Đau Vai Khi Tập Gym: Cách Xử Lý Và Những Lưu ý Phòng Tránh Cho Bạn

Thể dục thể thao, tập gym đều là những hình thức rèn luyện thể lực của con người rất hiệu quả, không chỉ giúp bạn có một vóc dáng đẹp, một sức bền cao mà còn đem đến nhiều lợi ích về sức khỏe. Tuy nhiên trong quá trình tập luyện, việc gặp những tổn thương do tập quá sức, vô tình sai tư thế, kỹ thuật, chỉ trong chốc lát có thể sẽ khiến bạn gặp cơn đau vai gáy. Đôi khi những cơn đau này chỉ kéo dài vài giờ rồi biến mất, nhưng có những tổn thương nghiêm trọng có thể khiến bạn cảm thấy đau đớn, dẫn đến biến chứng. Vậy đâu là cách khắc phục cơn đau này tốt và nhanh nhất, cũng như lưu ý nào cho bạn khi tập thể thao, tập gym…? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Những chấn thương vai thường gặp khi tập gym, chơi thể thao

Đau vai cho chơi tennis, do tập gym, khi squat, khi đánh bóng chuyền là những cơn đau thường gặp và phổ biến, dễ gặp ở người tập. Sở dĩ việc thường xuyên xảy ra sự cố này là bởi vì các bộ môn này đòi hỏi sự linh hoạt, vận động của vai và cánh tay khá nhiều, nhất là khi bộ phận này lại có nhiều dây chằng, gân cơ và bao khớp rất dễ tổn thương khi gặp áp lực lớn.

Hầu hết người tập thường gặp các dạng trấn thương như:

  • Trật khớp: Do quá trình đang tập luyện thì bị té ngã, sử dụng tay bất ngỡ chống đỡ thân người nên bị trật khớp
  • Gãy xương vùng vai: thường xảy ra khi người tập bị té ngã hoặc va đập mạnh, thường xảy ra đối với những người tập tạ, nâng đẩy nặng, quá sức…
  • Tình trạng rách sụn viền, bao khớp vai: Do người tập gym xoay chuyển mạnh, đột ngột, bị ngã trong lúc tập khiến chúng bị rách, tróc khỏi xương.
  • Viêm rách gân và chóp xoay: Do tập luyện quá sức, tần suất nhiều dẫn đến chấn thương trong quá trình tập gym.

Đối với những bệnh nhân gặp chấn thương vùng khớp vai do tổn thương lâu ngày, thoái hóa không điều trị dứt điểm rất khó để hồi phục hoàn toàn, không chỉ khiến cho bệnh nhân không thể tiếp tục tham gia tập gym hoặc các môn thể thao như cầu lông, quần vợt (bộ môn thể thao có tư thế vung tay qua khỏi đầu) mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

Nguyên nhân đau vai khi tập gym?

Hầu hết nguyên nhân đau vai khi tập gym đến từ những tổn thương, chấn thương do con người gặp phải khi tập luyện. Trong đó:

Không khởi động trước khi tập gym

Có rất nhiều người đã bỏ qua các bước khởi động trước khi tập luyện thể thao, điều này vô tình khiến cho họ dễ dàng gặp những tổn thương khi tập hơn bình thường. Do không khởi động trước, các khớp vai còn cứng, việc tập luyện đột ngột, với sức nặng, các cơ chưa kịp co giãn và chuyển động đã bị chịu áp lực rất lớn, bất ngờ nên dẫn theo các cơn đau vai.

Sai kỹ thuật

Tập gym hay bất kỳ môn thể thao nào khác cũng luôn đòi hỏi người thực hiện phải tuân đúng động tác kỹ thuật. Việc thực hiện sai tư thế có tác động lớn đến vùng khớp vai, dẫn đến tổn thương vùng cơ, xương khớp nhanh chóng. Các cơn đau đột ngột, nhói lên từng cơn và dữ dội.

Chọn tạ quá nặng

Việc chọn lựa các bài tập gym không phù hợp với sức, tập tạ quá nặng phải gồng cũng là nguyên nhân khiến cho người luyện tập dễ bị tổn thương vùng tay, cánh tay và bả vai, dẫn đến cơn đau nhức.

Tổn thương cơ

Các hoạt động liên quan đến xoay tay, giang cánh tay đều phụ thuộc vào nhóm cơ Delta, việc sử dụng lực quá mạnh sẽ khiến dây chằng của nhóm cơn này bị kéo dãn quá sức, bị bong ra, gây nên cơn đau dữ dội, tê buốt từng cơn, không thể hoạt động lại bình thường. Đối với những trường hợp này bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và trị liệu phù hợp.

Tổn thương dây chằng

Tình trạng dây chằng bị kéo dãn, rách dây chằng cũng gặp phổ biến ở những người tập gym. Tổn thương này được xếp lại vào loại khá nghiêm trọng, dễ bị lặp đi lặp lại. Để phục hồi dây chằng, người bệnh đòi hỏi cần phải nghỉ ngơi trong thời gian dài, tăng cường bổ sung dinh dưỡng cho dây chằng, tuân theo các chỉ định, phác đồ điều trị của bác sĩ với tình trạng tổn thương nặng. Bên cạnh đó, ngay cả khi cơ thể đã phục hồi, trong quá trình tập luyện tiếp tới bạn cần thực hiện theo hướng dẫn của người có kinh nghiệm, nên tập vừa sức đồng thời xây dựng chế độ sinh hoạt, ăn uống khoa học cho dây chằng khỏe mạnh và dẻo dai hơn.

Người tập gặp các vấn đề về xương khớp

Mặc dù đã chuẩn bị khởi động cẩn thận, tập luyện phù hợp đúng cách và tư thế nhưng bạn vẫn cảm thấy bị đai vai khi tập gym, cơn đau dai dẳng, khó chịu, bứt rứt, âm ỉ, đây rất có thể là biểu hiện của bệnh lý xương khớp bạn đang mắc phải. Trong đó một số bệnh lý gây đau khớp vai phổ biến như viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, viêm quanh khớp vai…bởi vậy khi thấy biểu hiện bất thường khi luyện tập bạn nên dừng lại, đồng thời nên theo dõi tình trạng bệnh, tìm đến các cơ sở y tế chuyên khoa để kiểm tra và điều trị sớm.

Bên cạnh đó trong quá trình luyện tập gym, bạn cũng nên bổ sung đầy đủ nước và dưỡng chất, tập luyện với cường độ vừa phải tránh trường hợp cơ thể bị mệt mỏi, yếu cơ dẫn đến tổn thương không mong muốn.

Phải làm gì khi đau vai do tập gym?

Mặc dù những chấn thương nhẹ vùng vai do tập gym xảy ra khá thường xuyên ở những người tập luyện, tuy nhiên chúng ta cũng không nên chủ quan trước tình trạng này. Đau khớp vai khi tập gym đôi khi là tiêm ẩn những bệnh lý nguy hiểm về xương khớp, đôi khi là những tiếng nói của cơ thể cho thấy bạn đang gặp vấn đề quan trọng khác, nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể khiến bệnh tình nghiêm trọng, khó phục hồi, gây tổn thương vĩnh viễn ảnh hưởng đến cử động của vai và cánh tay…

Dưới đây là một số mẹo nhỏ mà bạn có thể áp dụng với những cơn đau vai khi tập gym ở thể nhẹ:

1. Chườm nóng - lạnh vùng bả vai bị đau

Chườm ấm vùng vai đau nhức sẽ giúp cho người tập cảm thấy dễ chịu hơn, phương pháp này áp dụng với các trường hợp tổn thương vai không đi kèm hiện tượng sưng viêm. Tuy nhiên trong trường hợp vùng đau có dấu hiệu sưng tấy thì bạn nên áp dụng phương pháp chườm lạnh. 22. Dán cao lên vùng đau

Cũng tương tự như phương pháp chườm nóng hoặc lạnh lên bả vai, dán cao là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện, nhanh chóng xua tan đi những cơn đau mỏi vùng vai gáy.

2. Thả lỏng, thư giãn khớp vai

Việc tập gym trong nhiều giờ, thường xuyên khiến cho khớp vai của bạn chịu quá nhiều áp lực, bởi vậy bạn cần điều tiết các hoạt động sao cho phù hợp, chủ động nghỉ ngơi, thư giãn các khớp vai bằng cạnh thả lỏng khớp, xoay chuyển nhẹ nhàng 10 phút. Điều này giúp cơ thể giảm áp lực lên dây thần kinh và dây chằng vùng vai. Các cơn đau nhức, tình trạng căng cứng vùng cơ cũng được cải thiện nhanh chóng.

3. Massage trị liệu

Massage là biện pháp được nhiều người tập gym nói riêng hay chơi thể thao nói chung lựa chọn nhằm cải thiện tình trạng đau khớp vai, đồng thời là cũng là phương pháp chăm sóc sức khỏe, hệ cơ xương khớp dẻo dai hơn. Với những tác động lực vừa phải lên huyệt đạo và khớp cơ, sẽ giúp cho chúng được thư giãn, thoát khỏi tình trạng căng bó, lưu thông tuần hoàn hơn.

Lưu ý khi tập gym tránh các cơn đau khớp bả vai

Để tránh những chấn thương đáng tiếc trong quá trình tập gym hãy lưu ý những điều dưới đây:

  • Khởi động trước khi tập luyện với các động tác thả lỏng, co giãn cơ trong 15 phút.
  • Tập luyện theo hướng dẫn của những người có kinh nghiệm, huấn luyện viên, cần dừng tập khi cảng thấy bị đau, quá sức.
  • Trong quá trình tập luyện càn xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, với những người tập tạ hoặc các bài tập nặng cần chú ý bổ sung thêm protein và năng lượng bù vào năng lượng tiêu hao.
  • Nên duy trì tập ở cường độ phù hợp, vừa sức. Không nên tập gym vào thời điểm quá sớm, hay quá muộn của ngày, để cơ thể có thời gian nghỉ ngơi hồi sức.
  • Chỉ nên ăn nhẹ trước khi tập cách khoảng 1-2h, không nên ăn quá no ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
  • Bổ sung nước đầy đủ trong quá trình tập luyện
  • Không nên tắm ngay khi vừa tập xong, và tuyệt đối không tắm nước lạnh sau khi tập gym.

Đau khớp vai khi tập gym là tình trạng khá phổ biến ở nhiều người, nhất là người mới bắt đầu với bộ môn. Bởi vậy việc bổ sung cho mình những thông tin kiến thức hữu ích khi tập là một điều cần thiết. Hy vọng qua bài viết trên, bạn sẽ nắm bắt rõ hơn những vấn đề đau vai xoay quanh tập gym để có những ứng biến, điều chỉnh phù hợp với bản thân, tránh khỏi những tổn thương không đáng có, ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống thường nhật.

Mọi thông tin về chương trình khuyến mãi và sản phẩm xin vui lòng liên hệ:

HOTLINE: 19000252 hoặc đội ngũ hỗ trợ 24/7 - (097 716 22 22)

CN1: 145 Nguyễn Thái Bình, P. Nguyễn Thái Bình, Q.1, HCM – 097 717 2222.

CN2: Khu GM, N.07-09, 119 Phổ Quang, P.9, Q. Phú Nhuận, HCM – 097 716 2222.

CN3: Toà Landmark 1, SH 03 - Vinhomes Central Park, Quận Bình Thạnh, HCM - 097 718 2222 - 098 717 2222

CN4: 25 Mạc Thái Tổ, Phường Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội – 0965 045 666

CN5: 152 Đường Nguyễn Văn Khối, Phường 9, Gò Vấp, Hồ Chí Minh (Đường Cây Trâm cũ) - Hotline: 088699998

Từ khóa » Cách Chữa Chấn Thương Vai Khi Tập Gym