Suy Thai: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị - FaGoMom
Có thể bạn quan tâm
Suy thai là biến chứng sản khoa nguy hiểm, nó có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho thai nhi như động kinh, chậm phát triển ngôn ngữ, thậm chí có thể dẫn đến nguy cơ thai chết lưu trong bụng mẹ. Vậy suy thai là gì? Nguyên nhân dẫn đến suy thai? Triệu chứng và cách điều trị ra sao? Hãy tham khảo bài viết dưới đây để có câu trả lời chính xác nhất nhé!
1. Suy thai là gì?
Suy thai là gì? Đây là một tiến trình bệnh lý, bắt nguồn từ tình trạng thai nhi thiếu oxy trong máu hoặc thiếu oxy tại các tổ chức khi đang sống trong tử cung người mẹ. Hiện tượng suy thai đôi khi có thể xuất hiện trong thai kỳ nhưng phần lớn xảy ra ở quá trình chuyển dạ.
Suy thai hiện có hai dạng cơ bản đó là suy thai cấp tính và suy thai mãn tính.
Suy thai cấp tính: Là tình trạng suy thai xảy ra đột ngột trong quá trình chuyển dạ. Nếu không được xử lý kịp thời có thể sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ, thậm chí đe dọa đến tính mạng của trẻ tử vong ngay lập tức nếu không được xử lý kịp thời.
Suy thai mãn tĩnh: Đây là tình trạng xảy ra trong quá trình mang thai, với các triệu chứng thường âm thầm, không đột ngột.
Dù là loại suy thai nào đi chăng nữa thì cũng rất nguy hiểm không chỉ đối với thai nhi mà còn ảnh hưởng xấu đến mẹ bầu.
Xem thêm: Fagomom cung cấp dịch vụ tắm bé tại nhà ưu đãi 40%
2. Đối tượng dễ bị suy thai
Mẹ bầu khi mắc các bệnh mãn tính như thiếu máu, suy tim, huyết áp, suy thận, suy hô hấp,… đều có nguy cơ bị suy thai.
Khi mang thai và sinh nở, thai phụ có các biểu hiện như nhau tiền đạo, thiểu ối, bánh rau vôi hoá, vỡ ối non, ngôi thai bất thường chuyển dạ kéo dài, nhiễm độc thai đều có nguy cơ bị suy thai.
Mẹ có các bệnh về thận, cao huyết áp, đái tháo đường…. thường gây suy thai mãn tính. Nếu thai có những sự cố (dây nhau quấn cổ) thì dễ bị suy cấp tính hoặc có thể mất tim thai.
3. Nguyên nhân dẫn đến suy thai
Nguyên nhân dẫn đến suy thai có thể chia làm 2 nhóm nguyên nhân chính là từ phía người mẹ và từ phía thai nhi, cụ thể:
3.1 Nguyên nhân dẫn đến suy thai từ phía người mẹ
+ Mẹ bị thiếu máu do bất kỳ nguyên nhân nào như bị chảy máu, huyết áp thấp, thiếu máu mạn tính…
+ Nếu mẹ mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường, suy tim, nhiễm khuẩn, béo phì cũng dễ gây suy thai
+ Cơn co tử cung sẽ khiến vòng tuần hoàn tử cung – nhau thai bị gián đoạn trong khoảng 15 – 60 giây và lưu lượng máu cung cấp cho thai nhi giảm khoảng 50%. Nếu cơn co tử cung xuất hiện nhiều, liên tục và kéo dài sẽ dẫn đến suy thai.
3.2 Nguyên nhân dẫn đến suy thai từ phía thai nhi
Nếu thai nhi là một trong những trường hợp dưới đây thì dễ bị suy thai: Thai non tháng; Thai quá ngày sinh thường có bánh nhau bị vôi hóa, quá trình cung cấp oxy bị gián đoạn khiến cho thai bị suy; Thai thiếu máu, nhiễm trùng, thai dị dạng, chậm phát triển,…
Ngoài các nguyên nhân chính trên thì có một số nguyên nhân khác cũng có thể gây suy thai như bị nhau tiền đạo, nhau bong non, ối vỡ sớm, sa dây rốn, dây rốn thắt nút, dây rốn quấn cổ,…
Xem thêm:
- Trào ngược dạ dày khi mang thai: Nguyên nhân, cách điều trị
- Viêm đường tiết niệu khi mang thai: Dấu hiệu, cách điều trị
4. Dấu hiệu nhận biết suy thai
Khi mẹ bầu thấy xuất hiện những dấu hiệu sau đây thì hãy đi khám ngay lập tức vì có thể mẹ bầu đã bị suy thai.
+ Thai nhi ít cử động
Sự cử động của thai nhi đóng vai trò như một chỉ số quan trọng, phản ánh sức khỏe con yêu. Bình thường thai nhi sẽ cử động mạnh và nhiều. Nếu có hiện tượng bị suy thai thì thai sẽ đạp chậm và yếu và có khi là không có bất kỳ một cử động nào.
+ Chảy máu âm đạo
Chảy máu âm đạo lượng máu nhỏ là tình trạng khá phổ biến trong thai kỳ. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên chủ quan bởi điều này có thể ngầm báo hiệu rằng bạn đang bị bong nhau thai. Tình trạng này khiến em bé bị thiếu oxy và dẫn đến suy thai nếu không phát hiện, điều trị kịp thời.
+ Nhịp tim thai bất thường
Nhịp tim thai bất thường, có lúc đập nhanh trên 160 lần/phút, có lúc lại đập khá chậm, dưới 120 lần/phút. Đây cũng là dấu hiệu suy thai 3 tháng đầu và dấu hiệu suy thai tháng cuối phổ biến.
+ Nước ối bất thường
Nếu nước ối lúc đầu trong hay trắng đục rồi chuyển thành màu vàng hay sẫm, chứng tỏ thai suy và cần được xử trí sớm.
Xem thêm: : Phụ nữ mang thai bị đau đầu có nguy hiểm?
5. Suy thai có nguy hiểm không?
Suy thai có nguy hiểm hay không còn phụ thuộc vào mức độ và cách xử lý ở từng trường hợp. Cụ thể, với suy thai mãn tính, nếu bị thiếu oxy, thai nhi có thể tự bù trừ ở giai đoạn đầu bằng cách ưu tiên cung cấp oxy đến các cơ quan quan trong như não, tim, gan và giảm lượng oxy đến da.
Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài có thể khiến khiến quá trình chuyển hóa năng lượng giảm, pH giảm và gây ra tình trạng thai chết trong tử cung trước khi sinh hoặc chết ngay sau khi sinh ra.
Với trường hợp suy thai cấp tính trong quá trình chuyển dạ, nếu không được xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ. Trẻ có nguy cơ bị bệnh động kinh, nói ngọng, đần độn… Một số trường hợp nặng thì có thể dẫn đến tử vong.
6. Các biện pháp điều trị suy thai
Tùy theo tình trạng thực tế của thai phụ mà các bác sĩ sẽ đưa ra các phương án điều trị kịp thời, đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi.
6.1 Đối với suy thai trong khi có thai
+ Bà bầu sẽ được theo dõi nhịp tim thai (bằng ống nghe) sau khi vê núm vú trong và sau cơn gò để phát hiện sự thay đổi của nhịp tim thai.
+ Soi ối nhiều lần để phát hiện dấu hiệu nước ối có màu xanh.
+ Thử nghiệm oxytocin hay vê núm vú, theo dõi bằng máy monitor sản khoa nếu có để phát hiện dấu hiệu rối loạn tim thai, chẳng hạn như nhịp chậm sớm, nhịp chậm muộn.
+ Xác định độ trưởng thành của thai để cân nhắc đình chỉ thai trong trường hợp có chỉ định.
6.2 Đối với suy thai trong quá trình chuyển dạ
+ Theo dõi thể trạng, các bệnh lý của người mẹ, các biến chứng có thể xảy ra.
+ Đo nhịp tim thai mỗi 10-15 phút, theo dõi dấu hiệu cơn co tử cung phù hợp với khoảng thời gian chuyển dạ. Nếu tăng cường độ và nhịp độ xảy ra các cơn gò tử cung, có thể phải dùng thuốc giảm co.
+ Theo dõi nhịp tim thai liên tục bằng máy monitor sản khoa để có thể phát hiện triệu chứng nhịp chậm sớm, nhịp chậm muộn (Dip II), nhịp tim biến đổi (Dip biến đổi), nhịp tim thai dao động ít hơn 5 nhịp thì phải cho mổ lấy thai.
+ Đo lượng nước ối trong các trường hợp thai nghén quá ngày sinh, nước ối đặc, có phân su thì nên mổ lấy thai, không nên thử thách sản phụ đẻ đường dưới.
Xem thêm: Tiền sản giật là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân và cách chẩn đoán
7. Biện pháp phòng tránh suy thai
Biện pháp phòng tránh suy thai hiệu quả nhất đó là, nếu mẹ đang mắc sẵn các bệnh lý nền như huyết áp thấp, tiểu đường… hãy điều trị chúng trước khi mang thai.
Trong suốt quá trình mang thai, mẹ nên đi khám thai thường xuyên để nắm bắt được tình hình sức khỏe của bản thân cũng như theo dõi sự phát triển của thai nhi.
Mẹ bầu cần ăn uống đủ chất, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi để có sức khỏe tốt cũng như cung cấp đủ dinh dưỡng cho thai nhi phát triển.
Khi mang thai, nhất là những tháng cuối thai kỳ, khi thai nhi phát triển to hơn, mẹ nên nằm nghiêng sang trái để hạn chế tử cung đè lên động mạch, cản trở nguồn máu đưa tới thai nhi.
Trường hợp cảm thấy có những biểu hiện bất thường như ra máu, thai nhi cử động ít hoặc không cử động, có cơn co tử cung… mẹ bầu cần đi khám ngay để được xử lý kịp thời.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến suy thai mà chúng tôi muốn gửi đến các bạn. Hy vọng nó sẽ giúp các mẹ bầu hiểu rõ hơn về suy thai để có biện pháp phòng tránh hiệu quả. Ngoài ra, nếu các mẹ bầu gần sinh đang có nhu cầu tìm hiểu về các dịch vụ chăm sóc mẹ sau sinh và bé sau sinh thì hãy liên hệ trực tiếp đến Fagomom.
Thông tin liên hệ:
Công ty TNHH giải pháp thương mại Fago Group
Địa chỉ:
Tại Hồ Chí Minh: Chung cư tecco Greenest, Phan Văn Hớn, Tân Thới Nhất, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh
https://g.page/fagomom
Tại Hà Nội: N2C Hoàng Minh Giám, Trung Hòa Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội
https://goo.gl/maps/H4ML5FeAZ97C6zne7
Điện thoại: 0934 812 773 - 0911 002 444
Thời gian làm việc:
Thứ 2 - 7 : 8:00 - 18:00
Chủ nhật : 8:00 - 11:30
Kết nối với chúng tôi:
- Fanpage: https://www.facebook.com/fagomom/
- Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCJxRNkHP5B-lEa5jO73-URw
Từ khóa » Dấu Hiệu Nhận Biết Thai Nhi Thiếu Oxy
-
Những điều Bà Bầu Cần Biết: Thai Nhi Bị Thiếu Oxy - MarryBaby
-
Thai Nhi Thiếu Oxy Phải Làm Sao? | Vinmec
-
Suy Thai - Mẹ Bầu Chớ Coi Thường - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
Bị Thiếu Oxy, Thai Nhi Sẽ Kêu Cứu Qua Những Tín Hiệu Này, Mẹ Bầu ...
-
3 Tín Hiệu Cho Biết Thai Bị Thiếu Oxy - AFamily
-
Suy Thai Là Gì? 5 Dấu Hiệu Suy Thai Dễ Nhận Biết - Hello Bacsi
-
Dấu Hiệu Suy Thai 3 Tháng Cuối Và Những Lưu ý Dành Cho Mẹ Bầu
-
Thai Nhi Thiếu Oxy Phải Làm Sao? - Mới Nhất 2022
-
Thai Nhi Thiếu Oxy, Nguy Hiểm Cận Kề, Mẹ Bầu Nào Cũng Cần Biết ...
-
Top 15 Dấu Hiệu Nhận Biết Thai Nhi Thiếu Oxy
-
3 Dấu Hiệu Thai Nhi Thiếu Oxy Mẹ Bầu Không được ... - MarvelVietnam
-
3 Dấu Hiệu Thai Nhi Thiếu Oxy Mẹ Bầu Không được Lơ Là Bỏ Qua - Emdep
-
Các Dấu Hiệu Nhận Biết Suy Thai Cấp
-
3 Dấu Hiệu Thai Nhi Thiếu Oxy Mẹ Bầu Không được Lơ Là Bỏ Qua