Đau Nhức Hốc Mắt Là Bệnh Gì, Có Nghiêm Trọng Không?

Đôi mắt là “cửa sổ tâm hồn”, đau nhức hốc mắt không chỉ đơn giản là dấu hiệu bị mỏi mắt, mà còn là dấu hiệu của nhiều bệnh về mắt nguy hiểm. Vì vậy khi có triệu chứng đau nhức bạn tuyệt đối không nên chủ quan, hãy đi thăm khám để xác định nguyên nhân và có biện pháp điều trị kịp thời ngăn ngừa biến chứng xảy ra.

Menu xem nhanh:

Toggle
  • 1. Tình trạng đau nhức hốc mắt
    • 1.1 Đau nhức hốc mắt có nguy hiểm?
    • 1.2 Những bệnh lý bắt nguồn từ đau hốc mắt
      • 1.2.1 Viêm hốc mắt
      • 1.2.2 Tăng nhãn áp
      • 1.2.3 Viêm xoang
      • 1.2.4 Chấn thương
      • 1.2.5 Khối u
      • 1.2.6 Biến chứng tiểu đường
  • 2. Làm gì khi hốc mắt bị đau nhức?
    • 2.1 Chăm sóc tại nhà khi hốc mắt bị đau
    • 2.2 Theo dõi và điều trị với bác sĩ

1. Tình trạng đau nhức hốc mắt

1.1 Đau nhức hốc mắt có nguy hiểm?

Hốc mắt là bộ phận có kết cấu từ xương vùng mặt và xương sọ. Ở bộ phận này có đỉnh nhọn hướng ra đằng sau và phần đáy được mở rộng về trước xương. Trong hốc mắt bao gồm các tổ chức mềm. Chúng được bao bọc bởi nhiều những bộ phận dễ bị tổn thương.

Tình trạng hốc mắt bị tổn thương không phải điều hiếm gặp. Bệnh nhân có thể xác định dựa trên nhiều biểu hiện rõ rệt. Cụ thể như mi mắt sưng, mắt lồi, song thị, … Trong đó, những trường hợp hốc mắt bị đau đều tiềm ẩn những nguy cơ về bệnh lý. Càng nguy hiểm hơn khi biểu hiện đau nhức kèm theo những triệu chứng như: nhạy cảm với ánh sáng, đau đầu, suy giảm thị lực, … Khi này, người bệnh cần đặc biệt lưu ý về những vấn đề liên quan tới huyết áp, tai mũi họng, nội thần kinh, …

1.2 Những bệnh lý bắt nguồn từ đau hốc mắt

Đau hốc mắt trái hay phải, không chỉ đơn giản là mỏi mắt thông thường mà có thể là biểu hiện của một số bệnh lý sau đây:

1.2.1 Viêm hốc mắt

Viêm hốc mắt do vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng gây ra. Sự xâm nhập của vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng có thể bắt nguồn từ các chấn thương hay nhọt trong khu vực cạnh mắt, miệng, mũi,… Các vị trí viêm ở hốc mắt nếu không được xử trí sớm sẽ lan rộng, thậm chí có thể gây nhiễm trùng huyết đe dọa tính mạng của người bệnh.

Với bệnh viêm hốc mắt, triệu chứng lâm sàng chính là hốc mắt bị đau đột ngột, đau đầu, đau khi nhãn cầu vận động, … Bên cạnh đó, bệnh cũng có những triệu chứng thực thể như: xuất huyết kết mạc, phù mi, song thị, sụp mi, lồi mắt, …

Trong những bệnh lý liên quan tới hốc mắt đau, viêm hốc mắt là căn bệnh nặng nhất. Tuy nhiên, nếu bệnh được phát hiện và điều trị kịp thời có thể khỏi hoàn toàn mà không lưu lại bất kỳ di chứng nào.

1.2.2 Tăng nhãn áp

Tăng nhãn áp là bệnh xảy ra khi áp lực thủy dịch bên trong nhãn cầu tăng cao. Quá trình này sẽ tạo áp lực tác động lên mắt. Có 4 loại của tăng nhãn áp: bẩm sinh, góc mở, góc đóng và thứ phát. Trong đó, tăng nhãn áp góc mở là trường hợp nhiều người mắc phải nhất.

Ngoài đau hốc mắt, tăng nhãn áp còn được nhận biết qua một số triệu chứng khác. Điển hình như: suy giảm thị lực, nhìn vào đèn có quầng sáng chói, buồn nôn, …

1.2.3 Viêm xoang

Các vị trí viêm xoang như vùng xoang trán gần mắt, sẽ gây nhức hốc mắt, đau tăng khi hít hoặc khịt mũi, kèm xuất tiết mũi họng và sốt. Người bị viêm xoang khi cúi xuống sẽ thấy đau hai hốc mắt.

Nếu không được phát hiện, chữa trị kịp thời, viêm xoang sẽ biến chứng, nguy hiểm tới sức khỏe người bệnh. Điển hình như các biến chứng gây viêm não, viêm màng não, áp xe não, huyết khối tĩnh mạch, …  Để giảm thiểu tối đa nguy cơ biến chứng xấu, người bệnh cần tới thăm khám bác sĩ ngay khi thấy bất thường. Các bác sĩ sẽ kiểm tra và đưa ra phương pháp điều trị kịp thời.

Đau nhức hốc mắt có thể là biểu hiện của bệnh viêm xoang trán

Đau nhức hốc mắt có thể là biểu hiện của bệnh viêm xoang trán

1.2.4 Chấn thương

Các chấn thương như xuất huyết nhãn cầu, dị vật trong mắt xảy ra lúc bị chấn thương có thể là nguyên nhân trực tiếp gây đau nhức.

1.2.5 Khối u

Đây có thể là dấu hiệu của việc có khối u chèn ép dây thần kinh ở hốc mắt. Các dạng u có thể là U lành tính (có u dạng bì, loạn sản xơ ở trẻ nhỏ và u màng não, u dây thần kinh thị giác ở người lớn). U ác tính (u ác tính sarcom cơ vân, u xương ác tính ở trẻ nhỏ và u ác tính di căn, u bạch huyết ở người lớn).

Ngoài ra một số bệnh lý như tai mũi họng, cao huyết áp, tiểu đường, nội thần kinh cũng có thể là nguyên nhân gây đau vùng hốc mắt.

1.2.6 Biến chứng tiểu đường

Tiểu đường là bệnh nguy hiểm xếp thứ 3 chỉ sau bệnh về tim mạch và ung thư. Đây là một trạng thái bệnh lý do chuyển hóa không đồng nhất. Từ đó dẫn tới nồng độ insulin không ổn định.

Bệnh tiểu đường không chỉ làm mắt bị mờ đi mà còn gây đau nhức quanh mắt. Nếu người bệnh không được điều trị hiệu quả, lâu ngày có thể dẫn tới mù lòa. Thậm chí căn bệnh này có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Bệnh tiểu đường cũng có thể gây biến chứng đau nhức hốc mắt.

Bệnh tiểu đường cũng có thể gây biến chứng đau nhức hốc mắt.

2. Làm gì khi hốc mắt bị đau nhức?

2.1 Chăm sóc tại nhà khi hốc mắt bị đau

Tình trạng hốc mắt bị đau nhức có thể xử lý tại nhà với một số phương pháp như:

– Dành thời gian cho mắt nghỉ ngơi. Đặc biệt, với những người phải ngồi nhiều giờ trước máy tính, điều này càng trở nên cần thiết. Việc nghỉ ngơi sẽ giúp mắt thư giãn, tránh trường hợp quá tải.

– Sử dụng thuốc uống và thuốc nhỏ chống nhức mắt.

– Hạn chế tối đa việc nhìn thẳng vào ánh sáng mắt trời. Khi đi ra đường, đặc biệt lúc trời nắng gắt, người bệnh nên sử dụng kính râm.

– Đắp gạc hoặc miếng gel lạnh lên mắt. Điều này giúp mắt được mát xa, thư giãn, giảm mỏi và đau nhức mắt.

– Thực hiện mát xa mắt nhẹ nhàng mỗi ngày. Thói quen này giúp máu ở khu vực mắt được lưu thông, giảm căng thẳng, mệt mỏi.

Thăm khám và điều trị ngay với bác sĩ chuyên khoa khi bị đau nhức hốc mắt để được chẩn đoán nguyên nhân, tư vấn cách điều trị kịp thời chấm dứt triệu chứng khó chịu này.

Thăm khám và điều trị ngay với bác sĩ chuyên khoa khi bị đau nhức hốc mắt để được chẩn đoán nguyên nhân, tư vấn cách điều trị kịp thời chấm dứt triệu chứng khó chịu này.

2.2 Theo dõi và điều trị với bác sĩ

Khi có những biểu hiện như đau dây thần kinh hốc mắt, đau đầu, bị đau vùng hốc mắt,… cần tìm ra nguyên nhân và cách chữa để chấm dứt tình trạng khó chịu càng sớm càng tốt.

Các chuyên gia nhãn khoa và các bác sĩ có chuyên môn cao sẽ kiểm tra, thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng để tìm ra nguyên nhân gây để đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả nhất.

Chuyên khoa Mắt tại Hệ thống Y tế Thu Cúc quy tụ đội ngũ bác sĩ chuyên khoa mắt, có chứng chỉ nhãn khoa cùng hệ thống trang thiết bị máy móc hiện đại giúp xác định đúng bệnh lý và đưa ra phương pháp điều trị nhanh chóng, hiệu quả và đảm bảo vẻ thẩm mỹ cho đôi mắt của bạn.

Từ khóa » Xoay Mắt Bị đau