Đau Lưng Khi Có Kinh, Trước Kì Kinh Nguyệt Và Gây Chậm Kinh
Có thể bạn quan tâm
Đau lưng khi có kinh là một triệu chứng phổ biến ở nhiều người. Mỗi kỳ kinh nguyệt hàng tháng, chị em phụ nữ thường cảm thấy mệt mỏi, khó chịu vì phải đối mặt với những cơn đau ở nhiều vị trí trên cơ thể. Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.
Tóm tắt nội dung:
- Đau lưng trước kỳ kinh mấy ngày?
- Đau lưng khi có kinh nguyệt phải làm sao?
- Đau lưng sau khi hết kinh có đáng ngại không?
Đau lưng trước kỳ kinh mấy ngày?
Kinh nguyệt là những thay đổi sinh lý hoàn toàn bình thường ở phụ nữ khỏe mạnh từ độ tuổi dậy thì đến mãn kinh. Chu kỳ kinh nguyệt của mỗi người khác nhau, tuy nhiên mỗi chu kì thường dao động trong khoảng từ 21-35 ngày.
Khi người phụ nữ không mang thai, lớp nội mạc tử cung và các sản phẩm máu sẽ bị loại bỏ, gọi là hành kinh. Thời gian hành kinh thường kéo dài từ 3 đến 7 ngày. Trước khi hành kinh, cơ thể nữ giới thường có một số dấu hiệu và trong đó có đau nhức vùng lưng.
Thông thường, trước kỳ kinh khoảng 2 đến 7 ngày, chị em phụ nữ sẽ cảm thấy đau mỏi vùng lưng và hông. Những cơn đau này thường kéo dài âm ỉ trong vài ngày hoặc thỉnh thoảng “dữ dội” hơn. Nguyên nhân đau lưng trước kỳ kinh là do cơ thể phụ nữ đang sản sinh ra một lượng lớn hormone prostaglandin, dẫn đến sự thay đổi nội tiết tố một cách đột ngột nhằm đẩy trứng ra khỏi tử cung. Khi đó, những cơn co thắt tử cung sẽ gia tăng áp lực lên buồng ối và gây ra những cơn đau ở vùng lưng.
Tuy nhiên, không phải trước kỳ hành kinh nào phụ nữ cũng bị đau vùng lưng. Tùy thuộc vào cơ địa, sinh hoạt và một số yếu tố khác mà những cơn đau có thể xuất hiện hoặc không và mức độ đau cũng khác nhau.Nghiên cứu cho thấy có trên 40% nữ giới cảm thấy đau vùng thắt lưng trước khi hành kinh, do đó đây là một dấu hiệu bình thường và không đáng lo ngại.
Đau lưng khi có kinh nguyệt phải làm sao?
Để cải thiện những cơn đau trước và trong kỳ kinh nguyệt, chị em phụ nữ có thể áp dụng những giải pháp sau:
- Uống nhiều nước
Nước là yếu tố rất quan trọng đối với mỗi người. Đặc biệt khi hành kinh, phụ nữ mất máu và sắt, cơ thể phải chịu sự thay đổi nội tiết tố đột ngột thì nước càng cần thiết. Bổ sung đủ nước sẽ hạn chế những cơn đau mà việc co thắt tử cung gây ra, giảm mệt mỏi và căng thẳng.
Trung bình, mỗi ngày bạn nên uống đủ từ 1 đến 2 lít nước và chú ý không uống nước lạnh trong thời gian hành kinh.
Có thể sử dụng các loại nước trái cây để bổ sung vitamin hoặc một số loại trà để tăng hương vị. Song, cần đảm bảo cơ thể được cung cấp đủ lượng nước lọc thiết yếu.
- Không tắm bằng nước lạnh
Tắm nước lạnh sẽ khiến những triệu chứng đau nhức và mệt mỏi của bạn tăng lên rất nhiều trong chu kỳ hành kinh. Do đó, hãy pha nước vừa đủ ấm để tắm (khoảng 35-40 độ).
Nước ấm không những hiệu quả trong việc giải tỏa stress mà còn khiến các cơ xương co giãn nhẹ nhàng, giúp xoa dịu cơn đau lưng nhanh chóng. Bên cạnh đó, tắm nước ấm sẽ hỗ trợ tuần hoàn máu, mang lại cảm giác dễ chịu, thoải mái.
- Không vận động mạnh, quá sức
Để hạn chế những cơn đau lưng khi hành kinh nhanh chóng, chị em phụ nữ cần chú ý đến sinh hoạt và làm việc hợp lý trong kỳ kinh nguyệt. Không nên vận động mạnh hoặc làm những việc quá sức. Trong quá trình làm việc, cần chú ý nghỉ giải lao và thư giãn bản thân.
- Tập thể dục nhẹ nhàng
Không chỉ trong những ngày hành kinh, vận động nhẹ nhàng mỗi ngày sẽ giúp phụ nữ khỏe mạnh, dẻo dai và mang lại tâm trạng thư thái.
Có rất nhiều bài tập có thể loại bỏ những cơn đau dai dẳng như thể dục nhịp điệu, yoga hoặc các bài vận động trị liệu. Việc tập luyện sẽ khiến các khớp xương giãn ra tự nhiên, hạn chế những cơn co thắt, giảm đáng kể áp lực lên xương sống và vùng hông.
>> Xem thêm: Đau lưng ra huyết nâu kèm đau bụng phải làm gì?
- Không sử dụng các chất kích thích:
Rượu, bia, thuốc lá, caffeine, thức ăn nhiều dầu mỡ và đường là những thứ mà chị em phụ nữ phải tránh xa trong thời gian này. Chúng không những không có lợi cho sức khỏe mà còn làm gia tăng những triệu chứng có kinh bị đau lưng.
Để đẩy lùi những cơn đau nhức, bạn hãy áp dụng chế độ dinh dưỡng thật khoa học và lành mạnh, bổ sung nhiều dưỡng chất có lợi cho cơ thể trong những ngày hành kinh!
Đau lưng sau khi hết kinh có đáng ngại không?
Đa số nữ giới cảm thấy đau nhức thắt lưng trước và trong khi hành kinh. Tuy vậy, ở một số người, cơn đau này còn kéo dài thêm khoảng 1 đến 2 ngày tiếp theo sau khi đã hoàn toàn “sạch” kinh.
Hiện tượng đau lưng kỳ kinh nguyệt được lý giải rằng sau khi hành kinh, cơ thể phải chịu nhiều mệt mỏi, mất đi một lượng máu và sắt cộng với việc sinh hoạt không điều độ khiến xương khớp chịu ảnh hưởng. Do đó, phụ nữ sẽ cảm thấy đau mỏi vùng lưng và bụng cho tới khi cơ thể hồi phục hoàn toàn sau chu kỳ.
Tuy nhiên, nếu cơn đau vẫn kéo dài sau khi kỳ kinh nguyệt đã kết thúc, rất có thể là do những nguyên nhân khác gây ra, cụ thể như:
- Vận động sai tư thế hoặc khiêng vác nặng.
- Mắc bệnh liên quan đến xương khớp: Thoái hóa cột sống lưng, gai cột sống, thoát vị đĩa đệm, thiếu canxi,…
- Mắc bệnh phụ khoa: Rối loạn chuyển hóa hormone, lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, u nang buồng trứng, …
Đau lưng sau khi hết kinh không phải trường hợp hiếm có nhưng tùy thuộc vào cơ địa, tình trạng đau đớn và thời gian kéo dài cơn đau mà chị em phụ nữ cần có biện pháp khắc phục kịp thời. Nếu đau nhức lưng xuất phát từ lý do sinh hoạt, vận động, chế độ dinh dưỡng thì cần nhanh chóng cải thiện. Mặc dù đã kết thúc hành kinh, nữ giới vẫn nên chú ý bồi bổ cơ thể, thư giãn và tránh vận động mạnh. Nếu tích cực mát xa, tập yoga, uống nhiều nước lọc và tắm bằng nước ấm, những cơn đau sẽ nhanh chóng biến mất.
Trường hợp những cơn đau vùng thắt lưng dữ dội không thuyên giảm sau khi áp dụng nhiều biện pháp, chị em cần thăm khám để tiếp nhận điều trị từ y bác sĩ.
Như vậy, bài viết trên đây đã giải đáp những thắc mắc của chị em phụ nữ về hiện tượng đau lưng khi có kinh. Hy vọng với những thông tin và chia sẻ trên, cơn đau sẽ không còn là nỗi lo trong mỗi kỳ kinh nguyệt sắp tới của các chị em!
Nguyễn Bá VưỡngBác sĩ Nguyễn Bá Vưỡng sinh ngày 25/06/1959, ông nguyên là phó khoa Đông y của Viện Y học cổ truyền Quân đội. Bác sĩ Vưỡng hiện đang làm việc tại Phòng chẩn trị y học cổ truyền Tâm Minh Đường và tác giả biên soan, chịu trách nhiệm nội dung trên trên website tamminhduong.com của Nhà thuốc Tâm Minh Đường.
Bài viết liên quan:
Nệm Cho Người Thoát Vị Đĩa Đệm và Bị Bệnh Cột Sống Vôi hóa cột sống lưng, đốt sống cổ là gì? Dấu hiệu và cách chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Cột Sống Cổ C5 C6 Nguyên Nhân Và Cách Chữa Cách Xoa Bóp Bấm Huyệt Chữa Đau Vai Gáy Mỗi Ngày Hiệu Quả Máy tập, dụng cụ chữa thoát vị đĩa đệm cột sống hiệu quả caoTừ khóa » đến Tháng đau Lưng Phải Làm Sao
-
11 Cách Giúp Bớt đau Lưng Khi Có Kinh Mà Có Thể Bạn Chưa Biết
-
Top 13+ Cách Giảm đau Lưng Khi đến Tháng Hiệu Quả Dễ Thực Hiện
-
Tư Thế Nằm Giảm đau Lưng Khi đến Tháng Hiệu Quả
-
11 Cách Chữa đau Lưng Khi Có Kinh Giúp Bạn Thoải Mái Cả Ngày Dài
-
Vì Sao Bạn Bị đau Lưng Khi Có Kinh Nguyệt? - Vinmec
-
Vì Sao Bạn đau Lưng Khi Có Kinh Nguyệt? - Vinmec
-
Tìm Hiểu Nguyên Nhân Và Cách Giảm đau Lưng Khi đến Tháng
-
Đau Lưng Khi đến Kỳ Kinh Nguyệt: Chị Em Nên Biết Những điều Này
-
Đau Lưng Khi Đến Tháng (Rụng Trứng): Dấu Hiệu, Cách Trị
-
7 Cách Chữa đau Lưng Nhanh, đơn Giản Và Hiệu Quả
-
9 Cách Giảm đau Lưng Khi Có Kinh Nhanh Nhất Cho Chị Em Ngày đèn đỏ
-
Mẹo Chữa đau Lưng Trong Kỳ Kinh Nguyệt Tại Nhà
-
Đau Lưng Khi Đến Tháng Nên Làm Gì Nhanh Hết? - Vietmec Group
-
Làm Thế Nào để Giảm đau Lưng Khi Có Kinh Nguyệt? - Suckhoe123
-
11 Cách Giúp Giảm đau Bụng Kinh Tại Nhà - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Đau Bụng Kinh - Cẩm Nang MSD - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Đau Bụng Kinh Nên Uống Gì để Giảm đau Nhanh Chóng?