Triệu Chứng đau Ngón Chân, Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị

Đau ngón chân - dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị bệnh

Đau ngón chân có thể xuất hiện do bất thường hoặc tổn thương bất kỳ cấu trúc nào ở ngón chân, bao gồm da, dây thần kinh, xương, mạch máu, và các mô mềm. Chính vì vậy, chúng ta không nên chủ quan khi có triệu chứng này.

1. Đau ngón chân là gì

2. Nguyên nhân gây ra đau ngón chân

3. Biến chứng của đau ngón chân

4. Khi nào nên đi khám bác sĩ

5. Chẩn đoán đau ngón chân

6. Điều trị đau ngón chân

7. Bác sĩ điều trị

Lưu ý quan trọng: Bài viết này nhằm cung cấp kiến thức mang tính chất tham khảo. Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng hoặc những vấn đề còn mơ hồ, để hiểu rõ cụ thể trường hợp của bạn/ người thân, Hello Doctor hỗ trợ qua điện thoại hoặc nhắn tin trên facebook. Hello Doctor sẽ cố gắng hỗ trợ tốt nhất cho từng trường hợp một cách cụ thể.

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Các bác sĩ Cơ Xương Khớp Hello Doctor

Gọi Bác sĩ

Chat Bác sĩ trên Facebook

1. Đau ngón chân là bệnh gì

Đau ngón chân là một triệu chứng khá phổ biến hiện nay, vì bàn chân của chúng ta luôn có nguy cơ bị những chấn thương từ việc đi bộ, chạy bộ đến các hoạt động thể thao khác. Một số loại đau ngón chân có thể được đi kèm với tê liệt, rát hoặc các triệu chứng khác.

2. Nguyên nhân gây ra triệu chứng đau ngón chân

Nhiều trường hợp đau ngón chân là do chấn thương hoặc các hao mòn trên da, cơ, xương, khớp, dây chằng của ngón chân theo thời gian. Các nguyên nhân gây đau ngón chân thường gặp gồm viêm khớp và biến dạng ngón chân cái. Tuy nhiên, các bệnh truyền nhiễm, bệnh lý thần kinh và các quá trình bất thường khác cũng có thể ảnh hưởng đến ngón chân. Đặc biệt, vết loét trên ngón chân của bạn mà không lành có thể là một dấu hiệu của tình trạng máu lưu thông kém do bệnh mạch máu ngoại biên, đó là một tình trạng đe doạ tính mạng.

Chấn thương

Đau ngón chân có thể phát sinh từ các thương tích khác nhau bao gồm:

  • Cắt cụt (cắt bỏ ngón chân hoặc móng chân)
  • Rách ngón chân hay móng chân
  • Bỏng
  • Trật khớp
  • Bỏng lạnh
  • Vết thương do đụng dập
  • Bong gân
  • Gãy ngón chân hoặc gãy do stress
  • Gãy xương vừng (là một sự phá vỡ các xương vừng - những xương nhỏ được nhúng trong gân được gắn vào ngón chân cái - Đau xung quanh ngón chân cái là triệu chứng chính.

Nhiễm trùng

Đau ngón chân có thể phát sinh từ các bệnh nhiễm trùng khác nhau bao gồm:

  • Bàn chân của vận động viên (nhiễm nấm)
  • Viêm mô tế bào (nhiễm trùng da)
  • Nhiễm trùng vết thương hoặc các vết loét khác
  • Viêm xương tủy (nhiễm trùng xương)
  • Viêm khớp

Thoái hóa, viêm và nguyên nhân thần kinh

Đau ngón chân có thể là do các chứng bệnh thoái hoá, viêm và thần kinh ảnh hưởng đến xương, khớp và thần kinh bao gồm:

  • Biến dạng ngón chân cái (Nó liên quan đến sự lệch tâm của khớp ngón chân đầu tiên. Bất cứ ai cũng có thể bị, đặc biệt nếu bạn mang những đôi giày không phù hợp hoặc không thoải mái.
  • Viêm bao hoạt dịch
  • Bệnh gout (là một dạng viêm khớp, có thể gây đau ở ngón chân. Tinh thể lắng đọng trong các khớp ngón chân, gây đau dữ dội và sưng. Ngón chân cái thường bị ảnh hưởng).
  • Cứng ngón chân cái (một loại viêm khớp ở gốc ngón chân cái. Triệu chứng là đau khớp và cứng khớp diễn tiến nặng theo thời gian).
  • Đau ngón chân cái (bong gân khớp chính của ngón chân cái. Nó xảy ra khi ngón chân bị uốn cong ở trạng thái duỗi quá mức, chẳng hạn như khi chạy nước rút và có ngón chân bị mắc kẹt trên mặt đất).
  • Ngón chân khoằm (khi ngón chân thứ hai, thứ ba hoặc bốn của bạn uốn cong ở khớp giữa, tạo ra hình dạng giống như búa. Nó có thể mắc do sự mất cân bằng cơ bắp, hay mạng giày không phù hợp)
  • Ngón chân hình vuốt (là tình trạng mà ngón chân của bạn uốn cong vào một vị trí giống như móng vuốt, thường là kết quả của tổn thương thần kinh do các bệnh như tiểu đường hoặc chứng nghiện rượu, làm yếu đi các cơ ở bàn chân của bạn)
  • Bệnh thần kinh ngoại biên, chẳng hạn như bệnh thần kinh tiểu đường
  • U dây thần kinh Morton (gây đau thần kinh)
  • Chèn ép dây thần kinh
  • Viêm xương khớp
  • Viêm khớp dạng thấp
  • Viêm dây chằng

Ngón chân khoằm - Nguyên nhân đau ngón chân

Ngón chân khoằm

Nguyên nhân khác

  • U xương (ác tính hoặc lành tính)
  • Móng chân mọc ngược (khi da trên một hoặc hai bên móng chân mọc trên móng. Nó có thể là đau và dẫn đến nhiễm trùng).
  • Bệnh động mạch ngoại biên (là sự hẹp hoặc tắc nghẽn động mạch do sự tích tụ chất béo và cholesterol trên các thành động mạch điều này làm hạn chế lưu lượng máu đến các chi).

U xương - nguyên nhân đau ngón chân

U xương

3. Biến chứng của triệu chứng đau ngón chân

Các biến chứng của đau ngón chân phụ thuộc vào bệnh bạn mắc. Đau ngón chân nhẹ do những đôi giày quá cỡ hoặc quá chật thường đáp ứng tốt với việc nghỉ ngơi, chườm nước đá, thuốc chống viêm, và mang giày thoải mái. Bởi vì đau ngón chân có thể tiến triển, nếu bạn không điều trị có thể dẫn đến các biến chứng và tổn thương vĩnh viễn. Điều quan trọng là hãy đến khám khi bạn gặp bất kỳ loại đau dai dẳng hoặc các triệu chứng bất thường khác. Khi nguyên nhân cơ bản được chẩn đoán, nếu bạn tuân theo kế hoạch điều trị do bác sĩ của bn đưa ra có thể làm giảm nguy cơ biến chứng tiềm ẩn bao gồm:

  • Đau mạn tính
  • Tàn tật
  • Mất ngón chân (cắt cụt)
  • Tổn thương thần kinh vĩnh viễn
  • Bội nhiễm

4. Khi nào nên đi khám bác sĩ

Hãy đến bác sĩ đễ được tư vấn cách điều trị cụ thể nếu bạn không rõ nguyên nhân đau ngón chân và do dự về cách điều trị. Bạn nên đi khám bác sĩ nếu có các dấu hiệu:

  • Khó khăn khi đi lại.
  • Tổn thương gây biến dạng ngón chân.
  • Đau ngón chân kéo dài trong nhiều ngày.
  • Dấu hiệu nhiễm trùng như: sốt, nóng và đỏ vùng da tổn thương.
  • Có các dấu hiệu bất thường khác.

5. Chẩn đoán đau ngón chân

Để chẩn đoán nguyên nhân gây đau ngón chân, bác sĩ sẽ hỏi bạn một vài câu hỏi liên quan đến triệu chứng của bạn. bạn có thể giúp ích rất nhiều cho bác sĩ trong chẩn đoán bằng cách trả lời đầy đủ cho những câu hỏi sau:

  • Vị trí chính xác của cơn đau của bạn là gì?
  • Mô tả triệu chứng đau: bắt đầu khi nào? Đau đột ngột hay diễn tiến từ từ? đau liên tục hay ngắt quãng
  • Có sưng không?
  • Bạn đang mắc thêm triệu chứng khác?

Cung cấp tiền sử y khoa của bạn, bao gồm tất cả các điều kiện y tế, phẫu thuật và điều trị, tiền căn gia đình, và danh sách đầy đủ các loại thuốc và chế độ ăn uống của bạn.

6. Điều trị đau ngón chân

Bệnh Gout

  • Cho chân nghỉ ngơi
  • Chườm đá tại chỗ.
  • Dùng thuốc như colchicin, thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs)
  • Tránh thức ăn có thể làm bệnh gout nặng hơn.

Biến dạng ngón chân

Hãy thử thay đổi giày thoải mái hơn hoặc mang giày chèn. Nếu bạn vẫn bị đau, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật.

Ngón chân khoằm

Bạn nên mang giày thoải mái, tập thể dục để căng cơ ngón chân của bạn. Nếu bạn vẫn gặp vấn đề, bạn có thể nói chuyện với bác sĩ về phẫu thuật.

Ngón chân hình vuốt

  • Thay đổi để giày dép phù hợp hơn( Tránh giày cao gót và giày chật).
  • Làm căng dãn ngón chân và khớp ngón chân của bạn.
  • Hỏi bác sĩ về phẫu thuật.

Móng chân mọc ngược

  • Ngâm chân trong nước ấm bốn lần một ngày.
  • Một lần mỗi ngày, chêm một miếng gạc giữa móng và da ướt.
  • Nếu các phương pháp điều trị này không hiệu quả, hãy khám bác sĩ.

Cứng ngón chân cái

Điều trị có thể bao gồm giảm đau và tập thể dục kéo dài. Trong một số trường hợp, phẫu thuật có thể cần thiết để điều trị.

Gãy xương ngón chân

Có thể xảy ra ở bất kỳ xương nào của ngón chân. Gãy xương nhẹ có thể chỉ cần nghỉ ngơi, chườm đá và thuốc giảm đau. Gãy xương nghiêm trọng có thể cần phẫu thuật. Để chắc chắn bạn hãy đến khám.

Gãy xương vừng

  • Nghỉ ngơi, băng, và nâng cao chân
  • Mang giày đế cứng hoặc miếng đệm chân để giảm áp lực.
  • Dùng thuốc giảm đau.
  • Nếu bạn vẫn đau, hãy đến khám

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ, bạn sẽ biết cách phải đối phó như thế nào khi gặp triệu chứng đau ngón chân. Để được thăm khám và điều trị, bạn có thể liên hệ với các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại 1900 1246. Các bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm của chúng tôi luôn sẵn lòng được giúp đỡ cho bạn.

Nếu bạn cần hỗ trợ hay có câu hỏi cần gửi tới bác sĩ Hello Doctor vui lòng gửi thông tin tại đây.

Tag:Đau

Từ khóa » Sưng đau đầu Ngón Chân Cái