Đau Lưng Khi Mang Thai: Bà Bầu Nên Làm Gì? | Hapacol
Có thể bạn quan tâm
Mang thai là một hành trình đầy niềm vui nhưng cũng không thiếu những thách thức, trong đó, đau lưng trong 3 tháng đầu của thai kỳ là một trong những vấn đề phổ biến mà nhiều bà bầu phải đối mặt. Sự thay đổi của cơ thể, cùng với sự phát triển của thai nhi, thường mang lại cảm giác mệt mỏi và đau nhức không chỉ ở vùng lưng mà còn ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về nguyên nhân, cũng như những giải pháp hữu ích để giảm thiểu tình trạng mẹ bầu đau lưng 3 tháng đầu, đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh và thoải mái hơn.
1. Những nguyên nhân khiến mẹ bầu bị đau lưng trong thai kỳ
Tăng cân
Trong một thai kỳ khỏe mạnh, phụ nữ thường tăng từ 10 – 12 kg. Lúc này, cột sống phải nâng đỡ trọng lượng lớn nên sẽ gây ra hiện tượng đau lưng dưới. Ngoài ra, trọng lượng của thai nhi và tử cung ngày càng lớn cũng gây áp lực lên các mạch máu và dây thần kinh ở xương chậu và lưng. (1)
Thay đổi tư thế
Mang thai làm thay đổi trọng tâm cơ thể, khiến tư thế đi và đứng của bà bầu cong về phía trước. Về lâu dài, kết hợp với những yếu tố khác, cơn đau lưng của mẹ bầu sẽ ngày càng tồi tệ hơn.
Thay đổi nội tiết tố
Khi mang thai, cơ thể giải phóng hormone Relaxin dù bạn sinh thường hay sinh mổ. Hormone này làm lỏng dây chằng và khớp để tử cung dễ dàng đẩy em bé ra ngoài. Tuy nhiên điều này lại gây ra tình trạng đau lưng dưới hoặc giữa lưng.
Phân tách cơ thẳng bụng
Đây là nguyên nhân phổ biến khiến nhiều bà bầu bị đau lưng. Theo đó, khi mang thai, bụng sẽ bị phình ra do khoảng cách giữa cơ thẳng bụng bên trái và bên phải đã mở rộng hơn bình thường. Từ đó, không chỉ đau lưng, phân tách cơ bụng còn làm bà bầu bị táo bón và rỉ nước tiểu. (1)
Căng thẳng
Căng thẳng cảm xúc có thể gây đau nhức lưng. Do đó, mẹ bầu dễ dàng nhận thấy các cơn đau lưng gia tăng khi bản thân đang bị căng thẳng.
2. Mẹ bầu bị đau lưng khi mang thai khi nào hết?
Đau lưng khi mang thai thường bắt đầu từ sau tam cá nguyệt thứ hai (quý 2 của thai kỳ) khi trọng lượng của thai nhi đã tăng lên đáng kể. Tình trạng này có thể kéo dài đến tháng thứ 6 sau sinh và dần biến mất sau đó.
Đối với đa số phụ nữ, cơn đau lưng thường giảm dần sau khi sinh con. Khi cơ thể dần hồi phục và trở lại trạng thái bình thường, áp lực lên lưng và cột sống giảm bớt, từ đó làm giảm cảm giác đau nhức.
3. Cách giảm đau lưng cho bà bầu 3 tháng đầu hiệu quả
Duy trì tư thế tốt
Khi thai nhi dần lớn lên, trọng tâm của mẹ bầu sẽ dịch chuyển về phía trước. Theo quán tính, để không bị ngã về phía trước, mẹ có thể bù lại bằng cách ngả người về phía sau – điều này vô tình làm căng các cơ ở lưng dưới và gây đau lưng khi mang thai. Vì thế, hãy cố gắng duy trì tư thế đứng sau đây để hạn chế xuất hiện các cơn đau: (2)
- Khi bạn đứng, hãy đảm bảo vai và cột sống được thẳng..
- Khi ngồi, hãy chọn một chiếc ghế hỗ trợ lưng của bạn, hoặc đặt một chiếc gối nhỏ sau lưng dưới của bạn.
Thực hiện một số bài tập nhẹ nhàng
Một số bài tập nhẹ nhàng có thể cải thiện tình trạng đau lưng khi mang thai. Nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình thực hiện, bạn không nên tự thực hiện một mình mà nên có sự hỗ trợ từ người thân. Dưới đây là gợi ý bài tập yoga giảm đau lưng và thư giãn mà bạn có thể thực hiện chỉ với một chiếc thảm yoga:
- Nằm sấp, chống hai tay và đầu gối vuông góc với sàn
- Giữ lưng, vai và đầu thẳng hàng
- Hóp bụng và cong nhẹ lưng lên, đầu hơi cúi xuống
- Giữ trong vài giây
- Thả lỏng về tư thế ban đầu, giữ lưng càng thẳng càng tốt
- Lặp lại động tác trên 10 lần.
Massage kết hợp chườm nóng hoặc chườm lạnh
Không ít bà bầu bị đau lưng trong thai kỳ, đặc biệt là trong 3 tháng đầu đã cảm thấy thoải mái hơn sau khi được massage, đặc biệt là ở vùng thắt lưng. Bên cạnh đó, bạn có thể kết hợp với chườm nóng hoặc chườm lạnh để tăng tính hiệu quả.
Duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng
Chế độ dinh dưỡng hợp lý không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể cho mẹ bầu, mà còn có thể giúp giảm nhẹ tình trạng đau lưng. Để làm giảm đau lưng mẹ bầu có thể cân nhắc bổ sung thêm các thực phẩm chứa chất xơ, vitamin D, canxi và omega-3.
Các nguồn chất xơ tốt bao gồm rau xanh, hoa quả, ngũ cốc nguyên hạt không chỉ giúp ngăn ngừa táo bón – một nguyên nhân phụ gây đau lưng – mà còn giúp duy trì trọng lượng cơ thể ổn định. Canxi giúp xương chắc khỏe, giảm nguy cơ loãng xương và hỗ trợ cơ bắp hoạt động trơn tru. Trong khi đó các axit béo omega-3 có trong cá hồi, chia seeds và quả óc chó hỗ trợ giảm viêm, có thể giúp giảm đau lưng.
Chọn giày dép phù hợp
Đi giày cao gót buộc cơ thể phải ngả về phía trước, làm tăng áp lực lên cột sống lưng. Điều này có thể gây đau lưng, một vấn đề thường gặp ở phụ nữ mang thai. Ngoài ra, khi mang thai, trọng tâm cơ thể thay đổi, làm tăng nguy cơ mất thăng bằng. Đi giày cao gót, vốn đã khó giữ thăng bằng ngay cả khi không mang thai, có thể làm tăng thêm nguy cơ ngã, đặc biệt nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
Sử dụng thuốc giảm đau không kê toa
Bà bầu đau lưng có thể sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn, chẳng hạn như Paracetamol nhằm giảm bớt sự khó chịu. Mẹ bầu cũng có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn sử dụng với liều lượng phù hợp.
Nghỉ ngơi đầy đủ, thư giãn tinh thần
Căng thẳng khi mang thai là điều không thể tránh khỏi khi mẹ bầu phải suy nghĩ về những vấn đề tương lai khi có con như cách chăm sóc trẻ, các loại chi phí, áp lực từ người thân về cách giáo dục con… Với sự thay đổi của các hormone, tình trạng này có thể trở nên tồi tệ hơn và gây ra hàng loạt các vấn đề trong thai kỳ và đau lưng là một trong số đó.
Một trong những giải pháp giúp bà bầu đau lưng cảm thấy dễ chịu hơn đó là hãy nghỉ ngơi đầy đủ. Đồng thời thư giãn tinh thần bằng cách nghe nhạc, trò chuyện cùng bạn bè hoặc làm những công việc mà mình yêu thích như làm bánh, chăm sóc thú cưng, đọc sách…
4. Khi nào bà bầu đau lưng cần khám bác sĩ?
Đau lưng và đau bụng khi mang thai là tình trạng phổ biến nhưng cũng có thể gây nguy hiểm đến mẹ và thai nhi nếu chủ quan. Những dấu hiệu cho thấy mẹ bầu nên đến bác sĩ ngay khi bị đau lưng bao gồm:
- Đang ở trong tam cá nguyệt thứ 2 hoặc thứ 3 vì đây có thể là dấu hiệu chuyển dạ sớm.
- Đau lưng kèm bị sốt, chảy máu âm đạo hoặc đau khi đi tiểu.
- Mất cảm giác ở một hoặc cả hai chân, mông hoặc bộ phận sinh dục của bạn.
- Bị đau ở một hoặc nhiều bên của bạn (dưới xương sườn).
Đau lưng khi mang thai mặc dù xuất hiện ở hầu hết mẹ bầu, đặc biệt là các bà bầu bị đau lưng 3 tháng đầu, nhưng bạn không nên chủ quan. Thay vào đó, những bà bầu bị đau lưng nên tích cực nghỉ ngơi, thư giãn và đến ngay cơ sở y tế gần nhất nếu cơn đau có kèm theo các triệu chứng bất thường khác.
Source:
- https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/in-depth/pregnancy/art-20046080
- https://www.nhs.uk/conditions/pregnancy-and-baby/backache-pregnant/
Vui lòng đăng nhập để dùng chức năng này
Từ khóa » Giảm đau Lưng Cho Bà Bầu 3 Tháng đầu
-
Cách Giảm đau Lưng Khi Mang Thai 3 Tháng đầu An Toàn Cho Mẹ Bầu
-
7 Lời Khuyên để Giảm đau Lưng Trong Thai Kỳ | Vinmec
-
19 Cách Giảm đau Lưng Khi Mang Thai Dành Cho Mẹ Bầu - MarryBaby
-
Bà Bầu đau Lưng Khi Mang Thai: Nguyên Do, Cách Khắc Phục | ACC
-
Xử Lý Tình Trạng Mẹ Bầu đau Lưng Khi Mang Thai Bằng Vài Mẹo Nhỏ
-
7 Cách Giảm đau Lưng Cho Phụ Nữ Mang Thai
-
Bà Bầu Bị Đau Lưng 2-3 Tháng Đầu Phải Làm Sao?
-
“Xử Gọn” Cơn đau Lưng Khi Mang Thai 3 Tháng đầu | TCI Hospital
-
Cách Giảm đau Thần Kinh Tọa Khi Mang Thai 3 Tháng đầu | TCI Hospital
-
Đau Lưng Khi Mang Thai - Lý Do Và Cách Giảm đau Nhanh An Toàn
-
Hướng Dẫn 10 Cách Giảm đau Lưng Cho Bà Bầu Hay Nhất Năm 2022
-
Đau Lưng Khi Mang Thai 3 Tháng Đầu, Tháng Cuối Có Nguy Hiểm?
-
Đau Lưng Khi Mang Thai Có Nguy Hiểm Không?
-
Đau Lưng Khi Mang Thai - Huggies