Đau Hông Bên Phải Là Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm Không, Cách Giảm ...
Đau hông bên phải gây ra cảm giác khó chịu cho người bệnh, cơn đau khi thì âm ỉ, khi thì dữ dội khiến mọi hoạt động sinh hoạt đều bị cản trở. Vậy bị đau ở hông phải là dấu hiệu của bệnh lý gì ? Hãy theo dõi bài viết sau để được giải đáp nhé!
Tóm tắt nội dung:
- Đau hông bên phải là bệnh gì?
- Nguyên nhân gây đau hông bên phải khác
- Cách giảm đau hông bên phải nhanh chóng
- Dứt điểm đau hông bên phải bằng phác đồ toàn diện An Cốt Nam
Đau hông bên phải là bệnh gì?
Theo các chuyên gia, đa phần những cơn đau ở bên mông phải đều liên quan trực tiếp tới các vấn đề về dây thần kinh và cột sống. Cụ thể, đây là dấu hiệu của các bệnh lý sau:
Đau thần kinh tọa
Theo thống kê, có tới hơn 70% số người bị đau hông bên phải gây ra bởi đau thần kinh tọa. Dây thần kinh tọa là dây thần kinh lớn nhất của cơ thể, nó là điểm nối từ thắt lưng tới chân.
Bản chất của đau dây thần kinh tọa là việc thoát vị đĩa đệm và thoái hóa cột sống, theo đó dây thần kinh sẽ bị chèn ép bởi đĩa đệm hoặc đốt sống gây ra những cơn đau hông bên phải khi người bệnh vận động mạnh.
Đau xương chậu
Đau xương chậu là bệnh lý có thể gặp ở hai giới. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể là do người bệnh gặp phải chấn thương trong lao động, tai nạn giao thông hoặc chịu ảnh hưởng bởi quá trình thoái hóa, loãng xương,…
Người bệnh đau xương chậu không chỉ phải đối mặt với những cơn đau hông bên phải mà cơn đau còn có xu hướng lan rộng ra những vùng xung quanh, gây cảm giác tê liệt hai chi dưới.
Thoái hóa cột sống
Thoái hóa cột sống không chỉ gây ra những cơn đau vùng cột sống cổ hoặc cột sống thắt lưng mà ở một số trường hợp cơn đau còn lan xuống vùng dưới của cơ thể, điển hình nhất là cơn đau hông bên trái hoặc bên phải.
Bất kỳ vị trí cột sống nào trên cơ thể cũng có thể bị thoái hóa. Đặc biệt, những cơn đau cột sống lưng thường có hướng lan xuống hai chi dưới. Bởi vậy, trường hợp thoái hóa cột sống gây đau nhức vùng hông phải cũng là hiện tượng phổ biến.
Sỏi thận
Đau hông bên phải cũng là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh sỏi thận. Trong giai đoạn đầu của bệnh, khi sỏi được hình thành, người bệnh sẽ phải thường xuyên đối mặt với những cơn đau bên phải hông khi thì dữ dội, khi thì xuất hiện đột ngột từng cơn.
Bệnh thận
Khi bị mắc một số các bệnh lý về thận, người bệnh sẽ có triệu chứng đau hông bên phải âm ỉ, cơn đau có thể xuất hiện đột ngột hoặc dữ dội. Ngoài ra, cơn đau còn có xu hướng lan truyền từ hông xuống dưới hai chi dưới, nhất là khi người bệnh vừa mới vận động mạnh hoặc lao động qua sức.
Viêm đại tràng
Triệu chứng đau hông phải cũng là một dấu hiệu về các bệnh đường tiêu hóa hóa, trong đó có viêm đại tràng. Hậu quả của bệnh lý viêm đại tràng để lại là những cơn đau vùng hông dữ dội khiến người bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu, gây ảnh hưởng không nhỏ đến mọi hoạt động và sinh hoạt.
Nguyên nhân gây đau hông bên phải khác
Nguyên nhân gây đau bên phải hông không chỉ là hệ quả của những bệnh lý kể trên. Có rất nhiều trường hợp bệnh nhân không mắc bất kỳ một bệnh lý nào cũng gặp tình trạng này. Đó là do một số nguyên nhân cơ học như sau:
Tư thế làm việc không đúng: Việc đứng hoặc ngồi quá lâu ở một tư thế sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến vùng cột sống. Tình trạng này diễn biến trong thời gian dài sẽ gây ra những cơn đau hông bên phải, gây cản trở khả năng di chuyển của hai chi dưới của bệnh nhân.
-
- Chấn thương: Những tác động tiêu cực đến vùng dưới lưng từ bên ngoài do tai nạn giao thông, ngã cầu thang,… nếu không được điều trị kịp thời hoặc đúng cách sẽ để lại di chứng về sau này, gây ra những cơn đau tại vị trí chấn thương. Vị trí bị tổn thương nặng nhất có lẽ là vùng hông, cơn đau hông phải có thể xuất hiện đột ngột, gây hạn chế khả năng vận động của người bệnh.
- Do tính chất công việc: Người thường xuyên phải làm việc, bê vác nặng sẽ gây áp lưng xuống vùng cột sống, lâu ngày sẽ gây tổn thương khớp sụn, những cơn đau hông bên phải đến là điều hiển nhiên.
- Lười vận động: Người lười vận động, lười tập thể thao sẽ khiến cột sống không được dẻo dai và linh hoạt. Khi có bất kỳ yếu tố nhỏ nào tác động lên hệ xương khớp sẽ lập tức gây đau nhức.
- Đau hông phải do thừa cân: Thừa cân, béo phì là một tác nhân lớn gây ra các bệnh lý về xương khớp. Trọng lượng cơ thể quá lớn sẽ gây áp lực đè nén lên vùng cột sống, lâu dần sẽ gây đau nhức, khó chịu, thậm chí là hạn chế khả năng vận động của người bệnh.
Cách giảm đau hông bên phải nhanh chóng
- Chườm đá lạnh
Phương pháp chườm đá lạnh lên hông có thể giúp giảm cơn đau mông bên phải khá hiệu quả. Khi cơn đau xuất hiện, người bệnh hãy chuẩn bị một túi đá rồi chườm lên vùng hông trong khoảng 15 phút mỗi ngày. Bạn có thể bọc thêm khăn ở bên ngoài túi đá nếu như cảm thấy quá lạnh.
- Nghỉ ngơi tại chỗ
Nếu gặp phải bất kỳ triệu chứng tổn thương vùng hông nào, tốt nhất người bệnh hãy dành thời gian để nghỉ ngơi cho vết thương lành lại. Tránh mọi hoạt động, vận động mạnh khiến cho cơn đau tái phát.
- Các bài tập chữa đau hông bên phải
Bài tập sò úp ngược
Người bệnh nằm sấp xuống sàn, hai tay để dưới trán. Đầu gối trùng xuống và hai chân dang rộng sang hai bên. Tiếp đó, xoay đùi chân ngược lại sao cho hai cẳng chân chạm vào và song song với nhau. Thực hiện động tác này 5-10 lần.
Mặt bò đa dạng
Bệnh nhân bị đau mông phải nằm ngửa, hai chân dơ cao rồi bắt chéo nhau. Dùng sức ở vùng hông, vẫn giữ nguyên tư thế rồi từ từ nâng cao chân lên nhất có thể. Giữ nguyên tư thế trong khoảng 1 phút rồi lặp lại.
Tư thế lăng ngang
Người bệnh đau ở hông bên phải nằm sấp, hai tay úp xuống sàn. Thực hiện động tác hít khi ép người xuống và thở ra khi nâng mình lên. Lập lại tư thế này 10-15 lần/ ngày.
Trên đây là một số thông tin về tình trạng đau hông bên phải cũng như một số phương pháp để ngăn chặn bệnh tái phát. Hy vọng người bệnh đã có những nhận định rõ ràng hơn về bệnh lý, từ đó có phương án phòng ngừa và điều trị hiệu quả.
Dứt điểm đau hông bên phải bằng phác đồ toàn diện An Cốt Nam
Với các cơn đau hông bên phải sinh ra do bệnh lý cột sống, xương khớp thì ngoài thực hiện các biện pháp giảm đau nêu trên, người bệnh cần điều trị sớm để khả năng chữa thành công cao hơn. Trong thực tế điều trị bệnh xương khớp, nếu chỉ áp dụng một liệu pháp đơn lẻ thì khó đạt được hiệu quả như mong đợi. Đây là lý do phác đồ An Cốt Nam với 3 yếu tố kết hợp: Thuốc uống, cao dán, vật lý trị liệu và bài tập ra đời.
Bài thuốc uống
- Là mũi nhọn tấn công, quyết định đến 75% hiệu quả điều trị.
- Đảm nhận nhiệm vụ tiêu viêm, giảm đau, đào thải độc tố ra khỏi cơ thể, hồi phục tổn thương xương khớp (nếu có) đồng thời cung cấp dinh dưỡng để giúp chắc khỏe xương, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
- Bài thuốc uống được bào chế ở dạng thuốc cao lỏng, giàu dược chất nên được cơ thể người bệnh hấp thu dễ dàng, len lỏi đến các tổ chức xương khớp phức tạp để điều trị.
Cao dán
- Có tác dụng giảm đau nhức tức thì bằng cách tận dụng đặc tính cay ấm, giàu kháng sinh giảm đau của các loại thảo dược đặc trưng. Ngoài ra, cao dán cũng thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu tốt hơn, giảm nguy cơ người bệnh phải dùng tân dược giảm đau không có lợi cho dạ dày.
Vật lý trị liệu và bài tập chuyên biệt
- Có tác dụng đả thông kinh mạch, tăng tuần hoàn máu đến xương khớp, giúp cơ thể người bệnh thư giãn, giảm đau hiệu quả. Ngoài ra, tác động đến các cơ cũng là liệu pháp hỗ trợ tuyệt vời cho dược chất trong thuốc uống tác động sâu hơn.
Bạn cần bác sĩ trực tiếp tư vấn cho trường hợp của mình?
Bấm vào đây để liên hệ ngay!
Thống kê trên 6000 người bệnh chữa chứng đau lưng, đau hông bên phải do nguyên nhân xuất phát từ các bệnh lý xương khớp cho thấy lộ trình tiến triển rất khả quan:
Tham khảo thêm trường hợp chữa thành công chứng đau thắt lưng của cô Dung (sinh năm 1973) hiện đang sinh sống tại phường Tăng Nhơn, Phú B, Quận 9, TP.HCM:
Trong thực tế, bài thuốc An Cốt Nam vốn không còn xa lạ với nhiều người bệnh xương khớp. Điển hình, bài thuốc này đã từng được Ths.Bs Hoàng Khánh Toàn dành nhiều lời khen trong chương trình “Sống khỏe mỗi ngày” trên đài VTV2.
Theo yêu cầu của độc giả, chúng tôi xin cung cấp địa chỉ để tiện liên hệ:
Lương Đức ChươngBác sĩ Lương Đức Chương sinh ngày 02/2/1954, ông nguyên là Thượng tá – Bác sỹ của Học viện Quân Y. Hiện nay, bác sĩ Chương đang làm việc và công tác tại Phòng chẩn trị y học cổ truyền Tâm Minh Đường
Bài viết liên quan:
Phác Đồ Điều Trị Đau Thần Kinh Tọa Của Bộ Y Tế Mới Nhất Mẫu bệnh án đau thần kinh tọa 2 bên theo Y học cổ truyền Vật Lý Trị Liệu Đau Thần Kinh Tọa An Toàn Và Hiệu Quả Châm cứu chữa đau thần kinh tọa an toàn, hiệu quả và nhiều tác dụng Bị Đau Thần Kinh Tọa Có Nên Đi Bộ, Tập Thể Dục Không?Từ khóa » Sốc Hông Thì Phải Làm Sao
-
Nguyên Nhân Bị Sốc Hông Là Gì? Cách Chữa Trị Nó - Elipsport
-
Sốc Hông Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý, Giảm Đau
-
Đau Xóc Hông Khi Chạy Bộ? Nguyên Nhân? Cách Khắc Phục?
-
Nguyên Nhân, Cách Xử Trí Và Phòng Chống Xóc Hông Khi Chạy Bộ
-
Làm Sao để Hết Xóc Hông Khi Chạy? - ONWAYS
-
Xóc Hông Khi Chạy Bộ | Vinmec
-
Tư Vấn: Chạy Bộ Bị Xóc Hông- Phải Làm Sao? - Tài Phát Sport
-
Vì Sao Chạy Bộ Bị Xóc Hông? Mẹo Giúp Bạn Chạy Bộ Không Bao Giờ ...
-
Tránh Xóc Hông Khi Chạy Bộ
-
Cách để Xoa Dịu Cơn đau Hông - WikiHow
-
Hướng Dẫn Cách Chạy Bền Không Bị Sốc Hông Và đau Bụng
-
Bị Xóc Hông Khi Chạy Bộ Phải Làm Sao? Nguyên Nhân Và Cách Tránh
-
Muốn Tránh Xóc Hông Khi Chạy Bộ Bạn Cần Lưu ý Những điều Sau
-
Vì Sao Mới Chạy Bộ Hay Bị đau Bụng? Cách Khắc Phục Ra Sao?
-
Đau Hông Bên Phải "coi Chừng" Mắc Những Bệnh Sau | TCI Hospital
-
Đau Hông Bên Trái Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân Và Mẹo Giảm Đau
-
Bà Bầu Bị đau Hông Khi Mang Thai: Bật Mí Cách Giảm đau Nhanh
-
Đau Hông Trái Là Bệnh Gì? Điểm Danh 7 Nguyên Nhân Phổ Biến
-
Tìm Hiểu Cách Chạy Bền Không Bị Sốc Hông - Tốc Sport