Đau Khớp Ngón Chân Cái: Nguyên Nhân Và Cách điều Trị

Đau khớp ngón chân cái có thể là dấu hiệu của rất nhiều bệnh lý nguy hiểm. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng này, hãy tìm hiểu cụ thể nguyên nhân và tìm ra hướng điều trị qua bài viết dưới đây.

5/5 - (549 bình chọn)
  1. 1. Đau khớp ngón chân là gì?
  2. 2. Triệu chứng đi kèm đau khớp ngón chân
  3. 3. Nguyên nhân gây đau khớp ngón chân
    1. 3.1. Chấn thương
    2. 3.2. Lười vận động
    3. 3.3. Sử dụng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá
    4. 3.4. Ăn uống thiếu chất
    5. 3.5. Trật khớp
    6. 3.6. Vận động sai tư thế
    7. 3.7. Béo phì
  4. 4. Đau khớp ngón chân cái là biểu hiện của bệnh nào?
    1. 4.1. Đau khớp ngón cái do bệnh lý nhiễm trùng
    2. 4.2. Bệnh gout
    3. 4.3. Bệnh viêm khớp ngón chân cái (Hallux Rigidus)
    4. 4.4. Viêm bao hoạt dịch khớp ngón chân
    5. 4.5. Viêm khớp dạng thấp
    6. 4.6. Thoái hóa khớp
    7. 4.7. Viêm khớp vảy nến
    8. 4.8. Bệnh lý thần kinh ngoại biên
  5. 5. Khi nào nên gặp bác sĩ?
  6. 6. Chẩn đoán
  7. 7. Điều trị
    1. 7.1. Giảm đau nhức ngón chân cái tại nhà
      1. 7.1.1. Nghỉ ngơi
      2. 7.1.2. Chườm lạnh
      3. 7.1.3. Chườm nóng giúp giảm đau, sưng khớp ngón chân cái
      4. 7.1.4. Massage ngón chân cái
    2. 8.2. Sử dụng thuốc tây
    3. 8.3. Chữa đau khớp ngón chân cái bằng các thảo dược
      1. 8.3.1. Dùng rễ cây trinh nữ
      2. 8.3.2. Bài thuốc từ lá lốt
      3. 8.3.3. Bài thuốc từ dây đau xương
    4. 8.4. Vật lý trị liệu
      1. 8.4.1. Siêu âm trị liệu
      2. 8.4.2. Nhiệt trị liệu
      3. 8.4.3. Sóng ngắn
    5. 8.5. Phẫu thuật
  8. 9. Lời khuyên chuyên gia
  9. Kết luận

1. Đau khớp ngón chân là gì?

Theo healthline, các khớp ngón chân là vị trí dễ lắng đọng các tinh thể muối urat nhất, khiến người bệnh thường xuyên gặp phải những cơn đau dai dẳng. Có đến 80% người mắc các bệnh lý xương khớp gặp phải các triệu chứng liên quan đến đau khớp ngón chân cái.

đau khớp ngón chân cái

Ngón chân cái cung cấp thêm lực đòn bẩy cho bàn chân khi chạy bộ, đi bộ hoặc nhảy và kết hợp với ngón út hỗ trợ duy trì sự cân bằng cơ thể khi đứng. Khi khớp ngón chân cái bị ảnh hưởng, đồng thời những chức năng của bàn chân cũng ảnh hưởng theo, dẫn tới nhiều vấn đề.

Đau khớp ngón chân có thể gặp phải ở nhiều đối tượng, đặc biệt những người thường xuyên vận động mạnh, chơi thể thao quá sức, vận động viên (múa bale), người cao tuổi, người thường xuyên sử dụng rượu bia…

Do vậy khi gặp phải tình trạng đau khớp ngón chân cái, bạn không nên chủ quan mà tiến hành đi khám bởi chúng có thể liên quan tới một số bệnh lý nguy hiểm.

Xem thêmĐau nhức xương khớp – Tìm hiểu bệnh lý phổ biến ở nhiều người, nhất là trung niên và cao tuổi

2. Triệu chứng đi kèm đau khớp ngón chân

Tùy vào nguyên nhân mà các triệu chứng đau khớp ngón chân cái có những biểu hiện khác nhau. Trong đó, một số biểu hiện thường gặp nhất có thể kể đến như:

  • Đau nhức: Cảm giác đau nhức xuất phát từ vị trí ngón chân cái, nhiều trường hợp có thể đau lan sang bàn chân, cổ chân gây cảm giác khó chịu. Các cơn đau ở giai đoạn đầu có thể chỉ âm ỉ, xuất hiện đột ngột nhưng dần dần tăng mạnh và kéo dài.
  • Sưng đỏ, bầm tím: Nhiều trường hợp ngón cái sưng, tím khiến cho người bệnh có cảm giác nóng rát, khó chịu vô cùng.
  • Cứng khớp: Nhiều người bị đau khớp ngón chân cái do viêm khớp, viêm bao hoạt dịch khiến khớp ngón chân bị cứng, khó khăn khi co duỗi, đi lại. Không chỉ có cứng khớp, người bệnh còn phát hiện ra tiếng kêu lục cục khi vận động.

Ngoài ra còn một số triệu chứng kèm theo như: Ngón chân cái lạnh đột ngột, tê nhức, người có cảm giác mệt mỏi, hay nổi da gà…

Khớp AKA Tâm Bình – Hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp, tái tạo sụn khớp

Thương hiệu: Dược phẩm Tâm Bình

Tìm hiểu thêmMua ngay

3. Nguyên nhân gây đau khớp ngón chân

Sưng đau khớp ngón chân cái có thể đến từ nhiều nguyên nhân như:

3.1. Chấn thương

Khớp ngón chân và các phần mềm xung quanh như gân, cơ, dây chằng có thể bị chấn thương khi gặp tai nạn giao thông, chơi thể thao không đúng cách, té ngã… Tình trạng này có thể dẫn tới đau, nhức khớp ngón cái.

3.2. Lười vận động

Thường xuyên ngồi một chỗ trong thời gian dài, ít vận động khiến cơ bắp yếu đi, xương khớp không còn linh hoạt dẫn tới tình trạng đau nhức trong đó có khớp ngón chân cái.

3.3. Sử dụng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá

Đây là tác nhân gây cản trở quá trình hấp thu chất dinh dưỡng cho xương khớp. Những người sử dụng chất kích thích thời gian dài có nguy cơ mắc sưng đau xương khớp cao hơn người bình thường.

3.4. Ăn uống thiếu chất

Chế độ ăn uống không cung cấp đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt là vitamin D, canxi, photpho… Tình trạng này khiến khớp xương, trong đó có khớp ngón chân cái bị suy yếu, dễ gặp chấn thương, sưng đau.

3.5. Trật khớp

Hiện tượng trật khớp có thể xảy ra khi ngón chân cái chịu áp lực quá mức hoặc bị xoắn bẻ mạnh. Lúc này, khớp ngón chân cái có biểu hiện tê, ngứa ran, sưng đau và bầm tím.

3.6. Vận động sai tư thế

Đứng kiễng chân thường xuyên, lao động nặng nhọc khiến cho khớp ngón chân cái chịu nhiều áp lực. Tình trạng này kéo dài làm khớp bị tổn thương, sưng đau.

3.7. Béo phì

Cân nặng dư thừa làm tăng gánh nặng cho khớp ngón chân cái và làm khớp bị đau, sưng.

Căn nặng dư thừa có thể gây áp lực lên khớp ngón chân cái

4. Đau khớp ngón chân cái là biểu hiện của bệnh nào?

Triệu chứng đau nhức xương khớp có thể là dấu hiệu của những bệnh lý sau:

4.1. Đau khớp ngón cái do bệnh lý nhiễm trùng

Nhiễm trùng ở ngón chân cái là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng đau nhức và liên quan tới một số bệnh như:

Viêm mô tế bào: Có thể do vi khuẩn streptococcus và staphylococcus thâm nhập qua vết thương hở ở ngón chân gây nên nhiễm trùng da.

Nhiễm trùng xương (viêm xương): Bệnh do một loạt các vi sinh vật như vi khuẩn, nấm gây nên. Nguyên nhân có thể do vi khuẩn xâm nhập vào xương ngón chân cái qua chấn thương có vết thương hở với phần xương hoặc lây lan từ nơi khác trong cơ thể tới xương theo đường máu. Nhiều trường hợp có thể là do vi khuẩn đi theo ổ viêm gần đó vào xương ngón chân cái (vết loét tiểu đường).

Viêm khớp nhiễm khuẩn: Do vi khuẩn sinh mủ không đặc hiệu gây nên những cơn đau nhức ngón chân cái kèm theo tình trạng sưng, nóng, đỏ tại khớp, co cơ, hạn chế vận động hoặc có thể tràn dịch khớp.

4.2. Bệnh gout

Bệnh gout xảy ra do nồng độ acid uric trong máu tăng cao, hình thành các tinh thể muối urat trong các khớp và gây viêm. Bệnh gút có thể ảnh hưởng tới bất kì khớp nào như khớp mắt cá chân, ngón chân, bàn chân, đầu gối, khuỷu tay. Nhiều trường hợp bệnh khởi phát với cơn đau dữ dội ở khớp ngón chân cái và các khớp bàn chân.

Đau khớp ngón chân cái có thể là biểu hiện của bệnh gout

4.3. Bệnh viêm khớp ngón chân cái (Hallux Rigidus)

Là một rối loạn của khớp gốc ngón chân cái gây ra cứng khớp và đau khớp ngón chân. Cơn đau có thể dữ dội hơn khi thời tiết lạnh, xuất hiện tình trạng sưng, viêm.

Bệnh là rối loạn phổ biến thứ hai của ngón chân cái sau bệnh hallux valgus và thường xảy ra ở thanh thiếu niên, người trưởng thành trong độ tuổi (30-60).

4.4. Viêm bao hoạt dịch khớp ngón chân

Khi bao hoạt dịch ở ngón chân bị viêm có thể gây ra các triệu chứng như sưng đau ở khớp ngón chân, cứng khớp, di chuyển khó khăn và ảnh hưởng tới sự linh hoạt của các khớp.

4.5. Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là bệnh viêm mãn tính, trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể tự tấn công, gây viêm và đau khớp và có thể ảnh hưởng tới bất kì khớp nào trên cơ thể nhưng thường xảy ra tại các khớp nhỏ của bàn tay và bàn chân trước.

Khoảng 90% người gặp viêm khớp dạng thấp có vấn đề về chân.

4.6. Thoái hóa khớp

Là dạng viêm xương khớp phổ biến nhất do chấn thương hoặc tác động của tuổi tác khiến sụn khớp hao mòn. Thoái hóa khớp có thể xảy ra ở khớp dưới cùng của ngón chân được gọi là khớp metatarsophalangeal hoặc MTP.

Click xem thêmThoái hóa khớp – Nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời có thể gây biến dạng khớp

4.7. Viêm khớp vảy nến

Là một bệnh viêm khớp liên quan đến bệnh vảy nến gây nên tình trạng phát ban đỏ, bạc, có vảy trên da và đặc trưng bởi triệu chứng đau, cứng, sưng khớp cả đốt ngón tay và ngón chân.

4.8. Bệnh lý thần kinh ngoại biên

Khi có tác động lên ngón chân cái, ảnh hưởng tới dây thần kinh ngoại biên sẽ xuất hiện các triệu chứng như tê, ngứa ran ở bàn chân, ngón chân, bàn tay, mất thăng bằng, yếu cơ.

5. Khi nào nên gặp bác sĩ?

Ngoài những triệu chứng đã nêu ở trên, nếu điều trị tại nhà không đỡ hoặc những biểu hiện không có dấu hiệu tạm dừng mà vẫn tiếp tục đau nặng hơn đi kèm một số biểu hiện sau, bạn nên tới gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.

  • Thay đổi ý thức, dễ nhầm lẫn
  • Khó thở, thở khò khè
  • Sốt cao trên 38,5 độ C
  • Không có khả năng đi lại
  • Ngón chân đỏ tấy, sưng
  • Xuất hiện các vết loét, mủ ở bàn chân, ngón chân
  • Bị biến dạng ngón chân

6. Chẩn đoán

Dựa vào các triệu chứng, biểu hiện ban đầu, tiền sử bệnh để các bác sĩ chẩn đoán sơ bộ. Để kiểm tra chắc chắn và loại trừ nguyên nhân gây bệnh, có thể tiến hành một số biện pháp kiểm tra như:

  • Xét nghiệm máu: kiểm tra nồng độ acid uric trong máu hoặc có vi khuẩn bất thường
  • Chụp X-quang: phát hiện những bất thường trong xương khớp
  • Chụp MRI: Chụp cộng hưởng từ để kiểm tra các mô mềm xung quanh khớp như sụn, dây thần kinh, mao mạch, dây chằng và kiểm tra tổn thương.
  • Điện cơ (EMG): Đo mức độ phản ứng của cơ bắp khi dòng điện kích thích chạy qua.

7. Điều trị

Đau khớp ngón chân cái có thể do nhiều nguyên nhân gây nên. Vì vậy sẽ có những phác đồ điều trị riêng sau khi thăm khám và chẩn đoán nguyên nhân chính xác. Do vậy người bệnh nên tuân thủ chỉ định của bác sĩ.

Dưới đây là một số phương pháp điều trị, hỗ trợ điều trị dành cho người đau khớp ngón chân cái.

7.1. Giảm đau nhức ngón chân cái tại nhà

7.1.1. Nghỉ ngơi

Việc đầu tiên người bệnh nên làm là nghỉ ngơi giúp giải phóng áp lực lên khớp ngón cái. Hãy hạn chế các hoạt động như đi lại, chơi thể thao, kiễng chân… tránh làm tăng gánh nặng cho khớp hoặc khiến khớp bị tổn thương nghiêm trọng.

Bạn có thể sinh hoạt bình thường nhưng hãy chú ý đi lại nhẹ nhàng để tổn thương trong khớp nhanh phục hồi.

7.1.2. Chườm lạnh

Với những trường hợp sưng, đau bạn có thể thực hiện liệu pháp chườm lạnh. Liệu pháp này có hiệu quả tích cực với những trường hợp bị chấn thương hoặc viêm khớp.

Người bệnh nên chườm lạnh từ sớm trong vòng 48 giờ đầu tiên kể từ khi bị chấn thương. Hơi lạnh sẽ ức chế phản ứng viêm tại khớp, ngăn chặn sự truyền phát tín hiệu đau về thần kinh trung ương, giúp bạn bớt đau đớn.

Hãy sử dụng một chiếc khăn mỏng bọc vài cục đá bên trong hoặc dùng túi chườm đá chuyên dụng. Sau đó chườm lên ngón chân cái khoảng 15 phút. Lặp đi lặp lại động tác này vài lần.

Cách khác, bạn dùng khăn lạnh hoặc ngâm ngón chân cái vào chậu nước lạnh cũng có tác dụng xoa dịu cơn đau tức thì.

7.1.3. Chườm nóng giúp giảm đau, sưng khớp ngón chân cái

Sau khi chườm lạnh để khớp ngón chân cái bớt sưng, bạn có thể chuyển sang chườm nóng. Nhiệt độ cao có tác dụng kích thích lưu thông máu, giảm sưng đau, tạo điều kiện cho tổn thương khớp nhanh lành.

Chườm nóng giúp cải thiện triệu chứng đau nhức, sưng tấy

Cách thực hiện như sau:

– Sử dụng chai nước nóng, bọc khăn mềm bên ngoài, sau đó chườm lên ngón chân cái bị đau chừng 10 – 15 phút.

– Bạn có thể kết hợp ngâm nước ấm hoặc tắm nước ấm cũng giúp giảm tình trạng sưng, đau.

7.1.4. Massage ngón chân cái

Massage giúp tăng cường lưu thông máu, giảm sưng viêm và cải thiện chứng cứng khớp. Phương pháp này rất tốt cho những người bị thoái hóa khớp, viêm khớp.

Khi thực hiện, bạn dùng đầu ngón tay xoa bóp nhẹ nhàng ngón chân cái kéo theo cả bàn chân. Áp dụng liên tục mỗi ngày 4 – 5 lần, mỗi lần 5

điều trị đau khớp ngón chân cái bằng nẹp cố định

Sử dụng nẹp cố định ngón chân cái

8.2. Sử dụng thuốc tây

Thuốc tây giúp làm giảm cơn đau và kiểm soát các triệu chứng đi kèm. Tùy vào tình trạng sức khỏe và mức độ của triệu chứng đau khớp ngón chân cái mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc thích hợp.

Một số loại thuốc có thể sử dụng như:

  • Paracetamol giảm đau: Đây là thuốc giảm đau không kê đơn, có tác dụng giảm đau nhẹ và vừa.
  • Thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAIDs): Ibuprofen, Naproxen, Diclofenac… thuốc được dùng trong những trường hợp sốt, đau do bong gân, căng cơ và chống viêm khi bị viêm nhiễm ở một vị trí nào đó.
  • Thuốc giãn cơ: Bệnh nhân bị đau nhức xương khớp kèm theo triệu chứng sưng phù, căng cơ do chấn thương nhưng dùng NSAIDs không hiệu quả có thể sử dụng thuốc giãn cơ. Các loại thuốc phổ biến có thể kể đến Metaxalone, Cyclobenzaprine…
  • Thuốc trị bệnh gout: Dùng trong trường hợp đau khớp ngón chân cái do bệnh gout gây ra. Thuốc sẽ làm giảm lượng acid uric tích tụ trong cơ thể bằng cách giảm tổng hợp hoặc tăng khả năng đào thải.
  • Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARDs): Nhóm thuốc có tác dụng chậm dùng cho bệnh nhân viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vảy nến… Tùy thuộc vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp.
  • Tiêm Steroid: Thường được áp dụng cho trường hợp đau nặng, loại thuốc có có tác dụng kéo dài 3 – 6 tháng.

Các loại thuốc kể trên giúp giảm đau nhanh, chống viêm hiệu quả. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc tây người bệnh phải tuân thủ liều lượng theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý tăng, giảm liều hoặc mua thuốc sử dụng mà không có chỉ định của bác sĩ.

8.3. Chữa đau khớp ngón chân cái bằng các thảo dược

Sử dụng các bài thuốc dân gian cũng là một trong những giải pháp được nhiều người lựa chọn để khắc phục tình trạng sưng, đau khớp ngón chân cái. Bạn có thể tận dụng các thảo dược quanh mình để đẩy lùi triệu chứng đau nhức. Tham khảo các bài thuốc dưới đây.

8.3.1. Dùng rễ cây trinh nữ

Rễ cây trinh nữ là vị thuốc có tác dụng an thần, tiêu thũng, giảm đau, kháng viêm. Vì vậy, dân gian thường sử dụng dược liệu này để điều trị tình trạng đau nhức xương khớp.

Cách thực hiện:

– Lấy rễ cây trinh nữ rửa sạch, thái mỏng, phơi khô.

– Sau đó tẩm với rượu rồi sao vàng.

– Mỗi ngày lấy 120g đem sắc với 600ml nước cho tới khi cạn còn 200ml thì dừng lại.

– Chia làm 2 lần uống vào buổi sáng và chiều, uống 10 ngày liên tục để trị sưng, đau khớp, viêm khớp ngón chân cái.

8.3.2. Bài thuốc từ lá lốt

Lá lốt cũng được sử dụng phổ biến trong điều trị đau nhức xương khớp. Bởi, vị thảo dược này có tác dụng giảm đau, kháng viêm tự nhiên.

Cách thực hiện:

– Dùng 40g lá lốt tươi sạch, đem sắc với 3 bát nước cho tới khi cạn còn 1 bát.

– Lọc lấy nước, sắc và chờ cho nguội bớt chia 2 lần rồi uống hết trong ngày.

8.3.3. Bài thuốc từ dây đau xương

Theo Y học cổ truyền, dây đau xương là thảo dược có vị đắng nhẹ, tính hàn giúp giải nhiệt, khu phong, trừ thấp, kháng viêm, giảm đau. Vì vậy, dược liệu này được sử dụng làm thuốc điều trị sưng, đau khớp ngón chân cái.

Cách thực hiện:

– Mỗi ngày bạn lấy 15g dây đau xương thái nhỏ, rửa sạch.

– Đem sắc với 1,5l nước trong 20 phút rồi gạn lấy nước uống hết trong ngày.

>>>Xem thêm: Chi tiết 15 cách trị đau nhức xương khớp – Đơn giản, người bệnh có thể thực hiện tại nhà

8.4. Vật lý trị liệu

Ngoài việc dùng thuốc, vật lý trị liệu cũng được áp dụng để kiểm soát cơn đau khớp ngón chân cái. Dù mất nhiều thời gian để phát huy công dụng so với thuốc tây nhưng phương pháp này mang tới hiệu quả lâu dài và ít phát sinh rủi ro.

Có nhiều phương pháp vật lý trị liệu đang được áp dụng cho bệnh nhân đau nhức xương khớp, trong đó có đau khớp ngón chân cái như sau:

8.4.1. Siêu âm trị liệu

Phương pháp siêu âm ứng dụng hiệu ứng cơ học, hóa học hay nhiệt để dẫn thuốc vào khu vực bị bệnh. Liệu pháp này có tác dụng giảm đau nhanh, cải thiện tình trạng sưng, viêm tại khớp.

Siêu âm trị liệu gồm nhiều cách như: Siêu âm qua nước, siêu âm dẫn thuốc, siêu âm tiếp xúc trực tiếp với da. Tùy vào tình trạng bệnh, nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp.

8.4.2. Nhiệt trị liệu

Phương pháp sử dụng nhiệt nóng từ 37 – 50 độ C tác động trực tiếp vào khu vực tổn thương.

Nhiệt trị liệu có tác dụng kích thích lưu thông tuần hoàn máu, đưa dưỡng chất nuôi dưỡng khớp. Hỗ trợ giảm đau nhức khớp ngón chân cái bị tổn thương. Đồng thời, phân tán các chất trung gian gây viêm, đẩy nhanh tốc độ phục hồi tổn thương.

8.4.3. Sóng ngắn

Sóng ngắn còn được biết đến với các tên gọi khác như điện trường cao tần hay sóng radio. Phương pháp sử dụng dòng bức xạ điện từ có bước sóng ngắn dao động từ 11 – 22 mét để tác động lên khớp xương bị tổn thương.

Sóng ngắn mang đến tác dụng:

– Giảm trương lực co thắt các cơ, xoa dịu cảm giác đau đớn cho người bệnh.

– Tăng khả năng chống viêm, phục hồi tổn thương khớp.

– Giảm căng thẳng dây thần kinh.

Ngoài ra, tùy vào trường hợp, bác sĩ còn chỉ định thêm các phương pháp như xoa bóp bấm huyệt, tập luyện vật lý trị liệu, thủy trị liệu…

8.5. Phẫu thuật

Phẫu thuật là phương án cuối cùng nếu các phương pháp khác không mang lại hiệu quả. Trong một số trường hợp nặng dẫn tới hoại tử, gãy xương hoặc xuất hiện các hạt tophi do bệnh gout, các bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật cắt bỏ hoặc nối xương để giảm các cơn đau.

Sau phẫu thuật, người bệnh có thể gặp một số rủi ro như nhiễm trùng khớp, mất máu, đau nhiều. Người bệnh cũng cần hạn chế đi lại, sử dụng thuốc giảm đau, kháng sinh vài ngày kết hợp chế độ dinh dưỡng hợp lý để ngón chân cái nhanh chóng hồi phục.

9. Lời khuyên chuyên gia

đi giày đúng cách tránh

Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, dù chỉ xuất hiện những triệu chứng đau nhức thông thường bạn cũng không nên chủ quan. Nếu tình trạng đau kéo dài trên ba ngày nên tiến hành thăm khám để tìm ra nguyên nhân gây bệnh.

Trong trường hợp gặp phải cơn đau nhức như bệnh gout, cơn đau có thể biến mất nhưng trong thời gian đó các tinh thể muối urat vẫn tiếp tục hình thành và chuyển sang giai đoạn có những hạt tophi dưới da rất nguy hiểm.

Bên cạnh việc điều trị, người bệnh cần kết hợp các bài tập và chế độ ăn uống sinh hoạt để đẩy lùi cơn đau cũng như phòng tránh đau khớp ngón chân cái tái phát.

Cụ thể:

  • Hạn chế vận động mạnh, chơi thể thao quá sức như bóng đá, chạy điền kinh, múa bale…
  • Thay đổi thói quen sinh hoạt, tránh tác động lực quá lâu lên khớp ngón chân cái.
  • Duy trì các bài tập cải thiện tính linh hoạt của khớp ngón chân.
  • Đi giày dép vừa cỡ, tránh mang giày cao gót chèn ép các ngón chân, đặc biệt ngón chân cái.
  • Luôn khởi động trước mỗi bài tập.
  • Tăng cường các thực phẩm giàu omega-3, đối với người bị bệnh gout nên nạp một lượng vừa phải. Đồng thời, tăng cường chất xơ như rau họ cải, các loại gia vị, thảo mộc trà xanh, thực phẩm giàu protein. Ngoài ra, người bệnh cần hạn chế rượu bia, đồ uống có cồn, caffeine, đồ ăn nhiều đường, thực phẩm chế biến sẵn và chiên xào.

Kết luận

Tóm lại, đau khớp ngón chân cái do rất nhiều nguyên  nhân gây ra. Tình trạng này có thể là biểu hiện của bệnh lý xương khớp, bệnh gout… Vì vậy, khi xuất hiện triệu chứng đau nhức đột ngột kèm sưng, đỏ, người bệnh nên đến bệnh viện thăm khám. Ngoài ra, nếu có bất kì thắc mắc nào về đau khớp ngón chân cái, vui lòng liên hệ qua hotline 0343 44 66 99 để được tư vấn giải đáp.

Xem thêm:

  • {Tìm hiểu} Dây đau xương chữa đau xương khớp – Liệu có hiệu quả như lời đồn
  • Thuốc đau nhức xương khớp cho người già – Tham khảo 6 loại cơ bản này
  • TPBVSK Khớp AKA Tâm Bình – Hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp, tái tạo sụn khớp

Từ khóa » Sưng đau đầu Ngón Chân Cái