Đau Hốc Mắt
Có thể bạn quan tâm
Đau hốc mắt có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh về mắt nguy hiểm như tăng nhãn áp, viêm tổ chức hốc mắt hay u giả viêm…Các bệnh này nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến suy giảm thị lực.
Hốc mắt có nhiều bộ phận, có một số bộ phận rất cứng, dày và khó gãy. Tuy nhiên một số bộ phận của hốc mắt cũng rất mỏng manh và dễ tổn thương. Khi có triệu chứng đau hốc mắt, tuyệt đối không được chủ quan, cần phải đến khám ngay ở các bệnh viện uy tín để xác định được nguyên nhân của bệnh cũng như cách điều trị kịp thời.
Đau hốc mắt có nguy hiểm không?
Đau hốc mắt, nhức hốc mắt, bị đau vùng hốc mắt không chỉ báo hiệu các bệnh về mắt nguy hiểm mà còn có khả năng có khá nhiều bệnh liên quan đến các bộ phận khác.
Hốc mắt là một hốc xương hình tháp, đỉnh hướng về phía sau, đáy mở rộng ra phía trước do xương sọ và các xương mặt cấu tạo nên. Các tổ chức mềm của hốc mắt được bọc bởi cân chứ không áp trực tiếp vào xương hốc mắt. Quá trình bệnh lý liên quan đến đau hốc mắt có thể phát triển ở trong hoặc ngoài cân.
Tổ chức hốc mắt bao gồm: bao tenon bọc quanh nhãn cầu từ vùng rìa giác mạc tới thị thần kinh. Từ bao tenon tới thành hốc mắt và tổ chức mỡ có nhiều sợi phần nào giúp cho nhãn cầu đứng ở một vị trí nhất định và dễ vận chuyển khi các cơ hoạt động; các cơ vận nhãn gồm 4 cơ thẳng và 2 cơ chéo; hệ thống tĩnh mạch hốc mắt; hệ thống bạch huyết.
Đó là những yếu tố giữ cho nhãn cầu đứng ở một vị trí nhất định trong hốc mắt, khi có biến đổi do bệnh đau hốc mắt, đau dây thần kinh hốc mắt, nhức hốc mắt, bị đau vùng hốc mắt, nhức hốc mắt đau đầu… gây ra thì người bệnh dễ dàng nhận biết.
Khi bị đau hốc mắt, người bệnh có thể gặp các triệu chứng như mi sưng, mắt lồi, song thị. Đôi khi gây đau và thị lực giảm sút. Dấu hiệu đau hốc mắt dễ nhận biết nhất là lồi mắt và hạn chế vận nhãn.
Ngoài các bệnh về mắt, đau hốc mắt có thể báo hiệu các bệnh liên quan khác như tai mũi họng, cao huyết áp, tiểu đường, nội thần kinh. Vì thế khi bị đau hốc mắt, cần đến ngay các bệnh viện mắt chuyên khoa để các bác sĩ khám và chẩn đoán bệnh.
Đau hốc mắt là dấu hiệu của bệnh gì?
Bị đau hốc mắt, nhức hốc mắt, đau dây thần kinh hốc mắt, nhức hốc mắt đau đầu, bị đau vùng hốc mắt… đều báo hiệu những bệnh lý sau đây
1. Viêm
Viêm hốc mắt là bệnh do vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng có hại gây nên. Một số người bị nhọt hay chấn thương tác động lên vùng mắt, mũi miệng cũng có biểu hiện đau vùng hốc mắt. Bệnh viêm hốc mắt nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây nguy hiểm, khối viêm có thể lây lan, gây nhiễm trùng huyết đe dọa đến tính mạng.
Viêm nhiễm chủ yếu của phần phụ nhãn cầu và mô hốc mắt là viêm tổ chức trước vách ngăn và viêm tổ chức hốc mắt
– Viêm tổ chức trước vách ngân là nhiễm trùng mô mềm mi mắt và xung quanh nhãn cầu phía trước vách ngăn hốc mắt
– Viêm tổ chức hốc mắt là nhiễm trùng mô mềm hốc mắt phía sau vách ngăn
Chandler đã chia viêm nhiễm hốc mắt thành 5 nhóm. Nguyên nhân thông thường nhất của 2 nhòm đầu là do viêm xoang sàng. Ba nhòm còn lại đều có sự tạo mủ và có thể do nguyên nhân khác.
– Nhóm 1: Viêm quanh hốc mắt hay trước vách ngăn
– Nhóm 2: Viêm tổ chức hốc mắt
– Nhóm 3: Áp xe dưới màng xương hốc mắt
– Nhóm 4: Áp xe trong hốc mắt
– Nhóm 5: Viêm tắc tĩnh mạch xoang hang
Triệu chứng chính: lồi mắt và liệt vận nhãn, đau khi lếc mắt, giảm thị lực, phù nề kết mạc, tăng nhãn áp
Điều trị:
– Trẻ dưới 1 tuổi: sốt, có dấu màng não cần nhập viện
– Sử dụng kháng sinh liều cao nhanh, mạnh qua đường tiêm tĩnh mạch và đường uống
– Phẫu thuật dẫn lưu áp xe thoát mủ
Đau hốc mắt là dấu hiệu của bệnh u giả viêm. Tùy từng vị trí gây sưng viêm vùng hốc mắt mà có thể chia bệnh u giả viêm thành các loại khác nhau. Cụ thể:
– U giả viêm trước: Loại này gây ra tình trạng phù mi, sụp mi…
– U giả viêm lan tỏa
– Hội chứng đỉnh hốc mắt
– U giả viêm tuyến lệ: Loại này sẽ gây ra tình trạng đau, sưng vùng tuyến lệ.
Khi bị bệnh u giả viêm, mắt sẽ lồi một bên, đau hốc mắt, những cơn đau nửa bên mặt có thể kéo dài dai dẳng hàng tháng. Ngoài ra, thị lực có thể bị suy giảm, quan sát nhãn cầu thấy sưng, có thể đỏ ít… Tình trạng này cần đến ngay các bệnh viện mắt chuyên khoa để các bác sỹ khám đồng thời đưa ra phác đồ điều trị hợp lý giúp bệnh khỏi dứt điểm, tránh tái phát nguy hiểm.
2. Đau hốc mắt là dấu hiệu của u
U hốc mắt có hai loại là u lành tính và u ác tính, bệnh dễ gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ.
U lành tính có u dạng bì, loạn sản xơ ở trẻ nhỏ và u màng não, u dây thần kinh thị giác ở người lớn.
U ác tính có u ác tính sacom cơ vân, u xương ác tính ở trẻ nhỏ và u ác tính có di căn, u bạch huyết ở người lớn.
Với dạng u nang bì thì thường không gây đau đớn, ít phải cắt. tuy nhiên, nếu u tác động đến thị lực gây đau hốc mắt, nhức hốc mắt… thì cần phải loại bỏ.
3. Giãn tĩnh mạch
Đau hốc mắt cũng có thể là dấu hiệu của bệnh giãn tĩnh mạch. Tĩnh mạch chứa nhiều máu thì giãn nở làm mắt trở nên lồi ra và ngược lại. Bị giãn tĩnh mạch, nghỉ ngơi, tránh làm việc bằng mắt nhiều.
4. Viêm tai mũi họng cũng có thể khiến hốc mắt bị đau
Khi cúi xuống thấy đau hốc mắt cả hai bên, đau thần kinh trên hố thì có thể bị viêm xoang. Đau nhức do bệnh lý hốc mắt hoặc nhãn cầu thì cơn đau sẽ dồn liên tục mà không hề do tư thế hay bất kỳ tương tác gì. Với tình huống này, bệnh nhân nên đến phòng khám chuyên khoa tai mũi họng để được điều trị kịp thời.
5. Bệnh Graves
Graves là bệnh tuyến giáp gây lồi mắt với biểu hiện như chói mắt, chảy nước mắt sống, đôi khi có cảm giác nóng rát… Thậm chí ở một số trường hợp cơ mi trên sẽ co rút làm cho mắt lồi ra giống như trợn mí.
Đối với mi dưới có thể phù nề để lâu dễ bị liệt, xung huyết, mi nhắm không được kín dẫn đến biến chứng loét giác mạc, khô mắt.
6. Chấn thương
Đau hốc mắt cũng có thể do xuất huyết nhãn cầu, dị vật trong hốc mắt. Cả hai đều xảy ra lúc bị chấn thương. Tuy nhiên dị vật có thể chưa gây ra các dấu hiệu ở hốc mắt trong một thời gian dài. Do đó, để chẩn đoán chính xác cần có biện pháp hỗ trợ như chụp cắt lớp hay siêu âm.
Cách chữa đau hốc mắt
Khi có những biểu hiện như nhức hốc mắt, đau dây thần kinh hốc mắt, nhức hốc mắt đau đầu, bị đau vùng hốc mắt… cần tìm ra nguyên nhân và cách chữa đau hốc mắt để chấm dứt tình trạng khó chịu này càng nhanh càng tốt.
Các chuyên gia nhãn khoa và bác sĩ có chuyên môn cao lưu ý rằng, tùy thuộc vào bệnh cảnh lâm sàng và khám nghiệm cụ thể để tìm ra nguyên nhân của từng bệnh lý riêng biệt liên quan đến hốc mắt. Khi có triệu chứng bị đau hốc mắt, người bệnh cần đến đúng cơ sở chuyên khoa mắt để được xác định đúng bệnh lý và có phương pháp điều trị kịp thời, phù hợp, nhanh chóng, hiệu quả.
Bệnh viện Mắt Sài Gòn
BS. Nguyễn Thị Thu Thủy
Tài liệu tham khảo:
https://www.allaboutvision.com/conditions/eye-pain.htm
https://www.webmd.com/g00/eye-health/eye-pain-causes-symptoms-diagnosis-treatment?i10c.ua=1&i10c.encReferrer=aHR0cHM6Ly93d3cuZ29vZ2xlLmNvbS8%3d&i10c.dv=20
https://www.aao.org/eye-health/symptoms/pain-around-eye
http://vnio.vn/dau-dau-dau-quanh-mat.-co-thuc-su-nghiem-trong
Từ khóa » Xoay Mắt Bị đau
-
Đau đầu Quanh Mắt Có Nguy Hiểm Không? | Vinmec
-
Chứng đau Nửa đầu Gần Hốc Mắt Là Bệnh Gì? | Vinmec
-
Đau Nhức Hốc Mắt Là Bệnh Gì, Có Nghiêm Trọng Không?
-
Đau Nửa đầu Gần Hốc Mắt Là Bệnh Gì - 3 Bệnh Thường Gặp Nhất
-
Đau đầu Quanh Hốc Mắt - Tuổi Trẻ Online
-
Đau Hốc Mắt Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì? - Hello Bacsi
-
Nguyên Nhân Khiến đau Mắt Khi Liếc? - Nhà Thuốc Long Châu
-
Các Nguyên Nhân Gây đau Vùng Mặt - Răng Hàm Mặt
-
Đau đầu: Phân Loại, Nguyên Nhân Và Cách điều Trị Hiệu Quả | ACC
-
Đau Cứng Cổ Không Xoay đầu được: Đừng Chủ Quan Coi Thường! | ACC
-
Tổng Quan Về Bệnh Lý Thần Kinh Thị Giác Và Dây Thần Kinh Sọ
-
Chóng Mặt Lâng Lâng, Nhìn Mờ Là Triệu Chứng Bệnh Gì?
-
Nguyên Nhân Gây Ra Triệu Chứng đau đầu Hai Bên Thái Dương
-
Chóng Mặt; Choáng Váng Và Phương Pháp Phòng Tránh Chóng Mặt ...