Đau Khớp Háng Bên Phải, Bên Trái Là Bệnh Gì? Phải Làm Sao?

Đau khớp háng bên phải, bên trái là các vị trí đau phổ biến nhất do khớp háng bị tổn thương, thoái hóa. Vậy đây là triệu chứng của bệnh gì, cách xử lý và điều trị như thế nào ? Chúng ta cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Tóm tắt nội dung:

Toggle
  • Đau khớp háng bên trái, bên phải là bệnh gì?
  • Bị đau khớp háng bên phải, bên trái phải làm sao?
  • Dứt điểm đau khớp háng bên trái hoặc phải nhờ An cốt nam

Đau khớp háng bên trái, bên phải là bệnh gì?

Khớp háng bên phải, bên trái bị đau là triệu chứng chỉ điểm rằng khớp háng bên phải đang gặp phải tình trạng bệnh lý. Đôi khi đơn giản là do vận động quá mức nhưng đôi khi lại nặng nề hơn có thể là bị như viêm, hoại tử khớp háng ….Những cơn đau khớp háng có thể gặp ở bất cứ độ tuổi nào.

Những cơn đau nhức khớp háng bên phải hoặc bên trái diễn ra thường xuyên có thể là dấu hiệu quả một số bệnh lý sau:

  • Thoái hóa khớp háng

Khi con người bước vào độ tuổi lão hóa thì các sụn, xương bao hoạt dịch cũng sẽ dần thoái hóa và dễ gặp phải các tổn thương. Sụn ngày càng bị bào mòn, lượng dịch đến không đủ làm sụn và dây chằng không được nuôi dưỡng. Khớp không được bôi trơn sẽ làm tăng cảm giác đau và tạo ra tiếng lục cục khi vận động.

Nặng hơn còn xuất hiện các đợt viêm do phản ứng của khớp làm xuất hiện triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau. Người bệnh sẽ bị hạn chế trong việc di chuyển, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.

đau khớp háng

Đau khớp háng bên phải, trái ngoài nguyên nhân do tuổi già, bệnh còn có thể là tiến triển của những bệnh lý khác tại khớp háng trước đó như:

  1. Sau những chấn thương như: Xương đùi bị gãy ở cổ, trật khớp háng hoặc ổ cối vỡ.
  2. Thoái hóa khớp ở vùng háng sau khi bị hoại tử chỏm xương đùi. Trong quá trình hoại tử các cấu trúc sụn, dây chằng, xương,… đã bị hủy hoại một phần và tăng sinh các tổ chức xơ hóa làm cho cấu trúc khớp bị thay đổi. Về sau chức năng sinh lý, giải phẫu không còn nguyên vẹn kéo theo đó quá trình thoái hóa sớm.
  3. Thấp khớp,viêm cột sống dính khớp, viêm khớp dạng thấp.
  • Viêm khớp háng

Ở trẻ em nếu bị viêm khớp háng thì rất nguy hiểm vì về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Bệnh do nhiều nguyên nhân có thể là do di truyền, do mắc virus,…

Tình trạng viêm đau khớp háng trái, phải cũng có thể xảy ra ở người lớn nhưng thường thấp hơn ở trẻ em, nguyên nhân được nhận định là do các rễ thần kinh bị chèn ép.

  • Trật khớp háng

Cử động bất thường tại khớp háng hay quá mức trong quá trình tập luyện, chơi thể thao, lao động cũng có nguy cơ gây trật khớp háng. Người bệnh sẽ có cơn đau đột ngột, sau đó là mất vận động khớp háng.

Cần đưa người bệnh đến khám và kiểm tra, chụp X-quang để chẩn đoán và có hướng xử trí kịp thời, đúng đắn. Không được tự ý nắn chỉnh tại nhà.

  • Loạn sản khớp háng tiến triển(DDH)

Là bệnh gặp ở trẻ nhỏ với nhiều dạng khác nhau bao gồm: Loạn sản khớp háng, loạn sản ổ cối, loạn sản tiến triển khớp háng, trật khớp háng tiến triển, trật khớp háng bẩm sinh.

Bị đau khớp háng bên phải, bên trái phải làm sao?

Tùy từng mặt bệnh, nguyên nhân mà sẽ có phác đồ điều trị khác nhau, nhưng cơ bản đều là cho bệnh nhân dùng thuốc giảm đau, ngoài ra sẽ kết hợp với các phương pháp, loại thuốc khác:

  • Với nguyên nhân do chấn thương
  1. Những trường hợp đau khớp háng bên phải, trái không cần phẫu thuật, không đủ điều kiện phẫu thuật thì áp dụng các phương pháp: Nắn chỉnh khớp, bó bột, kéo liên tục.
  2. Những trường hợp đủ điều kiện phẫu thuật và cần phẫu thuật thì tùy mức độ tổn thương, vị trí tổn thương mà chọn phương pháp phẫu thuật thay khớp háng bán phần hay toàn phần.
  3. Lưu ý: Người đã từng bị trật khớp háng thì nguy cơ bị trật lại là rất cao, vì vậy cần có chế độ tập luyện, chơi thể thao điều độ, tránh quá sức.
  • Trường hợp nguyên nhân do bệnh lý

Các bệnh viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, thấp khớp: Sử dụng thuốc chống viêm không steroid, thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày, chế phẩm sinh học.

  1. Đặc biệt với bệnh hoại tử chỏm xương đùi: Đây là bệnh lý nguy hiểm có thể ảnh hưởng tới tính mạng bệnh nhân. Bệnh đang có xu hướng trẻ hóa, hậu quả bệnh để lại còn có thể dẫn tới tàn tật vì vậy cần được điều trị đúng đắn, kịp thời. Đối với giai đoạn sớm cần điều trị bằng các thuốc giảm đau, chống viêm. Cần thiết thì phẫu thuật.
  2. Viêm khớp háng: Đặc biệt là viêm khớp háng ở trẻ em cần đặc biệt chú ý. Bệnh được điều trị tùy theo nguyên nhân nhưng chủ yếu là các thuốc chống viêm, tăng sức đề kháng cho trẻ. Sau khi đã điều trị bằng phác đồ đơn giản mà bệnh không có diễn biến tốt lên thì bác sĩ có thể can thiệp phẫu thuật bằng cách thay khớp háng nhân tạo cho trẻ.
  3. Thoái hóa khớp háng do tuổi già: Là bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn. Chỉ có thể dùng các thuốc giảm đau tạm thời, bổ sung dinh dưỡng, tập luyện đều đặn để nâng cao sức khỏe và giảm tốc độ quá trình thoái hóa.

Trên đây là một vài thông tin cơ bản về triệu chứng đau khớp háng phải và bên trái. Hy vọng bạn đọc đã có thêm những thông tin bổ ích!

Dứt điểm đau khớp háng bên trái hoặc phải nhờ An cốt nam

Chứng đau khớp háng bên phải và bên trái nghe thì có vẻ đơn giản nhưng nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng khó lường, nghiêm trọng nhất là liệt vĩnh viễn. Theo đó, An Cốt Nam là một trong số rất ít bài thuốc Đông y mang đến hiệu quả cao trong điều trị chứng đau khớp háng bên phải và bên trái. Đồng thời, bài thuốc tác động toàn diện, dứt điểm chứng đau thần kinh tọa nhờ lộ trình KIỀNG 3 CHÂN độc đáo, bao gồm: Thuốc uống, cao dán và vật lý trị liệu…  giúp thông kinh hoạt lạc, tiêu viêm giảm đau và phục hồi tổn thương xương khớp từ sâu bên trong.

an cốt nam ưu điểm 2

Nhờ kinh nghiệm nhiều năm khám chữa bệnh, các lương y Tâm Minh Đường khi bào chế An Cốt Nam dưới dạng sắc sẵn – dạng thuốc tốt nhất của Đông y mang đến tác dụng điều trị đau khớp háng bên phải và bên trái vượt trội, hơn hẳn những bài thuốc ở thể rắn khác.

Bên cạnh đó, không thể bỏ qua tác dụng của cao dán và vật lý trị liệu tác động đa chiều, ngăn ngừa biến chứng tàn phế do đau khớp háng bên phải và bên trái mang lại. Cao dán với thành phần từ Địa liền, Quế chi… đưa dược chất thẩm thấu sâu đến từng cấu trúc sụn khớp, hàn gắn tổn thương.

Trong quá trình điều trị, người bệnh sẽ được trải qua 5 bước vật lý trị liệu HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ được thực hiện dưới bàn tay của những chuyên gia xương khớp đầu ngành. Trong đó, kỹ thuật đốt thuốc ống tre Nhật Bản chưa từng xuất hiện tại Việt Nam được coi là điểm sáng khi có sự kết hợp hoàn hảo của thảo dược nước nhà và y học hiện đại Nhật Bản giúp hỗ trợ và thúc đẩy quả trình điều trị.

an cốt nam lộ trình điều trị kiềng ba chân

Nhận định về phác đồ An Cốt Nam, trong chương trình “Sống khỏe mỗi ngày” – Đài VTV2, Ths.Bs Hoàng Khánh Toàn (Trưởng Khoa Đông y viện 108) đánh giá cao về bài thuốc với khả năng điều trị bệnh xương khớp nói chung toàn diện, an toàn và dứt điểm.

Nhờ vậy, có đến 90% bệnh nhân hài lòng với hiệu quả bài thuốc chỉ sau 1 liệu trình điều trị. Đó là những ưu điểm khiến bài thuốc An Cốt Nam ngày càng nhận được sự tin tưởng của bệnh nhân trong và ngoài nước.

Bạn cần bác sĩ trực tiếp tư vấn cho trường hợp của mình?

Bấm vào đây để liên hệ ngay!

hotline miền bắc hotline sài gòn

Theo yêu cầu của bạn đọc ở số trước, chúng tôi xin cung cấp địa chỉ nhà thuốc:

Nguyễn Bá VưỡngNguyễn Bá Vưỡng

Bác sĩ Nguyễn Bá Vưỡng sinh ngày 25/06/1959, ông nguyên là phó khoa Đông y của Viện Y học cổ truyền Quân đội. Bác sĩ Vưỡng hiện đang làm việc tại Phòng chẩn trị y học cổ truyền Tâm Minh Đường và tác giả biên soan, chịu trách nhiệm nội dung trên trên website tamminhduong.com của Nhà thuốc Tâm Minh Đường.

Bài viết liên quan:

Đau khớp háng khi mang thaiBà bầu đau khớp háng khi mang thai 3 tháng đầu, tháng cuối Thoái hóa khớp hángThoái Hóa Khớp Háng Là Gì? Triệu Chứng, Bài Tập Và Cách Chữa Viêm đau khớp hángViêm Đau Khớp Háng Là Gì? Triệu Chứng Và Cách Điều Trị Nhanh Nhất Đau lưng bên phảiĐau Lưng Bên Phải Là Dấu Hiệu Bệnh Gì, Có Nguy Hiểm Không? Đau lưng không đứng thẳng đượcĐau Lưng Không Đứng Thẳng Được Là Bệnh Gì Và Cách Chữa Hiệu Quả

Từ khóa » đau Khớp Háng Chân Phải