Đau Khớp Vai Khi Tập Gym Và Cách Khắc Phục Hiệu Quả

1. Các chấn thương vai thường gặp khi tập gym

Khớp vai có khung xương được cấu tạo bởi xương đòn, xương bả vai và chỏm xương cánh tay tạo thành khớp cùng-đòn và khớp ổ chảo-cánh tay. Các khớp này được giữ vừng bằng các dây chằng, bao khớp và gân cơ, giúp khớp vai hoạt động linh hoạt, uyển chuyển.

Trong khi tập gym, chơi thể thao, khớp vai thường thực hiện khá nhiều động tác nên có khả năng bị chấn thương rất cao. Các chấn thương vai thường gặp bao gồm:

Khi tập thể hình, nếu bạn không cẩn thận hoặc tập sai bài tập thì rất có thể gây ra chấn thương vai và một số loại chấn thương vai thường gặp gồm:

Rách sụn viền và bao khớp vai Bao khớp vai có thể dính liền vào xương là nhờ sụn viền ổ chảo. sụn viền là bộ phận rất dễ bị rách hay tróc ra khỏi xương, được ví như “cánh cửa sứt bản lề”. Điều này xảy ra khi thực hiện động tác xoay quá mức hoặc vặn xoắn khớp, té ngã dùng tay chống đỡ.

Trật khớp cùng Tổn thương này dễ gặp khi té ngã dùng tay chống đỡ hay vai đập xuống mặt phẳng. Với trường hợp này phải phẫu thuật can thiệp trực tiếp để chấn thương có cơ hội hồi phục hoàn toàn. Trật khớp cùng thường gặp ở những người chơi thể thao đỉnh cao.

Gãy xương vùng vai Lực chống đỡ từ vai hoặc va đập vai quá mạnh vào mặt phẳng có thể dẫn đến gãy xương đòn, xương bả vai và cánh tay. Lúc này bắt buộc phải nghỉ tập luyện một thời gian và dưỡng thương ổ trạng thái bất động tốt, nếu không sẽ bị lệch và phạm khớp.

Viêm rách gân và chóp xoay Ngoài bao khớp, khớp vai còn có một bộ phận là bốn gân cơ chóp xoay bao quanh giúp giữ vững khớp và tạo lực xoay tròn cho khớp vai. Vì đảm nhận nhiều chức năng như thế gân dễ bị rách và chấn thương. Rách gân gây đau mãn tính, cứng khớp và làm mất chức năng của mình nếu không chữa trị kịp thời.

Bệnh nhân bị chấn thương khớp vai sẽ không thể tham gia các môn thể thao đòi hỏi sử dụng vung tay quá đầu như quần vợt, cầu lông,… Sụn viền và bao khớp sẽ bị hư hại nhiều hơn, khớp bị thoái hóa dẫn đến khó điều trị.

Khi cử động, bệnh nhân sẽ cảm thấy thiếu sức mạnh khi giơ cánh tay ra 4 hướng. Vai bị cứng, đôi khi cảm thấy cánh tay có thể bị trượt ra khỏi ổ khớp vai.

Đau khớp vai do tập thể hình

Đau khớp vai do tập thể hình

2. Nguyên nhân khiến bạn đau vai khi tập gym

Đau nhức khớp vai là vấn đề khá phổ biến trong cuộc sống hằng ngày. Một số người gặp phải tình trạng này do phải thường xuyên lao động nặng, hoặc thực hiện các động tác lặp đi lặp lại nhiều,... Tuy nhiên, đau khớp vai khi tập thể hình lại là vấn đề khác, có phần nguy hiểm hơn. Vậy cụ thể đâu mới là nguyên nhân gây nên tình trạng này?

Tổn thương cơ Là một hiện tượng thường gặp trong quá trình tập luyện thể hình, nguyên nhân bị đau khớp vai khi tập thể hình thường do bong điểm bám dây chằng của Cơ Delta. Có thể nhiều bạn chưa biết cơ đó mục đích để giúp thuận lợi trong việc xoay tay, giang cánh tay.

Cũng bởi đó cho nên khi điểm bám cơ Delta bị bong ra khỏi xương vai. Đó chính là nguyên nhân bạn bị đau vai trong quá trình tập luyện. Thông thường việc tập tạ bị đau khớp vai xảy ra nhiều hơn so với việc tập luyện những bài thể hình khác.

Tổn thương dây chằng Tuy nhiên việc tổn thương ở cơ không quá nghiêm trọng so với tổn thương dây chằng. Lí do đó là dinh dưỡng trong dây chằng được nuôi dưỡng chủ yếu chủ yếu bằng thẩm thấu và nghèo mạch máu. Do đó bạn cần có sự bảo vệ, chăm sóc sức khỏe mình một cách cẩn thận trong khoảng thời gian này.

Các nguyên nhân khác

- Chơi quá sức.

- Khởi động không kỹ.

- Thể lực cơ bắp không đủ, hoặc cơ thể không được khỏe khi chơi.

- Kỹ thuật không đúng ở những động tác giơ tay quá đầu hay xoay vai

- Viêm túi họat dịch: Trường hợp này ở người chơi các môn có những động tác tay giơ cao qua đầu thường xuyên như cầu lông, tennis, bơi lội. Túi họat dịch này dễ bị cọ xát, đôi khi sưng lên, tụ dịch gây đau.

3. Biến chứng nguy hiểm khi bị đau khớp vai do tập gym

Những tổn thương gãy xương, trật khớp cần chẩn đóan, xử trí cấp thời đúng cách tại bệnh viện chuyên khoa để xương lành tốt, khớp trơn tru. Nếu không, sẽ để lại di chứng rất nặng nề như xương không lành, lệch xương hay, lỏng lẻo khớp.

Đối với những chấn thương đau vai sau khi té ngã, chấn thương, vận động nặng hay tự nhiên đau nếu không điều trị đúng và kịp thời, đau vai sẽ ngày càng nặng, đau tăng khi vận động, và đau cả khi ngủ. Về sau, có lúc đau dữ dội làm không thể cử động được vai. Khi đau vai kéo dài sẽ dẫn đến biến chứng cứng khớp, teo cơ, mất chức năng vận động, gây xáo trộn cuộc sống, suy sụp tòan thân, mất ngủ mạn tính.

4. Những lưu ý khi tập gym tránh gây tổn thương khớp vai

Tập thể dục không đúng cách sẽ phản tác dụng, có một số lưu ý mà bạn nên chú ý khi bắt đầu bước vào quá trình tập luyện:

Tập thể dục quá sớm hay quá muộn

Việc tập thể dục quá sớm khi nhiệt độ còn thấp, sương còn nhiều sẽ khiến bạn lạnh đột ngột, các mạch máu co lại. Bạn cũng không nên tập thể dục trước khi đi ngủ, vì việc tập thể dục khiến thân nhiệt tăng cao, nhịp sinh học bị xáo trộn, khó có được giấc ngủ ngon.

Tập thể dục khi bụng đói hay no

Tập thể dục khi bụng đói sẽ khiến bạn bị hoa mắt, chóng mặt, uể oải… làm cho bài thể dục không hiệu quả. Việc tập luyện sau khi ăn no làm cho nhịp sinh học bị thay đổi gây rối loạn, đầy hơi… thậm chí dẫn đến đau dạ dày. Vì vậy hãy ăn nhẹ trước khi tập hoặc sau khi ăn no 2 giờ để đảm bảo chất lượng buổi tập.

Không bổ sung nước khi tập luyện

Khi tập thể dục thể thao nhất là trong ngày hè, tuyến mồ hôi tuyết ra nhiều. Nhiều người có tâm lý ép cân, muốn giảm cân nhanh nên không bổ sung nước vì nghĩ sẽ thải được nhiều chất béo và nước qua đường mồ hôi. Tuy nhiên, đây là việc làm hoàn toàn sai lầm, cơ thể thiếu nước, thân nhiệt tăng cao hơn so với bình thường dễ dẫn tới nguy cơ chấn thương, chuột rút, say nắng, đau xương khớp…

Tắm nước lạnh sau khi tập

Một thói quen rất nhiều người tập thể dục mắc phải là tắm nước lạnh sau khi tập luyện để giải nhiệt cơ thể. Tuy nhiên, sau khi tập luyện, nhiệt độ cơ thể tăng, lỗ chân lông nở ra, tắm nước lạnh ngay sẽ làm cái lạnh ngấm vào người gây ra phản ứng sốc cơ thể dẫn đến nguy cơ gây cảm, đau đầu, chóng mặt. Đặc biệt đối với những người mắc bệnh tim, huyết áp… thì nguy cơ đột quỵ là rất cao.

Tập luyện quá 60 phút mỗi ngày

Mỗi người nên lựa chọn môn thể thao phù hợp với sở thích, sức khỏe của mình để đạt kết quả cao. Nếu bạn thể dục quá sức hoặc sai cách sẽ dẫn tới những biến chứng nguy hiểm, nhẹ thì chấn thương khớp gối nặng có thể bị bệnh mãn tính như viêm khớp gối, đau thần kinh tọa, thoái hóa khớp, thậm chí là nứt xương, gãy xương…

5. Cách điều trị đau khớp vai khi tập gym

Để điều trị bệnh viêm đau khớp vai hiệu quả không chỉ áp dụng theo phác đồ điều trị mà bác sĩ chỉ định là xong mà mọi người cần chú ý đến nhiều yếu tố khác.

Tiến hành chữa viêm đau khớp vai khi tập thể hình muốn hiệu quả cần dựa trên từng nguyên nhân gây bệnh.

Chấn thương ở khớp, xương

Đối với những bệnh nhân bị nứt xương, trật khớp, viêm hoạt dịch, viêm gan, gãy xương… khi đó người bệnh cần phải tới bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa khám, thực hiện các xét nghiệm, chụp chiếu cần thiết để từ đó có cách chữa đau khớp vai khi tập thể hình phù hợp.

Người bệnh cũng cần đặc biệt chú ý, đừng nên tự ý mua thuốc giảm đau hay thuốc bôi ngoài da về sử dụng hay cố gắng chịu đựng vì nó có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe như lệch xương, xương không lành, lỏng khớp…

Chấn thương phần mềm

Trường hợp bệnh nhân bị chấn thương ở phần mềm, vai bị đau chưa quá nặng, tụ máu bầm thì có thể điều trị tại nhà bằng các phương án sau đây:

+ Sử dụng đá chườm lên vị trí bị đau vai 1 ngày từ 2 đến 3 lần, thời gian chườm mỗi lần khoảng 15 phút.

+ Ngâm cơ thể trong nước ấm hoặc tắm với nước nóng sẽ thấy dễ chịu, thoải mái hơn rất nhiều.

+ Sử dụng cao dán, gel giảm đau kháng viêm để thoa lên khu vực đang bị đau khoảng 2 đến 3 lần/ ngày sẽ giúp tan máu bầm.

+ Người bệnh cần sử dụng thêm thuốc giảm đau, kháng viêm nhưng phải có sự chỉ định từ phía bác sĩ chuyên khoa

+ Nếu như cảm thấy đau quá thì dùng dụng cụ treo tay trong một thời gian

+ Cần đặc biệt chú ý tới tư thế ngủ, đừng nên đè lên vai đang bị đau nhức

+ Áp dụng một số những bài tập thuộc vùng khuỷu để kéo giãn và vận động thật nhẹ nhàng.

Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý

Khi gặp phải hiện tượng đau viêm khớp vai khi tập thể hình, thì điều trước tiên đó là bạn nên có một chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh những hoạt động mạnh làm ảnh hưởng đến khớp vai, cũng như không nên luyện tập bất cứ môn thể thao nào.

Có chế độ sinh hoạt khoa học

Xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học

Bên cạnh vận động, bạn nên chú ý đến chế độ ăn uống của bản thân cần bổ sung các thực phẩm tốt cho hệ xương khớp, cũng như bổ sung các món ăn chứa nhiều dinh dưỡng, nhằm phục hồi sức khỏe một cách tốt nhất.

Cùng với những thông tin liên quan tới chứng đau khớp vai khi tập thể hình ở trên, hy vọng bạn đã có cho mình những kiến thức bổ ích để việc phòng và điều trị bệnh thật hiệu quả.

Điều trị đau khớp vai do tập gym bằng phương pháp dùng thực phẩm chức năng

Đặc biệt người bệnh đau khớp vai và người bắt đầu có những triệu chứng, biểu hiện các bệnh về khớp nên dùng các thực phẩm chức năng bổ sung hàng ngày có chứa các thành phần sau đây để bảo vệ cũng như hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh đau khớp vai

- Glucosamin: Là thành phần cấu tạo nên sụn và glucosamin là chất có trong thành phần phân tử của ít nhất 2 glucosaminoglycans: chondroitin và acid hyaluronic. Vì thế glucosamin đóng vai trò đồng hóa trong quá trình kiểm soát bệnh viêm xương khớp và kích thích tế bào sụn tổng hợp glucosaminoglycans và proteoglycan.

- Chondroitin sulfat: Tìm thấy ở sụn khớp, xương, da, giác mạc mắt và thành động mạch. Chondroitin sulfat có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là bệnh viêm xương khớp. Bảo vệ khớp bằng cách tăng cường các enzym tổng hợp acid hyaluronic (là chất giúp khớp hoạt động tốt).

Methyl sulfonyl methane (MSM): nguồn bổ sung sulfur tự nhiên, đặc biệt khi cơ thể không được cung cấp đủ giúp phòng hoặc hỗ trợ điều trị bệnh viêm khớp mãn tính. MSM tác dụng như một dẫn chất cộng hưởng với tác dụng của Glucosamine và Chondroitine có khả năng giảm đau, kháng viêm, tăng cường sức khỏe ở người bị ốm.

- Hyaluronic Acid: Là thành phần quan trọng trong chất nhờn bôi trơn cho sức khỏe của sụn và khớp, da, mắt và tim, là những cơ quan đòi hỏi vận động nhiều và chịu đựng ma sát nhiều. Ở hệ thống khớp, Hyaluronic Acid là một trong những thành phần không thể thiếu trong dịch khớp để bảo vệ khớp không bị thoái hóa.

- Collagen Type II tự nhiên: Đây là một dạng collagen Type II không biến tính (với tên gọi khác là phức hợp UC-II) là thành phần chính của sụn khớp chiếm 90% các sợi collagen có trong chất căn bản của sụn khớp, không bị biến tính khi tiếp xúc với dịch tiêu hóa giúp cơ thể hấp thu tốt. Collagen type 2 thiên nhiên giúp nuôi dưỡng sụn, tạo chất nhờn, tăng độ bền, dẻo dai cho khớp, tăng sức mạnh liên kết cơ-gân-sụn khớp.

Colagen type II có tác dụng kháng viêm, giảm đau hiệu quả, kích hoạt hệ thống miễn dịch và bảo vệ khớp. Collagen type II là một dạng thực phẩm chức năng mới cung cấp tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết để tăng cường sức khỏe của khớp, sụn và sữa chữa các hư hỏng ở khớp là nguyên nhân gây ra đau, sưng liên quan đến các bệnh viêm khớp. Collagen type 2 có tác dụng ngăn cản lão hóa và thoái hóa khớp theo 2 cách: và bảo vệ các đầu khớp xương làm cho xương chuyển động trơn tru tại các khớp.

- Boswellia Extract: Boswellia Extract đã được thử nghiệm lâm sàng cho kết quả rõ rệt trong các bệnh viêm mãn tính như viêm khớp dạng thấp, viêm xương khớp, hen phế quản, viêm loét đại tràng và bệnh Crohn. Triển vọng trong tác dụng giảm đau và chống viêm mạnh trong bệnh viêm khớp, phòng chống ung thư...

- Bột rễ Gừng: Bột rễ gừng là một loại thảo dược chống viêm mạnh mẽ và gần đây đã có nhiều quan tâm đến việc sử dụng nó cho các vấn đề về khớp, đặc biệt là thấp khớp. Nó cũng đã được chỉ định cho viêm khớp, sốt, nhức đầu, đau răng, ho, viêm phế quản, viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp, để giảm bớt viêm gân, giảm cholesterol và huyết áp...

bi-jcare Bi-JCare Hỗ trợ phòng và điều trị hiệu quả các bệnh lý xương khớp

Công dụng: Giúp nuôi dưỡng và tái tạo sụn khớp, làm tăng dịch nhờn bôi trơn các khớp xương, mạnh gân, phục hồi tính linh hoạt của mối liên kết cơ – gân – khớp. Giúp phục hồi và giảm đau trong các trường hợp viêm khớp nhẹ và trung bình, thoái hóa khớp, khô khớp, tổn thương cơ gân khớp (bong gân, giãn dây chằng) và thoát vị đĩa đệm.

Đối tượng sử dụng: Người bị dãn dây chằng, viêm khớp nhẹ và trung bình, thoái hóa khớp, khô khớp, tổn thương cơ gân khớp (bong gân, dãn dây chằng) và thoát vị đĩa đệm.

Xem thông tin chi tiết >>> Bi-JCare

Xem thêm >>> Thực phẩm chức năng thuốc xương khớp tốt nhất hiện nay cho người chơi thể thao

Hi vọng với bài viết này đã cung cấp được cho bạn đọc những thông tin hữu ích nhất. Giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng đau khớp vai khi tập gym và cách khắc phục hiệu quả nhất hiện nay. Kính chúc các bạn thật nhiều sức khỏe, niềm vui trong cuộc sống, xin chân thành cảm ơn. !

bi-jcare

---------------------------------------------------------------------------- Bài liên quan: >>> Bệnh thoái hóa khớp vai, nguyên nhân và cách điều trị như thế nào? >>> Đau khớp vai và cách điều trị hiệu quả sau một liệu trình >>> Các bài tập thể dục cho người viêm khớp dạng thấp

Từ khóa » Cách Chữa Chấn Thương Vai Khi Tập Gym