi thì rất có thể bạn cũng có nguy cơ mắc phải căn bệnh này.

3. Những dấu hiệu cảnh báo ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn 4

Trước khi tìm hiểu các triệu chứng ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn 4, chúng ta cần nắm được những biểu hiện chung của căn bệnh này đó là bệnh nhân sẽ bị:

  • Ho: ho có đờm hoặc xuất hiện chất nhầy, ho ra máu;

  • Khó thở, đau ngực (trong trường hợp khối u đã xâm lấn niêm mạc phổi hay các tổ chức xung quanh phổi);

  • Biếng ăn, sụt cân không rõ nguyên do;

  • Khàn tiếng.

Khói thuốc lá là yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi

Khói thuốc lá là yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi

Các triệu chứng trên có thể gặp ở nhiều bệnh nên có thể gây nhầm lẫn hoặc bỏ sót bệnh. Nếu bệnh nhân bị ung thư phổi không tế bào nhỏ nhưng không có các triệu chứng lâm sàng rõ ràng thì có thể kiểm tra bằng phương pháp chụp X-quang hoặc CT.

Phần lớn người bệnh đều bắt đầu phát hiện ra bản thân có khối u khi ung thư đã bước sang giai đoạn muộn. Lúc này kích thước của khối u đã lớn hơn rất nhiều và có dấu hiệu chiếm dụng diện tích, gây chèn ép vào các cơ quan lân cận. Khi bị mắc ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn 4, khối u sẽ tạo nên chất lỏng đọng lại trong phổi hoặc đẩy khí ra khỏi phổi dẫn đến hiện tượng phổi bị xẹp. Tình trạng này làm rối loạn quá trình trao đổi khí của cơ thể (ngăn cản sự hấp thụ Oxy vào phổi và nhả CO2 ra ngoài).

Ở giai đoạn 4, các tế bào ung thư phổi có thể di chuyển đến bất kỳ vị trí nào trong cơ thể. Nơi dễ bị ảnh hưởng nhất bởi khối u ác tính đó là các hạch bạch huyết, bộ phận khác của phổi, gan, não, xương và tuyến thượng thận. Trong thời kỳ này, khối u có thể khiến bệnh nhân bị đau đầu, đau bụng, đau xương, đau lưng, khó thở, khó nói hay thậm chí là bị co giật.

4. Phương pháp điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn 4

Đối với các giai đoạn từ 0 - 3 của ung thư phổi không tế bào nhỏ, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện đơn lẻ hoặc kết hợp các biện pháp như phẫu thuật (giai đoạn 0), phẫu thuật kết hợp hóa trị (giai đoạn 1 - 2), phẫu thuật đi kèm với các phương pháp khác như hóa trị, xạ trị, liệu pháp miễn dịch (giai đoạn 3 - căn cứ vào thể trạng và tính chất khối u sẽ lựa chọn phác đồ phù hợp).

Đối với ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn 4 thì phương pháp điều trị chính lại không phải là phẫu thuật hoặc xạ trị. Nguyên nhân là vì ở giai đoạn này, khối u đã di căn và tấn công sang các cơ quan khác ngoài phổi. Có một tỷ lệ nhỏ bệnh nhân bị ung thư phổi di căn não hoặc tuyến thượng thận có thể thực hiện phẫu thuật loại bỏ khối u nhưng với điều kiện những cơ quan đó là vị trí duy nhất khi ung thư đã lan rộng (tức là ung thư phổi chỉ di căn não hoặc chỉ di căn tuyến thượng thận mà chưa xuất hiện đồng thời cùng lúc nhiều khối u ở nhiều cơ quan khác nhau).

Đa phần bệnh nhân ở giai đoạn này đều sẽ phải thực hiện các phương pháp điều trị toàn thân như hóa trị, liệu pháp miễn dịch hay liệu pháp nhắm đích.

Hóa trị liệu là một trong những phương pháp được áp dụng phổ biến cho bệnh nhân ung thư phổi

Hóa trị liệu là một trong những phương pháp được áp dụng phổ biến cho bệnh nhân ung thư phổi

Như vậy trên đây là một số thông tin về tình trạng ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn 4. Hy vọng rằng với những kiến thức mà các chuyên gia đã cung cấp, bạn đã có cái nhìn tổng quan về căn bệnh này.

Quý bạn đọc nếu có nhu cầu có thể đăng ký ngay dịch vụ tầm soát, xét nghiệm chẩn đoán ung thư tại Chuyên khoa Ung bướu của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua tổng đài 1900 56 56 56.

Từ khóa » Chẩn đoán Nhầm Ung Thư Phổi