đau Khi Chớp Mắt | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
Có thể bạn quan tâm
Nguyên nhân nào gây đau khi chớp mắt
Nguyên nhân phổ biến nhất là do bụi bẩn, hạt cát…dính vào mắt và gây đau. Tuy nhiên, cơn đau này có thể do chấn thương hoặc các bệnh lý khác.
1. Chấn thương
Đôi mắt dễ bị tổn thương. Những chấn thương cấp tính hoặc các hạt nhỏ có thể làm tổn thương mắt và gây đau. Trầy xước bề mặt mắt (trên giác mạc) là một chấn thương phổ biến có thể dễ dàng xảy ra do cọ xát hoặc va chạm trúng mắt. Đôi mắt cũng có thể bị bỏng do tiếp xúc quá nhiều tia cực tím từ mặt trời hoặc do tiếp xúc với một số chất hóa học. Có ba loại bỏng hóa chất có thể xảy ra:
- Bỏng chất kiềm: Đây là loại bỏng nặng nhất và thường do các sản phẩm tẩy rửa có chứa amoniac, xút hoặc vôi.
- Bỏng chất axit: Những vết bỏng không nghiêm trọng như bỏng chất kiềm; có thể do giấm hoặc một số loại chất đánh bóng có chứa axit hydrofluoric.
- Chất gây kích ứng: Chất kích ứng hiếm khi làm hỏng mắt, nhưng có thể gây khó chịu. Chúng có thể là chất tẩy rửa hoặc xịt hơi cay.
2. Viêm kết mạc
Viêm kết mạc hay bệnh mắt đỏ là tình trạng viêm lớp màng trong suốt bao phủ mắt và mặt dưới của mí mắt. Mạch máu có thể sung huyết và làm cho các phần trắng của mắt có màu đỏ và gây đau. Tình trạng này là do viêm nhiễm hoặc dị ứng, chẳng hạn như sốt hoa cỏ (hay fever) hoặc dị ứng với thú cưng. Viêm kết mạc do viêm nhiễm có thể lây cho người khác.
3. Mụt chắp
Mụt chắp xảy ra khi các nang lông mi hoặc tuyến dầu trên mí mắt bị nhiễm trùng. Nó làm mí mắt sưng đau khi chớp mắt. Mặc dù bản thân mụt chắp không phải bệnh truyền nhiễm, nhưng vi khuẩn gây ra nó có thể lây truyền sang người khác.
Hầu hết mụt chắp được gây ra bởi các vi khuẩn như Staphylococcus aureus có thể lây sang người khác khi tiếp xúc gần.
4. Viêm tuyến lệ
Tuyến lệ có thể nhiễm vi khuẩn nếu nó bị tắc nghẽn như do các hạt bụt trong mắt. Điều này có thể làm đau khóe mắt khi chớp mắt.
5. Viêm bờ mi
Viêm bờ mi là tình trạng các cạnh của mí mắt trên hoặc mi mắt dưới bị viêm. Viêm mi mắt có thể gây đau khi chớp mắt. Tình trạng này có thể do vi khuẩn, tắc nghẽn các tuyến bờ mi hoặc một số bệnh lý da đặc biệt, chẳng hạn như viêm da tiết bã.
6. Loét giác mạc
Loét giác mạc là một vết loét nằm trên bề mặt của mắt. Chúng thường xảy ra do nhiễm trùng, nhưng cũng có thể có từ các chấn thương, chẳng hạn như trầy xước hoặc bỏng.
7. Viêm xoang
Xoang là hệ thống những lỗ nhỏ xung quanh mắt và mũi. Viêm xoang thường là do nhiễm virus. Bệnh nhân sẽ có triệu chứng nghẹt mũi, đau vùng hốc mắt, nhức đầu và một số triệu chứng giống cảm cúm.
8. Viêm thần kinh thị giác
Viêm dây thần kinh thị giác xảy ra khi dây thần kinh thị giác bị viêm, làm gián đoạn việc truyền thông tin giữa mắt và não.
Tình trạng viêm này có thể gây đau mắt. Ngoài ra, nó có thể làm giảm thị lực tạm thời và ảnh hưởng đến cảm nhận màu sắc.
9. Hội chứng khô mắt
Hội chứng khô mắt, còn được gọi là bệnh khô mắt, là một tình trạng sản xuất nước mắt bị gián đoạn. Điều này khiến mắt bị khô và dễ kích ứng.
10. Bệnh Graves hay cường giáp tự miễn
Hiện nay, nguyên nhân bệnh này vẫn chưa rõ ràng. Một số chuyên gia cho rằng bệnh Basedow là bệnh tự miễn, nghĩa là cơ thể con người tự tiết ra kháng thể chống lại chính cơ thể mình. Cụ thể, trong bệnh Basedow các kháng thể này tấn công và phá hủy tế bào tuyến giáp.
Nó có thể gây viêm trong và xung quanh mắt, có thể gây đau trong khi chớp mắt. Các triệu chứng khác bao gồm lo lắng, tăng động thái quá, ngứa ngáy, thay đổi tâm trạng, khó ngủ và khát nước nhiều.
11. Viêm giác mạc
Viêm giác mạc là tình trạng viêm nhiễm giác mạc do vi khuẩn hoặc virus gây ra. Nó có thể gây đau, cảm giác khó chịu như cộm mắt và nhạy cảm với ánh sáng.
Điều trị
Việc điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân gây nên cơn đau này:
1. Chấn thương
Thuốc nhỏ mắt có thể được sử dụng để làm giảm bớt sự khó chịu và phòng ngừa nhiễm trùng.
Một vết bỏng do ánh sáng chói phải được bảo vệ bằng cách sử dụng kính râm và tránh ánh sáng cực tím. Trong một số trường hợp, miếng dán mắt có thể cần thiết để bảo vệ mắt và cho phép nó lành. Thuốc cũng có thể được sử dụng để giảm đau, ngăn ngừa nhiễm trùng và thư giãn các cơ mắt.
Trong trường hợp bỏng do hóa chất, mắt bị ảnh hưởng phải được rửa ngay bằng nước muối hoặc nước lạnh vô trùng. Bỏng nghiêm trọng sẽ cần điều trị y tế và thậm chí có thể cần phẫu thuật.
2. Viêm kết mạc
Viêm kết mạc có thể được điều trị tại nhà bằng cách:
- Tránh các chất gây dị ứng hoặc các chất gây ra tình trạng này
- Tránh chạm vào hoặc dụi mắt
- Sử dụng túi chườm mát để giảm bớt kích ứng
- Không sử dụng kính áp tròng cho đến khi các triệu chứng biến mất hoàn toàn
- Giữ mắt và tay sạch sẽ
- Dùng thuốc nhỏ mắt có thể giúp giảm triệu chứng
Trong một số trường hợp, thuốc có thể được yêu cầu để giảm các triệu chứng nghiêm trọng hoặc giúp giảm đau nhanh hơn.
3. Mụt chắp
Mụt chắp có thể được điều trị tại nhà bằng cách đắp miếng gạc ấm nhiều lần trong ngày để giảm sưng. Người bệnh nên tránh trang điểm xung quanh mắt hay sử dụng kính áp tròng cho đến khi mụt chắp đã lành hoàn toàn.
Nếu mụt chắp không đáp ứng với điều trị tại nhà sau một vài ngày, có thể bạn cần đến chăm sóc y tế
4. Viêm tuyến lệ
Viêm tuyến lệ thường được điều trị bằng kháng sinh. Thuốc nhỏ mắt cũng thường được bác sĩ kê đơn để giúp giảm các triệu chứng. Một số trường hợp hiếm hơn cần phải phẫu thuật.
5. Viêm bờ mi
Viêm bờ mi là bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng có thể điều trị giảm các triệu chứng như:
- Giữ cho mí mắt sạch sẽ, bao gồm sử dụng tẩy tế bào chết cho mí mắt và làm sạch mí mắt.
- Sử dụng một miếng gạc ấm từ 5 đến 10 phút để làm mềm da và loại bỏ lớp mài cứng.
- Xoa bóp nhẹ nhàng mi mắt để giúp tiết dầu.
Trong một số trường hợp nghiêm trọng, kháng sinh có thể cần sử dụng.
6. Loét giác mạc
Loét giác mạc thường được điều trị bằng thuốc kháng sinh, kháng nấm hay kháng virus. Sử dụng gạc mát và tránh dụi hay chạm vào mắt sẽ giúp làm triệu chứng. Các trường hợp nặng có thể cần phẫu thuật
7. Viêm xoang
Nhiều trường hợp viêm xoang có thể điều trị tại nhà. Các triệu chứng có thể thuyên giảm bằng cách:
- Đắp một miếng gạc ấm từ 5 đến 10 phút, nhiều lần trong ngày
- Dùng thuốc giảm đau không kê đơn, như ibuprofen
- Phun khí dung
- Sử dụng nước muối nhỏ mũi
- Nghỉ ngơi và uống nước
8. Viêm thần kinh thị giác
Nhiều trường hợp viêm thần kinh thị giác không cần phải điều trị và sẽ tự lành. Tuy nhiên, các trường hợp dai dẳng có thể điều trị bằng steroid để giảm viêm. Steroid có thể dùng dạng tiêm hay viên uống.
9. Hội chứng khô mắt
Hội chứng khô mắt thường được điều trị bằng thuốc nhỏ mắt không cần kê đơn và thuốc kháng viêm.
Thay đổi lối sống có thể giúp ích, như giảm thời gian sử dụng màn hình TV, máy tính, uống đủ nước và hạn chế caffeine. Trường hợp nặng hơn có thể cần tới phẫu thuật.
10. Bệnh Graves
Lượng hormone tuyến giáp có thể giảm khi dùng thuốc kháng giáp hoặc liệu pháp iod phóng xạ hay phẫu thuật. Những phẫu thuật thường chỉ thực hiện trên những bệnh nhân trẻ.
11. Viêm giác mạc
Những ca viêm giác mạc nhẹ được điều trị bằng thuốc kháng sinh nhỏ mắt. Những ca nặng hơn có thể cần thuốc kháng sinh toàn thân. Phẫu thuật có thể phải thực hiện ở những trường hợp hiếm gặp.
KHI NÀO CẦN GẶP BÁC SĨ
Phần lớn các trường hợp đau mắt có thể điều trị tại nhà với cách điều trị đơn giản như sử dụng gạc ấm hay tránh các kích thích mắt.
Tuy nhiên, bệnh nhân có kèm với các triệu chứng khác nên gặp bác sĩ, một số nguyên nhân làm đau mắt có thể gây mất thị lực vĩnh viến nếu không được điều trị.
Các triệu chứng cần lưu ý bao gồm:
- Mất thị lực
- Rối loạn thị giác như thấy ánh đèn nhấp nháy…
- Đau đầu nặng
- Đau sâu trong mắt
- Nhạy cảm với ánh sáng
- Đỏ mắt nghiêm trọn
Đến khám ngay khi có các triệu chứng để bác sĩ có thể lên phương án điều trị tốt nhất.
Xem thêm: Viêm bờ mi
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh
facebook.com/BVNTP
youtube.com/bvntp
Từ khóa » đau Rát Mi Mắt Dưới
-
Viêm Bờ Mi Mắt: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân Và Cách điều Trị
-
Hiểu Rõ Về Tình Trạng Viêm Bờ Mi Dưới Và Cách điều Trị - Medlatec
-
Bị Sưng Mí Mắt Dưới Hoặc Trên: Nguyên Nhân Và điều Trị - Hello Bacsi
-
Sưng Mi Mắt, Một Số Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
-
Vì Sao Bạn đau Bọng Mắt? - Vinmec
-
Viêm Bờ Mi Mắt Có Nguy Hiểm Không? | TCI Hospital
-
Sưng Mi Mắt - Cẩm Nang MSD - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Những Nguyên Nhân Chính Gây Nên Hiện Tượng Sưng Mi Mắt
-
Tại Sao Mắt Bị Rát, Triệu Chứng Bất Thường Có Thể Khiến Mắt Gặp Nguy ...
-
Bệnh đau Mắt đỏ Và Những điều Bạn Nên Biết
-
Sưng Mí Mắt: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục - Docosan
-
Giải đáp: Tại Sao Bọng Mắt Dưới Bị Sưng đỏ Và đau?
-
Nguyên Nhân Gây Ra Ngứa Vùng Da Quanh Mắt - Sở Y Tế Nam Định
-
Những điều Cần Biết Về Tình Trạng Mí Mắt Dưới Bị Sưng - Dr.Hải Lê
-
Viêm Bờ Mi Và Cách điều Trị - Tuổi Trẻ Online
-
Viêm Bờ Mi: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân Và Cách điều Trị