Dấu Hiệu Và Hậu Quả Khi Sâu Răng Nặng? 3 Cách Trị Dứt điểm Sâu ...
Có thể bạn quan tâm
Danh Mục
- Những dấu hiệu nhận biết răng sâu nặng
- Nguyên nhân gây sâu răng
- Do thức ăn
- Do vi khuẩn
- Do kết cấu răng
- Vệ sinh răng miệng kém
- Sâu răng nặng gây ra những hậu quả như thế nào?
- 3 biện pháp chữa trị sâu răng nặng dứt điểm
- Hàn trám
- Bọc răng sứ
- Trồng răng implant
- Địa điểm điều trị sâu răng nặng uy tín
- Sứ mệnh của Nha Khoa Tân Định
- Tạm kết
Sâu răng là bệnh rất phổ biến ở bất kỳ lứa tuổi nào, từ người già đến trẻ nhỏ. Nếu không điều trị sớm sẽ dẫn đến tình trạng sâu răng nặng và nhiều biến chứng khác. Vậy làm sao để biết mình bị sâu răng nặng và nên làm gì để khắc phục, sự can thiệp của bác sĩ nha khoa có cần thiết hay không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những dấu hiệu khi mắc phải tình trạng này và các phương pháp điều trị tận gốc nhé!
Những dấu hiệu nhận biết răng sâu nặng
Trước khi đi vào tìm hiểu các dấu hiệu nhận biết, bạn đã hiểu rõ sâu răng là gì chưa? Nếu chưa, hãy đón đọc bài viết: “Sâu răng là gì? Cách điều trị sâu răng như thế nào?“.
Bạn có thể nhận biết răng sâu bằng mắt thường hoặc cảm nhận được trong quá trình nhai thức ăn.
Dấu hiệu của sâu răng nặng là gì? (Ảnh: Internet)
- Các lỗ đen bám trên bề mặt răng.
- Răng ê buốt khi ăn đồ nóng, lạnh hoặc cay. Thậm chí, bạn sẽ có cảm giác nhói khi chải răng.
- Thỉnh thoảng, những cơn đau nhức xuất hiện, gây ảnh hưởng đến quá trình nhai thức ăn.
- Sâu răng còn là tác nhân gây ra hôi miệng.
Khi bạn nhận biết răng sâu bằng dấu hiệu bên ngoài, đồng nghĩa với việc tình trạng sâu răng đã sang mức độ nặng. Vì sâu răng phát triển từ dưới bề mặt răng, vi khuẩn phá hủy men răng từ bên trong. Nên đến khi men răng mất đi, bề mặt răng bị phá vỡ là lúc bạn nhìn thấy những biểu hiện sâu răng kể trên.
Nếu không được điều trị kịp thời, sâu răng sẽ gây hỏng tủy và hỏng răng (Ảnh: Internet)
Sâu răng nặng nếu kéo dài và không được điều trị kịp thời, bệnh nhân sẽ gặp tình trạng đau, ê buốt cả ngày, khó khăn trong ăn uống, sinh hoạt. Khi vi khuẩn ăn đến tủy răng, chân răng, ổ xương hàm, răng sẽ chuyển biến xấu đi: gãy, mẻ, viêm chân răng,…
Nguyên nhân gây sâu răng
Do thức ăn
Dung nạp nhiều thực phẩm chứa đường chính là nguyên nhân gây sâu răng (Ảnh: Internet)
Những loại thức ăn từ đường và tinh bột là cơ sở để vi khuẩn sâu răng bám và sinh sôi nhanh chóng.
Do vi khuẩn
Sâu răng là do vi khuẩn tiêu thụ thức ăn thừa, tạo ra axit gây hỏng răng (Ảnh: Internet)
Streptococcus Mutans lên men các chất bột đường thành axit lactic ngấm vào các vết nứt, trên mặt răng phá hủy men và cấu trúc răng, gây ra các lỗ hổng.
Do kết cấu răng
Tình trạng răng yếu, mẻ sẽ khiến bạn dễ phải đối mặt với sâu răng (Ảnh: Internet)
Trạng thái kết cấu của răng quyết định rất lớn đến khả năng chống sâu răng như hàm răng không sứt mẻ, mọc thẳng đều, men răng trắng,…
Vệ sinh răng miệng kém
Chế độ chăm sóc răng miệng kém là một trong những nguyên nhân gây ra sâu răng. Không làm sạch răng thường xuyên sau khi ăn và uống sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi.
Vệ sinh răng miệng chưa đúng cách chính là nguyên nhân chính gây sâu răng nặng (Ảnh: Internet)
Hơn nữa, nếu đánh răng không đúng cách sẽ gây tổn thương lợi khiến vi khuẩn phát triển gây bệnh.
Sâu răng nặng gây ra những hậu quả như thế nào?
Sâu răng nặng sẽ gây ra những hậu quả nặng nề ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt như:
Sâu răng nặng gây ra những ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe người mắc phải? (Ảnh: Internet)
- Khó ăn uống, sinh hoạt hằng ngày
- Răng cửa bị sâu sẽ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, gây mất tự tin trong giao tiếp
- Viêm tủy, hoại tử tủy, áp xe răng, thậm chí là nhiễm trùng máu
- Gây vỡ, mẻ răng nếu kéo dài có thể gây mất răng
- Sâu răng nặng còn khiến cổ chân răng bị mòn, lớp men răng yếu đi làm chân răng bị đen
Không điều trị sâu răng nặng kịp thời vi khuẩn sẽ ảnh hưởng cả đến những răng bên cạnh. Chính vì thế khi phát hiện dấu hiệu sâu răng, bạn nên đến cơ sở nha khoa uy tín để được tư vấn và chữa trị tận gốc.
3 biện pháp chữa trị sâu răng nặng dứt điểm
So với sâu răng cửa, sâu răng hàm khó phát hiện hơn. Vì vậy, khi được phát hiện sâu hàm thường ở mức độ nghiêm trọng. Vậy sâu răng hàm là gì? Dấu hiệu của sâu răng hàm thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết: “Sâu răng hàm là gì? Muốn chẩn đoán sâu răng hàm cần làm gì?”
Hàn trám
Phương pháp hàn trám răng sâu (Ảnh: Internet)
Đây là phương pháp được áp dụng khi răng bạn bị sứt, mẻ, vỡ do sâu quá nặng. Chất composite cùng màu với răng được nha sĩ dùng để trám lại răng bị sâu. Việc này giúp ngăn ngừa vi khuẩn tấn công răng, và tạo độ thẩm mỹ cho răng.
Bọc răng sứ
Đây là biện pháp tối ưu cho chữa trị trường hợp sâu răng nặng, nhất là đối với răng hàm. Bọc răng sứ giúp bảo vệ răng tối đa và ngăn chặn tình trạng sâu răng triệt để. Phương pháp này chỉ dùng những ca có răng bị vỡ quá lớn, răng chỉ còn chân răng và áp dụng cho răng hàm.
Phương pháp bọc răng sứ (Ảnh: Internet)
Bọc răng sứ giúp răng trở về trạng thái ban đầu có độ thẩm mỹ cao. Nếu vệ sinh răng và sử dụng loại răng sứ tốt thì tuổi thọ răng sứ có thể kéo dài đến 20 năm.
Trồng răng implant
Phương pháp cấy ghép Implant (Ảnh: Internet)
Khi sâu răng nặng đến mức không còn chân răng hoặc viêm nhiễm không thể bảo tồn răng thật, bác sĩ bắt buộc phải nhổ bỏ. Khi đó biện pháp tốt nhất là trồng lại răng. Trồng răng Implant mang lại hiệu quả tối ưu giúp bạn có 1 chiếc răng như thật và đảm bảo chức năng nhai.
Địa điểm điều trị sâu răng nặng uy tín
Nha Khoa Tân Định là địa chỉ với gần 15 năm hoạt động và phát triển, chúng tôi đã và đang điều trị cho hàng chục ngàn ca chỉnh nha, phục hình răng hô, móm, tẩy trắng răng, ghép răng implant, nha khoa thẩm mỹ…
Nha Khoa Tân Định là địa chỉ nha khoa chuyên sâu lâu năm (Ảnh: Internet)
Nha Khoa Tân Định không chỉ đem lại nụ cười đẹp cho khách hàng mà còn giúp họ tự tin hơn. Chúng tôi tự tin là địa chỉ nha khoa uy tín, có đội ngũ bác sĩ giỏi, nhân viên giàu kinh nghiệm tại Sài Gòn.
Sứ mệnh của Nha Khoa Tân Định
Cung cấp hệ thống nha khoa chuyên nghiệp phục vụ và giải quyết mọi vấn đề về răng miệng cho người dân Việt Nam. Trung tâm Nha Khoa Tân Định cam kết sử dụng 100% thuốc và trang thiết bị nha khoa của các hãng nổi tiếng, chính hãng ở nước ngoài. Chúng tôi luôn bảo quản cẩn thận theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Đến với Nha Khoa Tân Định, bạn hoàn toàn có thể yên tâm với chất lượng dịch vụ nơi đây (Ảnh: Internet)
Nha khoa Tân Định luôn chủ động cập nhật các kỹ thuật và máy móc mới, hiện đại và tuân thủ tuyệt đối khâu xử lý vệ sinh vô trùng. Đội ngũ nha sĩ chuyên gia được đào tạo bài bản, cập nhật phương pháp, kỹ thuật mới.
Khách hàng sẽ được chúng tôi tư vấn hoàn toàn miễn phí về tình trạng răng miệng, phân tích quá trình chỉnh nha, chữa trị, hiệu quả sau điều trị và chi phí cụ thể. Mọi nhân viên của chúng tôi có nhiệm vụ mang đến sự thoải mái và an tâm cho khách hàng trong quá trình điều trị.
Tạm kết
Sâu răng nặng là bệnh lý nha khoa bạn cần hết sức quan tâm (Ảnh: Internet)
Sâu răng nặng là bệnh lý nha khoa không nên xem nhẹ. Nếu phát hiện bản thân hoặc gia đình có các biểu hiện trên, bạn nên nhanh chóng liên hệ với cơ sở nha khoa để tiến hành điều trị. Hãy vì một hàm răng khỏe đẹp, trắng sáng, vì nụ cười tự tin hằng ngày! Nha Khoa Tân Định sẽ là người đồng hành đáng tin cậy của bạn!
Khi điều trị sâu răng chúng ta cần quan tâm điều gì để quá trình điều trị tốt nhất? Hãy đón đọc ngay bài viết: “5 thắc mắc thường trực về điều trị răng sâu tận gốc“
Từ khóa » Nhổ Răng Hàm Bị Sâu Nặng
-
Sâu Răng Hàm Có Nên Nhổ Hay Không? | TCI Hospital
-
Răng Hàm Bị Sâu Có Nên Nhổ Không? - NHA KHOA ĐÔNG NAM
-
Có Nên Nhổ Răng Hàm Bị Sâu? | Vinmec
-
Nguyên Tắc điều Trị Răng Hàm Sâu Bị Vỡ Chỉ Còn Chân Răng | Vinmec
-
Răng Hàm Bị Sâu – Khi Nào Phải Nhổ?
-
Răng Hàm Bị Sâu - Phương Pháp điều Trị Nhanh Chóng
-
[ALO BÁC SĨ] Răng Bị Sâu Có Nên Nhổ Không? - Kiến Thức Nha Khoa
-
Răng Sâu Nặng Là Thế Nào? Cách Chữa Ra Sao? Có Nên Trám Không?
-
Nhổ Răng Hàm Bị Sâu Hỏng Và Cấy Implant Cùng Lúc - YouTube
-
Sâu Răng Hàm (Trên, Dưới) Và Cách Điều Trị Tốt Nhất
-
Răng Sâu Có Nên Nhổ Không? Nhổ Răng Sâu Có ảnh Hưởng Gì Không?
-
Sâu Răng Và Lựa Chọn Nhổ Bỏ Hay Bảo Tồn
-
Có Nên Bọc Răng Sứ Cho Răng Hàm Bị Sâu Không? Chi Phí Là Bao ...
-
Nhổ Răng Sâu Có Nên Hay Không? - Nha Khoa KaiYen