Răng Sâu Nặng Là Thế Nào? Cách Chữa Ra Sao? Có Nên Trám Không?
Có thể bạn quan tâm
Sâu răng là một bệnh lý về răng miệng rất phổ biến, có thể xảy ra ở cả trẻ em và người trưởng thành. Sâu răng không thể tự khỏi. Nếu không được điều trị, bệnh sẽ tiến triển càng ngày càng trở nên nghiêm trọng. Vậy sâu răng nặng có những dấu hiệu nhận biết là gì và cách điều trị như thế nào? Câu hỏi trên sẽ được Tiến sĩ – Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm của Nha Khoa Paris chia sẻ chi tiết trong bài viết sau đây.
- 1. Dấu hiệu nhận biết bệnh sâu răng nặng
- 2. Nguyên nhân gây sâu răng nặng
- 2.1. Giai đoạn 1: Tổn thương ban đầu
- 2.2. Giai đoạn 2: Sâu men răng
- 2.3. Giai đoạn 3: Sâu ngà răng
- 2.4. Giai đoạn 4: Tổn thương tủy
- 3. Các mức độ sâu răng và cách khắc phục hiệu quả
- 3.1. Mức độ sâu răng nhẹ
- 3.2. Mức độ sâu răng ăn vào tủy
- 3.3. Mức độ sâu răng đến tủy
- 4. Sâu răng nặng có niềng răng được không
- 5. Một số biện pháp phòng ngừa bệnh sâu răng nặng hiệu quả
1. Dấu hiệu nhận biết bệnh sâu răng nặng
Sâu răng nặng có thể nhận biết qua những dấu hiệu điển hình sau:
– Xuất hiện các đốm đen và lỗ sâu ở trên thân răng.
– Đau nhức răng dữ dội, đặc biệt là vào ban đêm và trong quá trình ăn nhai hàng ngày (1).
– Các mô nướu xung quanh răng bị sưng tấy, đỏ và dễ chảy máu.
– Răng nhạy cảm hơn và rất dễ bị ê buốt.
– Miệng có vị đắng, hơi thở có mùi hôi khó chịu.
– Phần lớn cấu trúc răng đã bị phá hủy.
2. Nguyên nhân gây sâu răng nặng
Nguyên nhân chính dẫn đến sâu răng nặng là do trong răng đã có sẵn vi khuẩn, không điều trị sớm khi răng mới chỉ bị chớm sâu,tạo thời cơ cho chúng phát triển, tấn công răng miệng.. Bệnh sâu răng trải qua 4 giai đoạn chính là tổn thương ban đầu, sâu men răng, sâu ngà răng và sâu đến tủy. Ở giai đoạn đầu, nếu như không được chữa trị, vi khuẩn sẽ tiếp tục phát triển, phá hủy cấu trúc răng và gây sâu răng nặng.
2.1. Giai đoạn 1: Tổn thương ban đầu
Sau khi hấp thụ đường ở trong thực phẩm, vi khuẩn gây sâu răng Streptococcus mutans trong khoang miệng thực hiện quá trình lên men carbohydrate và tạo ra axit. Axit tiếp xúc với răng sẽ làm mất đi khoáng chất của men răng và gây sâu răng. Giai đoạn mới chớm của sâu răng có thể được phát hiện bằng những đốm trắng trên bề mặt răng (2).
2.2. Giai đoạn 2: Sâu men răng
Giai đoạn mới chớm sâu răng rất khó phát hiện nên thường không được xử lý sớm. Vi khuẩn phát triển và tấn công vào sâu trong cấu trúc men răng.
Những đốm trắng trên răng do bị khử khoáng sẽ dần chuyển sang màu nâu hoặc đen. Các khoáng chất và men răng bị mất nhiều hơn. Nhưng bệnh chưa gây ra cảm giác đau nhức hay ê buốt nên rất nhiều người chủ quan, không để ý đến.
Đây chính là tiền đề cho bệnh lý sâu răng nặng. Bởi men răng là lớp ngoài cùng, bảo vệ răng khỏi những tác nhân gây hại. Khi men răng bị tổn thương, vi khuẩn sẽ nhanh chóng tấn công tới ngà răng, tủy răng, khiến bệnh sâu răng thêm nghiêm trọng.
2.3. Giai đoạn 3: Sâu ngà răng
Sâu ngà răng là một giai đoạn sâu răng nặng. Khi cấu trúc men răng đã bị phá hủy, vi khuẩn sẽ xâm nhập và làm tổn thương ngà răng. Do cấu tạo của ngà răng có chứa các ống dẫn đến các dây thần kinh của răng nên sẽ gây ra cảm giác ê buốt, nhức khi chúng bị tổn thương (3).
2.4. Giai đoạn 4: Tổn thương tủy
Tổn thương tủy là giai đoạn nặng nhất của sâu răng. Răng sâu đã phá hủy ngà răng nhưng không được chữa trị đúng cách. Vi khuẩn gây sâu răng tiếp tục lan vào đến tủy là khiến cho tủy bị tổn thương.
Khi sâu răng ảnh hưởng đến tủy, cơn đau nhức, ê buốt răng sẽ càng trở nên nghiêm trọng. Nếu không được điều trị, vi khuẩn còn có thể gây chết tủy và áp xe răng.
3. Các mức độ sâu răng và cách khắc phục hiệu quả
Bệnh lý sâu răng được bác sĩ nha khoa chia ra làm 3 mức độ là sâu răng nhẹ, sâu răng ăn vào tủy và sâu đến tủy răng. Mỗi mức độ sẽ có biện pháp điều trị phù hợp.
3.1. Mức độ sâu răng nhẹ
Sâu răng nhẹ có biểu hiện là thân răng xuất hiện vệt trắng đục hoặc đốm màu đen/nâu. Ở mức độ này, rất nhiều người chủ quan, không điều trị sớm do chưa cảm thấy đau nhức, buốt hay khó chịu.
Cách điều trị:
Bác sĩ nha khoa sẽ áp dụng phương pháp tái khoáng để điều trị sâu răng nhẹ. Dung dịch gồm calcium, phosphate và fluoride được bổ sung vào vị trí răng sâu để phục hồi men răng bị tổn thương.
Khách hàng cần kết hợp vệ sinh răng miệng cẩn thận, ăn uống khoa học và lấy cao răng tại nha khoa để sâu răng khỏi nhanh chóng.
3.2. Mức độ sâu răng ăn vào tủy
Sâu răng đã ăn vào tủy xảy ra khi vi khuẩn đã phá hủy men răng và bắt đầu xâm nhập vào cấu trúc tủy răng. Bề mặt thân răng đã có lỗ sâu. Cơn đau nhức và ê buốt cũng thường xuyên xuất hiện, đặc biệt là khi ăn uống.
Cách điều trị:
– Bác sĩ tiến hành làm sạch ổ sâu bằng dụng cụ nha khoa chuyên dụng.
– Lỗ sâu được lấp đầy bằng vật liệu trám răng trong nha khoa nhằm khôi phục tính thẩm mỹ và chức năng ăn nhai của hàm răng (4).
3.3. Mức độ sâu răng đến tủy
Sâu răng đến tủy là giai đoạn rất nặng. Vi khuẩn đã tấn công vào sâu trong tủy răng và hình thành ổ viêm nhiễm. Cơn đau nhức răng ở mức độ dữ dội và kéo dài âm ỉ.
Cách điều trị:
– Bác sĩ nha khoa tiến hành điều trị nội nha, sử dụng dụng cụ khoan chuyên dụng để mở ống tủy, loại bỏ hết mô tủy bị viêm và trám lại bằng vật liệu chuyên dụng để ngăn vi khuẩn tiếp tục xâm nhập.
– Nhổ bỏ răng và trồng răng giả thay thế nếu như tủy răng bị viêm quá nặng, cấu trúc răng bị phá hủy nhiều, chỉ còn ít chân răng, không thể điều trị triệt để.
4. Sâu răng nặng có niềng răng được không
Sâu răng nặng vẫn có thể tiến hành niềng răng được. Nhưng bệnh cần được điều trị dứt điểm trước khi đeo niềng. Điều đó giúp đảm bảo răng không bị suy yếu, chịu được lực tác động từ khí cụ và loại bỏ toàn bộ vi khuẩn gây bệnh ra khỏi miệng.
Nếu như không điều trị, răng bị sâu rất nhạy cảm. Dưới tác động của lực kéo từ khí cụ, răng bị sâu sẽ yếu hơn, tăng mức độ đau nhức, ê buốt, thậm chí chân răng bật ra khỏi xương hàm.
Đối với trường hợp răng sâu quá nặng, phải nhổ răng, bác sĩ có thể tận dụng khoảng trống đó để niềng răng kéo các răng khác về đúng vị trí. Điều đó giúp khách hàng không cần phải tiến hành trồng răng giả thay thế.
5. Một số biện pháp phòng ngừa bệnh sâu răng nặng hiệu quả
Để ngăn chặn sâu răng nặng, bạn nên:
– Đến nha khoa điều trị ngay khi phát hiện những dấu hiệu của sâu răng.
– Ăn uống khoa học, hạn chế ăn thực phẩm nhiều đường, có tính axit cao.
– Đánh răng đều đặn 2 – 3 lần/ngày bằng bàn chải lông mềm và kem đánh răng có chứa fluoride.
– Chải răng theo chiều dọc thân răng hoặc đường trong nhằm tránh gây hại tới men răng.
– Sử dụng chỉ nha khoa/máy tăm nước để làm sạch toàn bộ mảng bám, cặn thức ăn ra khỏi kẽ răng.
– Dùng nước súc miệng 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần súc 30 – 60 giây giúp ngăn chặn vi khuẩn gây hại phát triển.
– Đến nha khoa cạo vôi răng và thăm khám răng miệng định kỳ 6 tháng/lần.
– Uống đủ 2 lít nước/ngày bằng khoang miệng luôn đủ độ ẩm.
– Nhai kẹo cao su không đường để tăng tiết nước bọt trong miệng.
– Ăn thực phẩm giàu vitamin, chất xơ, canxi… để răng, nướu luôn chắc khỏe.
Sâu răng nặng nếu như không được chữa trị sớm có thể dẫn đến rất nhiều hệ lụy như viêm tủy răng, áp xe răng, thậm chí là mất răng vĩnh viễn. Do đó, ngay khi phát hiện các dấu hiệu của bệnh lý sâu răng như răng đổi màu, lỗ sâu.. khách hàng hãy nhanh chóng tới Nha Khoa Paris. Các bác sĩ tại nha khoa sẽ kiểm tra mức độ của bệnh lý và có phương án chữa trị dứt điểm.
Từ khóa » Nhổ Răng Hàm Bị Sâu Nặng
-
Sâu Răng Hàm Có Nên Nhổ Hay Không? | TCI Hospital
-
Răng Hàm Bị Sâu Có Nên Nhổ Không? - NHA KHOA ĐÔNG NAM
-
Có Nên Nhổ Răng Hàm Bị Sâu? | Vinmec
-
Nguyên Tắc điều Trị Răng Hàm Sâu Bị Vỡ Chỉ Còn Chân Răng | Vinmec
-
Răng Hàm Bị Sâu – Khi Nào Phải Nhổ?
-
Răng Hàm Bị Sâu - Phương Pháp điều Trị Nhanh Chóng
-
Dấu Hiệu Và Hậu Quả Khi Sâu Răng Nặng? 3 Cách Trị Dứt điểm Sâu ...
-
[ALO BÁC SĨ] Răng Bị Sâu Có Nên Nhổ Không? - Kiến Thức Nha Khoa
-
Nhổ Răng Hàm Bị Sâu Hỏng Và Cấy Implant Cùng Lúc - YouTube
-
Sâu Răng Hàm (Trên, Dưới) Và Cách Điều Trị Tốt Nhất
-
Răng Sâu Có Nên Nhổ Không? Nhổ Răng Sâu Có ảnh Hưởng Gì Không?
-
Sâu Răng Và Lựa Chọn Nhổ Bỏ Hay Bảo Tồn
-
Có Nên Bọc Răng Sứ Cho Răng Hàm Bị Sâu Không? Chi Phí Là Bao ...
-
Nhổ Răng Sâu Có Nên Hay Không? - Nha Khoa KaiYen