February – 2021 – Phẫu Thuật Xương Khớp - Chấn Thương Chỉnh Hình

Phẫu thuật xương khớp

Chấn thương chỉnh hình - Nội soi & Thay khớp

Phauthuatxuongkhop.com Trình đơnPhẫu thuật khớp gối – Chấn thương – bệnh lý khớp gối – Thay khớp – Nội soi khớp – Phẫu thuật liên quan Phẫu thuật khớp háng – Chấn thương – bệnh lý khớp háng – Thay khớp – Nội soi khớp – Phẫu thuật liên quan Chấn thương chỉnh hình – Gãy xương trật khớp – Bệnh lý khối u – Bệnh lý bẩm sinh – Các rối loạn mắc phải – Sửa chữa di chứng Phục hồi chức năng – Sau mổ thay khớp – Sau mổ nội soi khớp – Sau mổ chấn thương chỉnh hình – Video – Hình ảnh cá nhân – Bệnh nhân tiêu biểu

Chủ đề chính

  • Chấn thương khớp gối
  • Thoái hoá khớp gối
  • Gãy cổ xương đùi
  • Tiêu chỏm xương đùi
  • Thoái hoá khớp háng
Đặt lịch khám tại Bệnh viện Việt Đức qua Hotline: 0978717789. Tư vấn: toanddd@gmail.com
  • tai-thu-vien

    Cập nhật kiến thức Cập nhật thông tin - Tư vấn giải đáp - Trao đổi kinh nghiệm

  • Cập nhật kiến thức 2-1

    Cập nhật kiến thức Cập nhật thông tin - Tư vấn giải đáp - Trao đổi kinh nghiệm

  • Cập nhật kiến thức 3-1

    Cập nhật kiến thức Cập nhật thông tin - Tư vấn giải đáp - Trao đổi kinh nghiệm

  • phau-thuat-chinh-hinh

    Phẫu thuật chỉnh hình Cập nhật thông tin - Tư vấn giải đáp - Trao đổi kinh nghiệm

  • phau-thuat-khop-goi

    Phẫu thuật nội soi khớp gối Cập nhật thông tin - Tư vấn giải đáp - Trao đổi kinh nghiệm

  • Nội soi khớp gối 3

    Phẫu thuật nội soi khớp gối Cập nhật thông tin - Tư vấn giải đáp - Trao đổi kinh nghiệm

  • thay-khop-goi1

    Phẫu thuật thay khớp gối Cập nhật thông tin - Tư vấn giải đáp - Trao đổi kinh nghiệm

  • thay-khop-goi2

    Phẫu thuật thay khớp gối Cập nhật thông tin - Tư vấn giải đáp - Trao đổi kinh nghiệm

  • thay-khop-hang

    Phẫu thuật thay khớp háng Cập nhật thông tin - Tư vấn giải đáp - Trao đổi kinh nghiệm

  • quan-he-quoc-te1

    Quan hệ quốc tế Cập nhật thông tin - Tư vấn giải đáp - Trao đổi kinh nghiệm

  • quan-he-quoc-te2

    Quan hệ quốc tế Cập nhật thông tin - Tư vấn giải đáp - Trao đổi kinh nghiệm

  • Quan hệ quốc tế 1-1

    Quan hệ quốc tế Cập nhật thông tin - Tư vấn giải đáp - Trao đổi kinh nghiệm

  • Quan hệ quốc tế 2-1

    Quan hệ quốc tế Cập nhật thông tin - Tư vấn giải đáp - Trao đổi kinh nghiệm

  • chat-luong-cuoc-song

    Người có sức khỏe, có hy vọng, và người có hy vọng, có tất cả mọi thứ. He who has health, has hope, and he who has hope, has everything.

Có nhiều nguyên nhân gây đau khớp háng, sau đây là một số nguyên nhân thường gặp:

  • Thoái hóa khớp
  • Viêm đa khớp dạng thấp
  • Thoái hóa khớp sau chấn thương
  • Hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi (hoại tử vô mạch)
  • Bệnh lý khớp háng ở trẻ em

1. Thoái hóa khớp háng

Đau khớp háng

Thoái hóa khớp háng

Thoái hóa khớp háng là bệnh phổ biến dẫn đến phải phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo. Thoái hóa khớp háng là hậu quả của quá trình mòn khớp, gặp nhiều ở người có tuổi. Bệnh thường xuất hiện ở một bên khớp tại một thời điểm. Khi bệnh tiến triển, lớp sụn khớp mất dần, khe khớp hẹp lại và xuất hiện nhiều gai xương. Biểu hiện trên lâm sàng là đau khớp háng, hạn chế biện độ vân động của háng (cứng khớp háng)

2. Viêm khớp dạng thấp

Đau khớp háng

Viêm khớp dạng thấp

Không giống như thoái hóa khớp, bệnh viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng đến nhiều khớp tại một thời điểm. Biểu hiện trên lâm sàng là nhiều khớp sưng, đau và cứng khớp tại cùng một thời điểm. Bệnh tiến triển nặng dần làm cho khớp bị biến dạng.

3. Thoái hóa khớp sau chấn thương

Đau khớp háng

Gãy cổ xương đùi

Bề mặt khớp bị tổn thương do lực chấn thương

4. Hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi (hoại tử vô mạch)

đau khớp háng

Hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi

Do một nguyên nhân nào đó (trật khớp háng, gãy cổ xương đùi hoặc tự phát…) làm tổn thương mạch máu nuôi chỏm xương đùi, dẫn đến phần chỏm xương đùi không có máu nuôi gây nên hoại tử. Lâm sàng có dấu hiện đau và hạn chế vận động háng. Trên phim xquang, chỏm xương đùi biến dạng, khe khớp hẹp.

5. Bệnh lý khớp háng ở trẻ em

đau khớp háng

Bệnh Perthes

Một số trẻ em và trẻ sơ sinh có vấn đề về khớp hang, thậm chí mặc dù đã được điều trị đúng đắn, song khớp háng vẫn có thể tiến triển thành viêm, thoái hóa khớp khi trưởng thành. Quá trình thoái hóa khớp diễn ra do sự biến đổi bất thường của khớp, ảnh hưởng đến diện khớp. Các bệnh thường gặp ở trẻ em như loạn sản khớp, bệnh Perthes, bong sụn tiếp đầu trên xương đùi…

Triệu chứng lâm sàng (Các biểu hiện)

đau khớp háng

Biểu hiện lâm sàng

Các dấu hiện của khớp háng thường xuất hiện từ từ tăng dần. Ban đầu, dấu hiệu đau khớp có thể xuất hiện thoáng qua rồi biến mất. Đau khớp có thể chỉ xuất hiện khi bạn đi bộ trên một quảng đường dài, khi gấp háng hoặc khi leo cầu thang. Khi bệnh tiến triển nặng hơn, đau có thể xuất hiện cả khi ngồi, nằm hoặc thậm chí khi ngủ. Cơn đau có thể kéo dài hơn, hoặc đau giai dẳng, thường xuyên khi bệnh đã ở giai đoạn nặng.

Thông thường, lúc đầu đau có thể xuất hiện ở háng hoặc vùng trên, sau mông. Đau có thể lan xuống mặt trước đùi, đến đầu gối. Cảm giác khớp háng cứng, chặt.

Người bệnh có cảm giác hơi khó khăn khi làm các động tác như cắt móng chân, đi tất, đi giầy hoặc khi mặc quần áo. Khi ngồi ghế, cảm thấy khó khăn khi đứng dậy, hoặc khó khăn khi bước lên hoặc xuống xe hơi, lên xuống cầu thang…Khi đi bộ, người bệnh cảm thấy khó bước trong vài bước đầu tiên, thậm chí đi tập tễnh hoặc phải dừng để nghỉ ngơi. Theo thời gian, người bệnh không thể duỗi thẳng gối, chân ngắn hơn chân lành

Chẩn đoán bệnh

Khi người bệnh có những dấu hiệu như đau, cứng khớp háng, khó khăn khi bước đi… thì nên đi khám bác sỹ chuyên khoa chấn thương chỉnh hình để bác sỹ tìm nguyên nhân gây đau khớp háng. Thông thường chỉ cần làm một số xét nghiệm cơ bản và chỉ cần chụp phim Xquang thường qui cũng đủ để chẩn đoán nguyên nhân

Điều trị không phẫu thuật 

Có nhiều phương pháp điều trị không phẫu thuật:

  • Thay đổi thói quen sinh hoạt
  • Giảm cân, tập luyện
  • Dùng các phương tiện trợ giúp khi đi lại
  • Thuốc

1. Thay đổi thói quen sinh hoạt

Đầu tiên người bệnh cần hạn chế hoặc thay đổi những thói quen sinh hoạt hằng ngày mà có thể làm tổn thương tăng thêm cho khớp háng, như không đi bộ quảng đường dài, hạn chế leo trèo cầu thang, hạn chế hoặc dừng chơi các môn thể thao làm tăng sức nặng cho khớp như chơi tenis, cầu lông…

2. Giảm cân, tập luyện

Khi cân nặng của người bệnh giảm, sẽ giúp giảm lực tải tác động lên khớp háng, phần nào giúp người bệnh giảm đau và giảm mức độ tiến triển của bệnh.

Một chương trình tập luyện phục hồi chức năng thường xuyên sẽ giúp người bệnh giảm cân, duy trì biên độ vận động của khớp, tránh cứng khớp.

3. Các phương tiện trợ giúp

Một phương tiện trợ giúp hữu hiệu, như cây gậy, nên luôn ở trong tay người bệnh

4. Thuốc

Một số thuốc kháng viêm không steroid có tác dụng kháng viêm như aspirin, ibuprofen, naproxen…giúp người bệnh kiểm soát cơn đau. Những thuốc này có thể sử dụng liên tục trong một thời gian hoặc chỉ sử dụng khi đau, theo sự hướng dẫn của bác sỹ kê đơn. Một số tác dụng phụ của thuốc người bệnh cần lưu ý như nôn, buồn nôn, loét hoặc chảy máu dạ dày…Cần đến gặp bác sỹ khi có các dấu hiệu trên.

Một số thực phẩm chức năng có thể sử dụng bổ sung như glucosamine, chondrotin

Điều trị bằng phẫu thuật

Bằng các biện pháp điều trị bảo tồn như trên nếu tình trạng đau không cải thiện, ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe, chất lượng cuộc sống thì có chỉ định phẫu thuật.

Phẫu thuật thay khớp háng toàn phần, bán phần hoặc hàn cứng khớp là những phương pháp điều trị phẫu thuật phổ biến, được chỉ định dựa trên mức độ tổn thương, tuổi người bệnh…(đọc bài “Vài nét tìm hiểu về khớp háng nhân tạo”)

Trước phẫu thuật thay khớp người bệnh cần làm gì? (đọc bài “Người bệnh cần chuẩn bị những gì trước khi quyết định phẫu thuật thay khớp háng”)

Sau phẫu thuật thay khớp người bệnh cần tập luyện như thế nào ? (đọc bài “Chế độ tập luyện và một số điểm cần lưu ý đối với bệnh nhân sau mổ thay khớp háng”)

Các biến chứng có thể gặp sau mổ thay khớp háng

  • Nhiễm trùng
  • Tắc mạch do cục máu đông (huyết khối tĩnh mạch)
  • Lỏng khớp nhân tạo
  • Trật khớp nhân tạo sau mổ
  • Chân ngắn chân dài

1. Nhiễm trùng

Người bệnh sẽ được dùng kháng sinh trước và những ngày sau phẫu thuật nhằm ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập qua vết mổ. Nhiễm trùng có thể xuất hiện ở bề mặt da (nhiễm trùng nông), có thể xuất hiện ở sâu, ở xương, trong khớp (nhiễm trùng sâu). Nhiễm trùng có thể xẩy ra ngay sau mổ, hoặc xẩy ra sau nhiều năm do vi khuẩn xâm nhập qua đường máu, từ một ổ nhiễm khuẩn khác trên cơ thể. Vì vậy, người bệnh có mang khớp nhân tạo nên dùng kháng sinh trước khi làm răng, khi có phẫu thuật hoặc có vết thương phần mềm trên cơ thể.

Nhiều trường hợp nhiễm trùng có thể chỉ cần dùng kháng sinh. Có trường hợp nhiễm trùng sâu, cần phải tiến hành phẫu thuật để làm sạch ổ khớp, thậm chí lấy bỏ khớp nhân tạo. Tỷ lệ nhiễm trùng sau mổ thay khớp háng chiếm khoảng 1%, trong đó 60% là nhiễm trùng nông, 40% là nhiễm trùng sâu.

2. Tắc mạch do cục máu đông (huyết khối tĩnh mạch)

Cục máu đông có thể hình thành từ tĩnh mạch sâu của chân hoặc xương chậu sau phẫu thuật. Các thuốc chống đông như aspirin, heparin trọng lượng phân tử thấp được dùng dự phòng sau mổ có thể ngăn ngừa được sự hình thành cục máu đông. Cục máu đông dễ hình thành trong 4 tuần đầu sau mổ

Các biểu hiện khi có cục máu đông: đau chân không giải thích được, kèm theo sưng nề và đỏ ở một hoặc hai chân. Chẩn đoán xác định bằng siêu âm Doppler mạch máu có thể thấy được cục máu đông và vị trí của chúng. Khi chẩn đoán có cục máu đông, cần phải điều trị bằng thuốc chống đông trong vài tuần.

Một tỷ lệ rất ít là cục máu đông di chuyển lên phổi, gây suy hô hấp đột ngột.

3. Lỏng khớp

Một khớp háng nhân tạo được sử dụng qua hàng chục năm năm, các bộ phận của khớp nhân tạo dần tách ra khỏi xương, gây nên tình trạng lỏng khớp. Hầu hết lỏng khớp là do nguyên nhân cơ học (sử dụng khớp hàng ngày qua thời gian), một số lỏng khớp do nguyên nhân sinh học (do tiêu xương). Khi lỏng khớp gây nên tình trạng đau khớp, một phẫu thuật thay lại khớp được tiến hành. Thời gian lỏng khớp phụ thuộc nhiều yếu tố, chủ yếu xuất hiện sau15-20 năm. có trường hợp xuất hiện sớm hơn.

Ngày nay cùng với những tiến bộ về đổi mới công nghệ và chất liệu trong sản xuất khớp nhân tạo, tuổi thọ của khớp càng ngày càng được nâng cao hơn.

4. Trật khớp

Trật khớp là tình trạng chỏm khớp trật ra khỏi ổ cối. Nguyên nhân chủ yếu do sai tư thế như bắt chéo chân, ngồi xổm, với tay quá xa (đi tất, giầy)…Trật khớp dễ xẩy ra trong 8 tuần đầu, giai đoạn phần mền quanh khớp đang phục hồi. Bác sỹ phẫu thuật sẽ dặn dò người bệnh những động tác tránh làm sau mổ để phòng trật khớp. Nhìn chung, tỷ lệ trật khớp tổng thể là thấp. Khi trật khớp, chỉ cần nắn lại là khớp sẽ về.

5. Chân ngắn chân dài

Trong một số trường hợp sau mổ thay khớp háng, người bệnh cảm thấy chân ngắn chân dài. Nếu trước mổ, khớp háng bị viêm làm cho chân ngắn lại, thì sau mổ chiều dài chân thay đổi, thường là bằng chân bên không mổ hoặc là dài hơn (nếu chân chưa mổ cũng bị thoái hóa khớp háng). Trong một số trường hợp để cân bằng phần mềm, hoặc làm vững khớp, bác sỹ phẫu thuật cố tình làm tăng chiều dài của chi.

Nếu sau mổ thấy chân dài chân ngắn, người bệnh không nên lo lắng, chỉ cần đi một chiếc dày độn đế là có thể thoải mái, trở lại như người  như bình thường.

Kết luận

Thay khớp háng là một phẫu thuật rất thành công, giúp người bệnh hết đau, cải thiện khả năng vận động của khớp, nâng cao chất lượng cuộc sống. Hiểu biết đầy đủ lợi ích của phẫu thuật cũng như các biến chứng có thể gặp để người bệnh cân nhắc trước khi quyết định phẫu thuật và có ý thức phòng tránh các biến chứng sau khi đã phẫu thuật.

Tại bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Hà Nội, hàng ngày có hàng chục bệnh nhân được phẫu thuật thay khớp háng, nhờ công tác chuẩn bị, đánh giá tình trạng sức khỏe bệnh nhân trước mổ, sử dụng các biện pháp dự phòng sau mổ, cũng như sự hướng dẫn, dặn dò chi tiết mọi vận động sau mổ, các biến chứng nêu trên gần như rất hiếm gặp.

 Ths.Bs Dương Đình Toàn

Tin liên quan

  1. Bệnh viêm cột sống dính khớp

    1. ĐỊNH NGHĨA: Viêm cột sống dính khớp (VCSDK) là một thấp viêm đặc trưng bởi...
  2. Thay khớp háng cho người cao tuổi - Giải pháp khi bị gãy cổ xương đùi

    Gãy cổ xương đùi là một tai nạn rất hay gặp ở người cao tuổi. Nguyên nhân thường...
  3. Phẫu thuật thay khớp háng ít xâm lấn

    Phẫu thuật thay khớp háng ngày càng phổ biến và đang được xếp hạng là loại...
  4. Vài nét tìm hiểu về Khớp háng nhân tạo

    Thay khớp háng là một câu chuyện thành công lớn của nền y học nói chung và của...
  5. Gãy xương sau thay khớp háng - một biến chứng nặng nề, hướng xử lý

    Gãy xương sau mổ thay khớp háng là một biến chứng nặng nề, thông thường phải...
  6. Tập luyện và những lưu ý đối với người bệnh sau mổ thay khớp háng

    Phẫu thuật thay khớp háng ngày càng phổ biến. Để kéo dài tuổi thọ của khớp...
  7. Người bệnh cần chuẩn bị những gì trước khi quyết định phẫu thuật thay khớp háng?

    Trước khi quyết định phẫu thuật thay khớp háng, người bệnh phải được bác sĩ...
  8. Những tổn thương, bệnh lý nào của khớp háng có nguy cơ phải thay khớp?

    Thời kỳ đầu, chỉ định phẫu thuật thay khớp háng còn khá hạn chế, chủ yếu...

Dương Đình Toàn

Tiến sĩ y khoa, Giảng viên Trường Đại học Y Hà Nội. Bác sĩ phẫu thuật, Phó Trưởng khoa Khám Xương Khớp, Bệnh viện HN Việt Đức. Điện thoại: 0978717789 Email: toanddd@gmail.com Fanpage: Phẫu Thuật Xương Khớp Search for:

Thông tin y học

Ung thư xương nguyên phát, những điều cần biết

Diễn biến mảnh ghép sau mổ tái tạo dây chằng chéo khớp gối và chế độ vận động phù hợp

CHẤN THƯƠNG VÙNG KHUỶU, CỔ BÀN TAY Ở NHỮNG NGƯỜI CHƠI GOLF, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH

NHỮNG BÀI TẬP KHỚP GỐI ĐƠN GIẢN VÀ NHỮNG LƯU Ý TRƯỚC KHI MỔ TÁI TẠO DÂY CHẰNG CHÉO TRƯỚC

VIÊM CƠ, ÁP XE CƠ DO VI KHUẨN

Gallery

Sonla 024 IMG_0771 Sonla 073

Lưu trữ

  • February 2021
  • July 2020
  • August 2018
  • June 2018
  • May 2018
  • January 2018
  • August 2017
  • February 2017
  • October 2016
  • June 2016
  • April 2016
  • February 2016
  • December 2015
  • November 2015
  • October 2015
  • September 2015
  • August 2015
  • January 2015
  • December 2014
  • November 2014
  • October 2014
  • September 2014
  • August 2014
  • July 2014
  • June 2014
  • May 2014
  • April 2014
  • March 2014
  • January 2014
  • December 2013

Link liên kết

Bệnh viện Việt Đức

Đại học Y - Hà Nội

Copyright © 2014 Xem tiếp...

Giới thiệu

Kiến thức Y khoa

Xin lưu ý: Nội dung trang web và tư vấn chỉ mang ý nghĩa tham khảo. Thiết kế website bởi XIPAT Flexible Solutions

Từ khóa » đau Khớp Háng Chân Phải