Đâu Là Những Nội Dung Cần Chú ý Khi đọc Tài Liệu Nghiên Cứu? | RCES
Có thể bạn quan tâm
Khi có trong tay một tài liệu nghiên cứu cần tìm hiểu, bạn thường đọc như thế nào? Đâu là những nội dung chúng ta nên quan tâm? Để đạt được hiệu quả trong quá trình nghiên cứu tài liệu cũng như tiết kiệm thời gian và công sức, việc xác định những nội dung chính cần chú ý khi đọc tài liệu là rất quan trọng. Vậy, những nội dung cần chú ý đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu nội dung đó trong bài viết này cùng cộng đồng RCES nhé!
Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Tính cấp thiết của đề tài thường đi từ tổng quan đến cụ thể nhằm nêu ra những bằng chứng thuyết phục cho việc thực hiện đề tài. Thực chất, phần này để trả lời cho câu hỏi: Tại sao thực hiện đề tài này? Câu trả lời này được trả lời trên cơ sở phát hiện các mâu thuẫn, thiếu sót của lý thuyết hay thực tế, cấp thiết cần phải giải quyết.
Tính cấp thiết của đề tài cũng có thể được lập luận bằng cách xác định được tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu, giải quyết được vấn đề này sẽ đem lại lợi ích thiết thực gì, và ngược lại, nếu không giải quyết vấn đề đó sẽ gây thiệt hại hay ảnh hưởng không tốt gì đối với kinh tế, xã hội?
Cả hai cách đặt vấn đề như trên đều có tác dụng trong việc làm nổi bật ý nghĩa của vấn đề khoa học và tạo cảm hứng để tìm hiểu tiếp về đề tài cho người đọc.
Mục tiêu và mục đích nghiên cứu
Mục tiêu (objective) và mục đích (aim, purpose) là những khái niệm then chốt trong nghiên cứu khoa học. Khi tiến hành đọc tài liệu, người đọc cần chú ý đến hai khái niệm này:
– Mục tiêu (mục tiêu cụ thể): là cái đích về nội dung mà người nghiên cứu vạch ra để hướng tới, nỗ lực tìm kiếm, để trả lời cho hai câu hỏi “Làm cái gì” và “Đạt được gì”?
– Mục đích (mục tiêu khái quát): là ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu, là đối tượng phục vụ sản phẩm nghiên cứu. Mục đích trả lời cho câu hỏi “Nhằm vào việc gì” hoặc “Để phục vụ cho cái gì?”
Tổng quan tình hình nghiên cứu (Tổng quan tài liệu)
Một đề tài khoa học thường luôn cần có phần tổng quan tình hình nghiên cứu, hay còn gọi là tổng quan tài liệu (literature review) để có cái nhìn tổng quát về vấn đề cần nghiên cứu. Đây là phần ngay sau phần giới thiệu chung, cung cấp những tư liệu nền về vấn đề tác giả quan tâm (và những vấn đề chuyên ngành có liên quan) đã được những tác giả trước đó nghiên cứu và phân tích như thế nào (cả quốc tế và trong nước).
Phần tổng quan tài liệu không chỉ xem xét, tập hợp, liệt kê thông tin, ý tưởng được nêu trong các tài liệu sẵn có về một chủ đề nhất định mà còn thể hiện sự phân tích, đánh giá, so sánh, tổng hợp những tài liệu này trong mối liên hệ với mục tiêu đề ra.
Thông qua bài tổng quan tài liệu, bạn sẽ xác định được mục đích và phạm vi nghiên cứu, đối tượng và các phương pháp chuyên ngành sẽ sử dụng, những kết quả cần đạt được và thời gian dự kiến cho từng giai đoạn tiếp theo. Qua phần tổng quan tài liệu, bạn đọc sẽ định vị được nghiên cứu của mình ở vị trí nào, cần bổ sung vào chỗ trống nào trong bức tranh toàn cảnh của vấn đề cần nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu
Đây là một nội dung rất quan trọng của tài liệu nghiên cứu mà người đọc cần chú ý. Nội dung của phần này nhằm diễn giải trình tự các thao tác mà nhà nghiên cứu sử dụng trong bài nghiên cứu của mình, đó là việc trình bày phương pháp tiếp cận, mô tả các phương pháp nghiên cứu, thu thập dữ liệu, triển khai các biện pháp kĩ thuật, các điều tra, khảo sát,… đã được thực hiện trong quá trình nghiên cứu. Có rất nhiều các phương pháp nghiên cứu khoa học nhưng tựu chung lại, chúng ta có thể chia các phương pháp thành ba loại:
– Nghiên cứu định lượng thường sử dụng các công cụ nghiên cứu dựa trên các câu hỏi được quyết định sẵn, câu hỏi đóng, có thang đo sẵn, và diễn giải kết quả dựa trên các số liệu thống kê hoặc sử dụng các mô hình hồi quy dựa trên các dữ liệu đầu vào và chạy trên các phần mềm thống kê hoặc định lượng.
– Nghiên cứu định tính thường là phương pháp linh hoạt sử dụng các câu hỏi mở, dữ liệu thống kê thường từ quan sát, phỏng vấn, phương tiện thông tin, diễn giải kết quả dựa trên các đoạn văn, hình ảnh, cấu trúc.
– Phương pháp kết hợp cả định tính và định lượng kết hợp cả hai loại trên, sử dụng cả câu hỏi đóng, mở, xử lý cả dữ liệu thống kê và các đoạn văn, thường phân tích bổ sung cả hai mặt định tính và định lượng.
(Xem bài viết chi tiết về phân loại phương pháp nghiên cứu tại đây)
Bàn luận và Phân tích kết quả nghiên cứu
Đây là phần rất quan trọng, thể hiện “key findings”, tức là đóng góp chính của nghiên cứu. Phần này trình bày các kết quả nghiên cứu, phân tích kết quả và có nhận xét, đánh giá so sánh theo từng nội dung của đề tài, đảm bảo được tính logic về Phương pháp – Kết quả – Thảo luận, để người đọc có trình độ thích hợp trong lĩnh vực này có thể hệ thống hoá được một cách không quá khó khăn. Thêm vào đó, phần này cũng đánh giá đầy đủ kết quả thực hiện các nội dung (đánh giá độ tin cậy có so sánh với kết quả của nghiên cứu tương tự trong và ngoài nước), đồng thời thảo luận, bình luận kết quả và nêu những nội dung đạt được, chưa đạt cần tiếp tục giải quyết. Khi đọc tài liệu, các bạn sinh viên cũng cần chú ý tới các biểu đồ và các bảng minh họa.
Khuyến nghị (hoặc Hàm ý chính sách)
Phần này đưa ra các giải pháp, đề xuất nhằm cải thiện hoặc giải quyết vấn đề đã được nêu ra trong bài nghiên cứu sau khi đã thực hiện phân tích kết quả. Các khuyến nghị được đưa ra dựa trên kết quả nghiên cứu thu được và gắn liền với thực tiễn cũng như mang tính khả thi. Đối với những nghiên cứu có quy mô lớn và tầm ảnh hưởng quan trọng, phần này thường được đặt tên là Khuyến nghị, đối với những nghiên cứu có phạm vi nghiên cứu nhỏ, kết quả chỉ mang tính đại diện cho một tập mẫu nào đó, phần này thường được đặt tên là Hàm ý chính sách.
Hi vọng qua bài viết này, bạn đã biết đâu là những nội dung quan trọng của một tài liệu nghiên cứu, từ đó tiết kiệm thời gian hơn trong quá trình đọc một tài liệu. Để quá trình đọc hiệu quả hơn nữa, hãy cùng cộng đồng RCES tìm hiểu cách đọc tài liệu hiệu quả cùng các RCES trong các bài viết của loạt “Làm thế nào để đọc tài liệu nghiên cứu hiệu quả?” trên www.rces.info.
Cộng đồng sinh viên kinh tế nghiên cứu khoa học (RCES)
Từ khóa » Các Kết Quả Nghiên Cứu Là Gì
-
PHƯƠNG PHÁP TRÌNH BÀY KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
-
Kết Quả Nghiên Cứu Là Gì? - Prezi
-
Chương 4: Trình Bày Kết Quả Nghiên Cứu Khoa Học - TaiLieu.VN
-
Cách Viết Một Bài Báo Khoa Học (Phần 4 – Kết Quả) - TÀI CHÍNH
-
Cấu Trúc Một đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học
-
[PDF] Đánh Giá định Lượng Kết Quả Nghiên Cứu Khoa Học
-
Đánh Giá định Lượng Kết Quả Nghiên ... - Hội đồng Giáo Sư Nhà Nước
-
[PDF] CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
-
Những Nội Dung Nào Cần Chú ý Khi Báo Cáo Nghiên Cứu? | RCES
-
[PDF] Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Cơ Bản Dành Cho Bác Sĩ Lâm Sàng
-
Các Thiết Kế Nghiên Cứu Khoa Học
-
Khái Niệm Và Phân Loại Các Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
-
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC - SlideShare
-
Phương Pháp Thu Thập Số Liệu Trong Nghiên Cứu Khoa Học