Đậu Hũ Thối Món ăn đặc Sắc Trung Hoa.
Có thể bạn quan tâm
Đậu phụ thối hay đậu hũ thối tên tiếng Trung là 臭豆腐 /chòu dòufu/ là món ăn nổi tiếng tại Trung Quốc. Nhưng không kém phần kinh dị với cái tên và mùi vị của nó. Khi mới nói đến thì có vẻ hơi đáng sợ nhưng thật bất ngờ đậu hủ thối lại được coi là một đặc sản. Đậu hũ thối có thật sự “thối” ? Chúng ta cùng tìm hiểu về Đậu hũ thối – món ăn đặc sắc Trung Hoa.
Đậu hũ thối có 2 nguồn gốc chính:
Nguồn gốc đầu tiên: Theo dân gian truyền lại, khi Chu Nguyên Chương chưa đăng cơ hoàng đế. Khi còn nhỏ ông làm ăn mày và hòa thượng tại Hoàng Giác tự. Vào một lần quá đói ông đã nhặt đậu phụ đã hỏng bị vứt đi rồi đem rán lên. Khi ăn, mùi vị ấy khiến ông khó quên.
Sau này ông được tôn lên làm thống soái và đánh đâu thắng đến đó. Khi đội quân chiếm được tỉnh An Huy, quá vui mừng ông đã hạ lệnh cho toàn quân ăn đậu phụ thối để mừng chiến thắng. Từ đó món đậu hũ thối được lưu truyền rộng rãi.
Nguồn gốc còn lại: Vào thời vua Khang Hy năm thứ tám, ở tỉnh An Huy có một anh học trò nghèo tên Vương Trí Hòa lên kinh dự thi. Cậu học trò không may thi rớt, anh ở lại kinh thành mở tiệm bán đậu phụ kiếm sống qua ngày.
Một ngày bán ế ẩm, đậu còn lại rất nhiều. Nếu bỏ đi thì phí nên anh chợt nảy ra định cắt nhỏ đậu phụ ra và cho vào một cái chum ướp muối. Sau vài ngày sau mở ra thấy hũ đậu tỏa một mùi thối vô cùng khó chịu. Nhưng anh vẫn mạnh dạn nếm thử, anh cảm thấy rất ngon và bắt đầu mang loại đậu hũ đặc biệt đó ra bán. Từ đó đậu hũ thối được lan truyền rộng rãi.
Mùi vị của đậu hũ thối như thế nào?
Đậu hũ thối nó có mùi thối giống như mùi của rau củ đang thối. Mặc dù đậu phụ thối rất ngon nhưng mùi của nó vẫn là một vấn đề thách thức đối với người ăn. Đặc biệt là những du khách lần đầu thưởng thức nó sẽ vô cùng “kinh dị”.
Theo như những người sành ăn món này, đậu phụ càng thối thì càng ngon. Ngon nhất là thưởng thức đậu hũ thối với loại sốt được pha chế đặc biệt từ nước tương, giấm và dầu ớt.
Cách làm món đậu hũ thối.
Tùy vùng miền, món đậu phụ thối lại có một cách chế biến và mùi vị đặc trưng khác nhau.
- Ở vùng Chiết Giang chuộng món đậu phụ thối chiên vàng.
- Ở vùng Hồ Nam lại để đậu phụ thối lên men với một màu đen kịt.
- Ở Trường Sa và Thiệu Hưng rất được ưa chuộng. Đặc biệt là món đậu phụ thối của Trường Sa, là món mà chủ tịch Mao Trạch Đông yêu thích nhất lúc sinh thời. Các cửa tiệm đậu hũ thối nổi tiếng nhất Trường Sa có bí quyết chọn đậu nành thật tốt, làm ra thứ đậu hũ mềm, mịn tuyệt hảo, ủ với nước cốt được chế biến từ măng tre, nấm đen… trong sáu tháng. Sau đó vớt ra để ngoài không khí trong sáu giờ vào mùa hè và hai ngày nếu vào mùa đông cho tới khi đậu hũ nổi mốc và chuyển thành màu xám.
Kế tiếp, người ta rửa sạch đậu hũ bằng nước tinh khiết. Tiếp tục để khô tự nhiên và bắt đầu mang ra bán. Thứ đậu hũ “thiên hạ đệ nhất thối” này được chiên ngập trong chảo dầu và dùng kèm với nước tương (được hâm nóng) và cải bắp muối.
Các loại nước ủ và cách chế biến.
Đậu hũ thối được ủ cùng với nước cốt gồm sữa, rau (thường là rau cải) trong khoảng sáu tháng cho lên men. Hoặc nước cốt ủ đậu hũ thối có thể là mù tạt xanh, măng tre và thảo dược Trung Quốc.
Cách chế biến đa dạng, có thể ăn trực tiếp, hấp, cắt nhỏ để xào hoặc làm các món canh, kho,… Nhưng phổ biến và được ưa chuộng nhất vẫn là món đậu phụ thối chiên vàng ruộm, rưới một chút tương ớt, tương đen lên, ăn kèm với cải muối hoặc kim chi.
Ăn đậu hũ thối có tốt không?
Theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng cho thấy đậu hũ thối hoàn toàn không có độc mà ngựơc lại nó còn có giá trị dinh dưỡng.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, món ăn này có hàm lượng vitamin B2 và B12 rất cao, giúp phòng tránh bệnh mất trí nhớ ở người già. Hàm lượng protein trong đậu hũ thối khá cao tương đương với nhiều loại thịt. Thực phẩm này còn chứa lượng canxi phong phú. Ngoài ra, các chất protein trong đậu hũ thối sau khi lên men chuyển hóa thành các loại axit amin, có tác dụng tăng cảm giác thèm ăn, hỗ trợ tiêu hóa.
Theo sách Đông Y cổ, đậu hũ thối mang tính hàn nhưng ích khí, có tác dụng điều hòa tỳ vị, giảm chướng bụng đầy hơi, thanh nhiệt tán huyết, giúp thải độc cho đại tràng.
Tuy nhiên, cái gì ăn nhiều quá cũng không tốt. Các chuyên gia khuyến cáo không nên ăn quá nhiều đậu hũ thối. Vì trong quá trình lên men, đậu hũ thối sẽ sản sinh ra các amin như methylamine, putrescine, serotonin. Có thể trong quá trình chế biến dễ bị vi khuẩn xâm nhập gây ngộ độc thực phẩm.
Thêm nữa hàm lượng muối trong đậu phụ thối khá cao vì thế không nên ăn nhiều. Hàm lượng kalo trong đậu phụ thối chiên cao hơn rất nhiều so với đậu phụ thường. Nếu ăn nhiều sẽ dẫn đến thừa kalo.
Địa chỉ ăn món đậu hũ thối?
Bạn sẽ dễ dàng tìm thấy món đậu phụ thối ở các quán ăn lề đường, chợ đêm hoặc các quán ăn bình dân ở các tỉnh phía Nam Trung Quốc, Hongkong, Đài Loan,…
Có một lưu ý đó là các nhà hàng lớn thường rất ít chế biến món ăn này. Chủ yếu là do cái mùi “thối” của nó.
Những lưu ý khi ăn đậu hũ thối.
- Ăn ít các món đậu hũ thối chiên, rán hoặc cho quá nhiều tương, gia vị. Nếu chiên đi chiên lại nhiều lần sẽ làm mất đi các chất dinh dưỡng. Thậm chí dẫn đến ung thư.
- Việc ăn đậu phụ thối quá mặn chứa hàm lượng natri cao. Đặc biệt món này không tốt cho người bị bệnh thận và cao huyết áp.
- Chú ý dầu để chiên đậu, tránh ăn dầu đã chiên đi chiên lại nhiều lần.
- Không nên mua đậu phụ thối có mùi quá nặng.
- Chọn những quán ăn có uy tín, đảm bảo vệ sinh.
>>Xem thêm: Các món ăn truyền thống Trung Quốc.
Từ khóa » đậu Phụ Thối Tiếng Trung
-
Đậu Phụ Thối – Wikipedia Tiếng Việt
-
Đậu Phụ Thối – Du Học Trung Quốc 2022 - Wiki Tiếng Việt
-
Học Tiếng Trung Quốc - [ẨM THỰC TRUNG HOA] ĐẬU PHỤ THỐI
-
Đậu Phụ Thối - Món ăn độc đáo Của đất Nước Trung Hoa
-
Giới Thiệu Về Món đậu Phụ Thối Của Trung Quốc
-
Đậu Hủ Thối Trong Tiếng Trung Là Gì - SGV
-
Đậu Phụ Thối – Du Học Trung Quốc 2022 - Wiki Tiếng Việt
-
Đậu Phụ Thối Trung Quốc: Vừa ăn Vừa Bịt Mũi Nhưng Vẫn Rất Ngon
-
Đậu Hũ Thối Trung Quốc
-
Top 12 đậu Phụ Thối Trung Quốc
-
Top 13 đậu Phụ Thối Tiếng Anh Là Gì
-
Tiếng Trung Hàng Ngày- Đậu Phụ Thối - YouTube
-
Đậu Phụ Thối Là Gì? Cách Làm đậu Phụ Thối Của Trung Quốc
-
Hướng Dẫn Làm đậu Hũ Thối Ngon Như Người Trung Làm