Đau Lưng Khi Mang Thai 3 Tháng Đầu, Tháng Cuối Có Nguy Hiểm?

Đau lưng khi mang thai tuần đầu, tháng đầu, tháng thứ 2, 3, 4 tháng thứ 7 và tháng cuối cùng là mối lo của hầu hết các mẹ bầu. Bởi đây đều là những giai đoạn quan trọng trong thai kỳ, có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe mẹ và bé. Để có quá trình dưỡng thai khỏe mạnh, người mẹ nên nắm vững những thông tin sau.

Tóm tắt nội dung:

Toggle
  • Đau lưng khi mang thai nguy hiểm không?
  • Đau lưng khi mang thai tuần đầu
  • Đau lưng khi mang thai tháng đầu
  • Đau lưng khi mang thai tháng thứ 2
  • Đau lưng khi mang thai tháng thứ 7
  • Đau lưng khi mang thai tháng cuối

Đau lưng khi mang thai nguy hiểm không?

Cột sống thắt lưng bị đau nhức, ê buốt là hiện tượng sinh lý hết sức bình thường của các bà bầu. Trong giai đoạn này, các cơ xương trở nên mềm hơn, dễ thấm nước và tập thích ứng dần với sự thay đổi của bầu thai.

Điều này dẫn đến những cơn đau lưng dai dẳng dọc cột sống lưng và vùng khung xương chậu. Trong nhiều trường hợp, tình trạng này có thể kéo dài từ lúc mới mang thai cho đến tháng thứ 6 sau khi sinh.

đau lưng khi mang thai

Bệnh không gây nguy hiểm nếu bà bầu biết cách lựa chọn tư thế hoạt động, dáng đứng, nằm, ngồi thoải mái kết hợp với chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Tuy nhiên, nếu nguyên nhân xuất phát từ vấn đề đĩa đệm, xương khớp hay các yếu tố khác, thì người mẹ nên đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán, điều trị chính xác nhất.

Đau lưng khi mang thai tuần đầu

Theo nhiều bác sĩ khoa sản, đau lưng khi mang thai tuần đầu tiên có thể là dấu hiệu nhận biết của việc có thai sớm. Lúc này, người mẹ sẽ cảm thấy đau mỏi các đốt sống dọc thắt lưng, kèm theo các triệu chứng ợ chua, đau tức vùng ngực, chóng mặt,…

Trong giai đoạn này, những cơn đau không quá dữ dội mà thường xuất hiện khi bà bầu thay đổi tư thế đột ngột.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng này là do sự thay đổi nội tiết tố trong quá trình mang thai. Nhằm chuẩn bị cho quá trình sinh nở, cơ thể người mẹ tiết ra một loại hóc môn là relaxin, là tác nhân gây ra sự giãn nở dây chằng, khiến các khớp xương lỏng lẻo, tạo ra những cơn đau ở vùng cột sống thắt lưng.

Để giảm thiểu tình trạng này, bà bầu nên di chuyển nhẹ nhàng, không đi giày cao gót, không dùng gối cứng để nâng bụng khi nằm,…

Đau lưng khi mang thai tháng đầu

Tháng đầu tiên khi mang thai, người phụ nữ vừa chịu đựng quá trình thay đổi về cơ thể vừa trải qua những cảm xúc tâm lý khi làm mẹ. Cả hai yếu tố này dẫn đến sự hình thành những cơn đau mỏi dọc thắt lưng và lan xuống vùng xương chậu.

Người mẹ có thể giải quyết tình trạng này bằng cách luyện tập yoga, xây dựng chế độ nghỉ ngơi hợp lý, áp dụng những bài thuốc giảm đau dân gian. Rất nhiều bà bầu sử dụng ngải cứu để chườm ấm hoặc mát xa bằng rượu gừng lên vùng lưng bị đau.

Đau lưng khi mang thai tháng thứ 2

Tháng thứ hai khi mang thai vẫn nằm trong giai đoạn 3 tháng đầu, nên nhiều bà bầu vẫn chưa thích nghi kịp với thai nhi trong bụng. Giai đoạn này, ngoài cơn đau ở vùng lưng người mẹ có thể bị đau xương chậu sau, vùng mông, hoặc hai bắp đùi sau. Một vài hoạt động thường ngày như đứng lên, ngồi xuống, leo cầu thang, trở mình khi ngủ,… đều có khả năng gây ra đau.

Tuy nhiên, tác nhân chính yếu vẫn là do sự điều tiết hóc môn trong cơ thể mẹ để tạo điều kiện cho thai nhi thuận lợi trao đổi chất hơn. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường nên bà bầu không cần quá lo lắng, chú ý giữ tâm thế thoải mái để có một thai kỳ khỏe mạnh.

Đau lưng khi mang thai tháng thứ 7

Ở tháng thứ 7, thai nhi đã phát triển vượt bậc, khiến cơ thể người mẹ trở nên nặng nề hơn. Bụng càng lớn sẽ càng chèn ép các cơ quan nội tạng, tạo áp lực lên cơ xương khớp, dẫn đến tình trạng lưng đau nhức, mỏi gối. Lúc này, người mẹ nên dùng tay đỡ phần lưng khi di chuyển, tập thói quen đi đứng thẳng lưng, mặc trang phục rộng rãi để thỏa mái hoạt động hơn.

Trong nhiều trường hợp, mẹ bầu bị cảm lạnh, gây ảnh hưởng đến thận, có thể khiến triệu chứng đau trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, bà bầu nên chú ý giữ ấm bàn chân và thắt lưng khi trời lạnh.

Đau lưng khi mang thai tháng cuối

Mang thai tháng cuối cùng là giai đoạn người mẹ trải qua nhiều biến đổi lớn, đồng thời cũng là tháng vất vả nhất của thai kỳ. Không những phải chấp nhận một thân hình quá cỡ mà mẹ bầu còn phải chịu đựng những cơn đau dữ dội.

Để chuẩn bị cho thời kỳ sinh nở, các dây chằng sẽ giãn ra, cơ xương khớp bị nới rộng, tử cung lớn dần, tạo áp lực lớn lên vùng xương chậu khiến trọng tâm cơ thể thai phụ dồn về phía trước, tăng độ cong của lưng, từ đó gây kích ứng làm lưng trở nên đau nhức hơn và hạn chế khả năng bị đau lưng sau sinh ở phụ nữ.

Tháng cuối cùng của thai kỳ tương đối quan trọng vì lúc này thai nhi đã thành hình, đạt đến một mức cân nặng nhất định. Do đó, các bà mẹ phải thật cẩn thận khi di chuyển, tránh đi đứng sai tư thế, hạn chế nâng nhấc đồ vật nặng,… Đau khi mang thai tháng cuối này cũng có thể là một dấu hiệu sắp sinh, nên mẹ bầu hãy chú ý theo dõi, chuẩn bị kỹ trước khi đón bé chào đời.

Trên đây là những thông tin về chứng đau lưng khi mang thai tuần đầu, tháng đầu, tháng thứ 2, tháng thứ 7 và tháng cuối cùng. Hy vọng bài viết đã giúp các mẹ hiểu hơn về tình trạng này, đồng thời biết cách làm thế nào để giảm đau. Mong chúc các bà bầu đều có một thai kỳ khỏe mạnh.

Nguyễn Bá VưỡngNguyễn Bá Vưỡng

Bác sĩ Nguyễn Bá Vưỡng sinh ngày 25/06/1959, ông nguyên là phó khoa Đông y của Viện Y học cổ truyền Quân đội. Bác sĩ Vưỡng hiện đang làm việc tại Phòng chẩn trị y học cổ truyền Tâm Minh Đường và tác giả biên soan, chịu trách nhiệm nội dung trên trên website tamminhduong.com của Nhà thuốc Tâm Minh Đường.

Bài viết liên quan:

Đau sau lưng phía trênĐau Sau Lưng Phía Trên Bên Phải Là Bệnh Gì Và Cách Giảm Đau Hít thở sâu bị đau lưngHít Thở Sâu Bị Đau Lưng Bên Phải, Bị Đau Sườn Trái Là Bệnh Gì? Ghế ngồi chống đau lưngTop 5 Ghế Ngồi Chống Đau Lưng Cho Văn Phòng Tốt Nhất Hiện Nay Quan hệ nhiều có bị đau lưng khôngQuan Hệ Nhiều Có Bị Đau Lưng, Có Ảnh Hưởng Đến Xương Khớp? Đau lưng khó thởĐau Lưng Khó Thở Là Bệnh Gì, Có Nguy Hiểm Đến Tính Mạng Không?

Từ khóa » Giảm đau Lưng Cho Bà Bầu 3 Tháng đầu