Dấu Hiệu Suy Thai 3 Tháng Cuối Và Những Lưu ý Dành Cho Mẹ Bầu

1. Nguyên nhân nào dẫn đến suy thai?

Tình trạng thai nhi bị thiếu oxy gọi là suy thai. Suy thai có thể xảy ra trong thai kỳ hoặc xảy ra trong quá trình chuyển dạ. Có 2 loại suy thai, đó là mạn tính và cấp tính. Cụ thể như sau:

Suy thai 3 tháng cuối rất nguy hiểm

Suy thai 3 tháng cuối rất nguy hiểm

+ Đối với những trường hợp suy thai mạn tính: Hiện tượng này diễn ra chậm, từ từ và không có những biểu hiện rõ ràng. Suy thai mạn tính có thể chuyển cấp tính khi mẹ bầu “vượt cạn”.

+ Đối với những trường hợp suy thai cấp tính: Tình trạng suy thai xảy ra đột ngột. Đây là trường hợp vô cùng nguy hiểm, nếu không được cấp cứu kịp thời, sẽ làm tăng nguy cơ biến chứng về não và thậm chí là đe dọa tính mạng của thai nhi. Thai nhi có thể chết lưu trong bụng mẹ

- Nguyên nhân gây suy thai có thể là do mẹ bầu và thai nhi:

+ Nguyên nhân suy thai từ mẹ:

  • Do thai phụ thường xuyên nằm ngửa: Vào những tháng cuối của thai kỳ, tốt nhất mẹ bầu nên nằm nghiêng trái để tránh gây ra những tác hại không đáng có cho thai nhi. Nếu nằm ngửa, tử cung của mẹ ngày càng to ra và sẽ đè ép vào tĩnh mạch chủ. Chính vì thế, lưu lượng máu về tim sẽ giảm, giảm cung cấp máu đến tử cung, gây thiếu oxy.

  • Chảy máu cấp tính ở mẹ bầu: Trường hợp mẹ bầu bị chấn thương khiến chảy nhiều máu sẽ gây ảnh hưởng đến lượng máu tới bào thai. Bên cạnh đó, những trường hợp bị thiếu máu, huyết áp thấp cũng làm tăng nguy cơ suy thai.

  • Trường hợp mẹ bầu có một số vấn đề về sức khỏe như bệnh tiểu đường, sốt cao do nhiễm virus, nhiễm khuẩn, bị béo phì, suy tim,… cũng làm tăng nguy cơ suy thai.

+ Nguyên nhân do thai nhi: Một số trường hợp thai non tháng hoặc già tháng đều gây ra những ảnh hưởng nhất định đến quá trình cung cấp oxy và làm tăng nguy cơ suy thai, những thai dị tật, đa dị tật.

Suy thai có thể làm tăng nguy cơ thai chết lưu

Suy thai có thể làm tăng nguy cơ thai chết lưu

+ Do phần phụ của thai nhi:

  • Bong nhau non, bánh nhau bị vôi hóa, suy nhau,…

  • Một số bất thường ở dây rốn cũng khiến lượng oxy đến thai nhi bị cản trở.

  • Vỡ ối sớm khiến cho thể tích bảo vệ xung quanh thai nhi giảm đi. Đồng thời trong quá trình chuyển dạ, tình trạng gò tử cung có thể gây chèn ép đầu thai nhi, dẫn tới thiếu oxy. Do đó, khi có tình trạng vỡ ối sớm, sản phụ cần được rút ngắn thời gian chuyển dạ.

+ Nguyên nhân sản khoa, bao gồm:

  • Những cơn co tử cung: Khi những cơn co tử cung quá nhiều, kéo dài hoặc xảy ra với cường độ mạnh sẽ ảnh hưởng đến lưu lượng oxy cung cấp đến thai nhi và làm tăng nguy cơ suy thai.

  • Tình trạng đẻ khó do nguyên nhân cơ học.

  • Thai quá to trong khi khung xương chậu của mẹ lại quá nhỏ.

  • Ngôi thai bất thường khiến cho quá trình chuyển dạ gặp nhiều khó khăn và thai nhi có nguy cơ suy thai do thiếu oxy.

+ Do thuốc:

  • Thai nhi có thể bị ức chế khi sử dụng thuốc giảm đau.

  • Trong trường hợp dùng thuốc tăng co không kiểm soát cũng có thể làm tăng cơn co tử cung.

2. Các dấu hiệu nhận suy thai 3 tháng cuối

Dưới đây là một số dấu hiệu suy thai 3 tháng cuối:

- Màu sắc nước ối: Màu sắc nước ối là một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá và xác định dấu hiệu suy thai.

Mẹ bầu cần chú ý theo dõi cử động của thai nhi

Mẹ bầu cần chú ý theo dõi cử động của thai nhi

  • Nếu nước ối có màu vàng sẫm thì thai nhi đã có thể bị suy thai mạn tính. Những trường hợp này cần được điều trị sớm.

  • Trường hợp nước ối có màu xanh: Đây cũng là một dấu hiệu của suy thai Những trường hợp này cần được theo dõi, đặc biệt là theo dõi tình trạng tim thai. Sau đó, tùy mức độ, bác sĩ sẽ sẽ có hướng xử trí phù hợp, đặc biệt có sự chuẩn bị cẩn trọng trong giai đoạn chuyển dạ.

  • Với những trường hợp nước ối có phân su: Cần được xử lý kịp thời, tránh tình trạng thai nhi bị hít phân su trong quá trình chuyển dạ.

- Tim thai đập không đều: Phần lớn những trường hợp suy thai đều có tác động rõ ràng lên nhịp tim. Nhịp tim của thai nhi lúc nhanh, lúc chậm và được kiểm tra trong những lần khám thai định kỳ của mẹ bầu.

- Thai nhi cử động bất thường, có khi đạp mạnh nhưng lại có khi đạp chậm. Mẹ bầu cần lưu ý, nếu không thấy thai nhi cử động trong thời gian dài thì rất có thể thai đã chết lưu trong bụng mẹ.

Để theo dõi cử động thai nhi, mẹ nên nằm trên giường, nếu thai nhi cử động đủ 4 lần trong vòng 30 phút thì có thể yên tâm. Với trường hợp thai nhi chỉ cử động 10 lần trong vòng 4 giờ thì mẹ bầu nên đi khám sớm.

3. Cách xử trí khi phát hiện suy thai

Theo các chuyên gia, tất cả phụ nữ mang thai cần tìm hiểu kiến thức cơ bản để có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh. Trong quá trình mang thai, cần khám thai đúng lịch, đặc biệt là những trường hợp có nguy cơ sảy thai cao.

Siêu âm thai định kỳ để sớm nhận biết những dấu hiệu bất thường

Siêu âm thai định kỳ để sớm nhận biết những dấu hiệu bất thường

Ngoài ra, nếu có bất cứ dấu hiệu bất thường nào về tình trạng cử động của thai nhi thì mẹ bầu cần đến ngay cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám và chẩn đoán, từ đó đưa ra những phương án xử trí kịp thời.

Khi đã xác định có dấu hiệu suy thai, các bác sĩ sẽ đưa ra những phương pháp xử trí khác nhau, tùy theo những trường hợp khác nhau. Với những trường hợp nghiêm trọng, có thể cần đình chỉ thai nghén; một số trường hợp cần gây chuyển dạ đẻ hoặc mổ lấy thai.

Trên đây là thông tin giúp bạn nhận biết dấu hiệu suy thai 3 tháng cuối và những lưu ý trong quá trình mang thai để phòng tránh và xử trí kịp thời tình trạng suy thai. Để được tìm hiểu thêm về các vấn đề chăm sóc sức khỏe thai kỳ và có nhu cầu siêu âm, khám thai, mẹ bầu có thể liên hệ đến Tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC, tổng đài viên sẽ tư vấn chi tiết cho bạn.

Từ khóa » Dấu Hiệu Nhận Biết Thai Nhi Thiếu Oxy