Đau Lưng Và Những điều Cần Biết

Hiện nay, hiện tượng đau lưng rất nhiều người gặp phải khi đã có tuổi hoặc có vấn đề gì về xương, hãy cùng phòng khám gia đình Việt Úc đọc bài viết này để có thêm kiến thức về đau lưng các bạn nhé. 

Nội dung bài viết

Toggle
  • Đau lưng là bệnh gì
    • Ai có thể mắc bệnh đau lưng
    • Chẩn đoán đau lưng bằng cách nào
  • Nguyên nhân gây đau lưng là gì
  • Khi nào nên gặp bác sĩ nếu bị đau lưng kéo dài
  • Sự khác nhau giữa đau lưng cấp tính và mạn tính
  • Điều trị đau lưng tại nhà như thế nào?
    • 1. Túi chườm nóng hoặc lạnh
    • 2. Tập thể dục
    • 3. Dược phẩm
    • 4. Thay đổi hành vi lối sống
    • 5. Điều trị y tế
  • Kết luận

Đau lưng là bệnh gì

Đau lưng có thể bao gồm nhiều loại, từ đau âm ỉ, liên tục đến cơn đau đột ngột, đau thắt gây khó khăn cho việc di chuyển. Cơn đau lưng có thể nhanh chóng bắt đầu (đau lưng cấp) nếu bạn bị ngã hoặc nâng vật gì đó quá nặng, hoặc cơn đau có thể trở nên nặng dần.

Nếu không điều trị kịp thời và dứt khoát thì đau lưng có thể chuyển sang mạn tính gây rất nhiều ảnh hưởng đến sức khoẻ.

bênh đau lưng
Bệnh đau lưng rất phổ biến

Ai có thể mắc bệnh đau lưng

Bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh đau lưng, nhưng một số nguyên nhân làm tăng nguy cơ của bạn đó là:

  1. Lớn tuổi dần. Đau lưng phổ biến hơn khi tuổi tác của bạn lớn dần. Bạn có thể bắt đầu bị đau lưng khi ở độ tuổi 30-40.
  2. Ít hoạt động thể dục thể chất: Đau lưng phổ biến hơn ở những người không khỏe mạnh, thường xuyên không hoạt động thể chất, tập thể dục
  3. Thừa cân: Chế độ ăn giàu calo và chất béo có thể làm cho bạn tăng cân. Cân nặng quá lớn có thể gây áp lực lên lưng và gây ra đau lưng.
  4. Di truyền: Một số nguyên nhân gây đau lưng, chẳng hạn như viêm cột sống dính khớp, một dạng viêm khớp gây ảnh hưởng đến cột sống, có thể mang yếu tố di truyền.
  5. Các bệnh khác: Một số loại viêm khớp và ung thư như ung thư phối, ung thư vú có thể gây ra đau lưng.
  6. Công việc của bạn: Nếu bạn phải nâng, đẩy hoặc kéo trong khi vặn cột sống, bạn có thể bị đau lưng. Nếu bạn làm việc tại bàn làm việc cả ngày và không ngồi thẳng người lên, bạn cũng có thể bị đau lưng.
  7. Hút thuốc lá: Cơ thể bạn có thể không nhận được đủ chất dinh dưỡng cho các đĩa đệm ở lưng nếu bạn hút thuốc. Khi người hút thuốc bị ho cũng có thể gây đau lưng. Người hút thuốc chậm lành bệnh, do đó, đau lưng có thể kéo dài lâu hơn.
đau lưng
Ai cũng có thể bị đau lưng

Một yếu tố khác đó là chủng tộc. Ví dụ: khả năng bị thoát vị một phần cột sống phía dưới ở phụ nữ da đen nhiều hơn hai đến ba lần so với phụ nữ da trắng.

Chẩn đoán đau lưng bằng cách nào

Để chẩn đoán đau lưng, bác sĩ sẽ xem bệnh sử của bạn và tiến hành khám sức khỏe. Bác sĩ có thể yêu cầu tiến hành các xét nghiệm khác, chẳng hạn như:

  • Chụp X quang
  • Chụp ảnh cộng hưởng từ (MRI)
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT)
  • Xét nghiệm máu.

Xét nghiệm y tế có thể không cho thấy nguyên nhân gây ra đau lưng của bạn. Trong nhiều trường hợp, không bao giờ tìm thấy nguyên nhân gây ra đau lưng. Đau lưng có thể đỡ hơn ngay cả khi bạn không biết nguyên nhân.

Nguyên nhân gây đau lưng là gì

Có thể nói tại Việt Nam thì đau lưng là một trong những căn bệnh rất khó chuẩn đoán tuỳ theo mức độ nặng nhẹ, vì có rất nhiều bệnh hay nguyên nhân có thể gây ra tình trang này. Rất nhiều người tự nhiên bị đau lưng mà cũng không rõ lý do

nguyên nhân gây đau lưng
Có nhiều nguyên nhân gây đau lưng

Dưới đây là một số nguyên nhân chính và bệnh lý liên quan đến đau lưng mà đội ngũ Việt Úc chia sẻ.

  • Căng cơ hoặc chấn thương: Các hoạt động thể chất quá mức, tư thế ngồi hoặc đứng không đúng, hay các chấn thương nhẹ có thể gây ra căng cơ, dẫn đến đau lưng.
  • Thoát vị đĩa đệm: Đây là tình trạng khi một đĩa đệm giữa các đốt sống bị thoát ra khỏi vị trí ban đầu, gây áp lực lên các dây thần kinh xung quanh, dẫn đến đau lưng, đau thần kinh tọa và có thể lan xuống chân.
  • Thoái hóa cột sống: Quá trình lão hóa tự nhiên có thể dẫn đến thoái hóa khớp, thoái hoá các đĩa đệm, sụn và xương của cột sống, gây ra đau lưng mãn tính.
  • Viêm khớp cột sống: Bệnh viêm khớp có thể ảnh hưởng đến các khớp của cột sống, gây ra đau lưng giữa và cứng khớp.
  • Đau thần kinh tọa: Thần kinh tọa bị kích thích hoặc bị chèn ép có thể gây đau lan từ lưng dưới xuống chân.
  • Các bệnh lý nội tạng: Đau lưng có thể là triệu chứng của một số bệnh lý nội tạng như sỏi thận, viêm tụy, hoặc vấn đề về động mạch chủ.
  • Căng thẳng và stress: Căng thẳng tâm lý cũng có thể góp phần làm tăng đau lưng do cơ thể phản ứng bằng cách co cứng các cơ.
  • Lối sống không lành mạnh: Thừa cân, ít vận động, hoặc thói quen ngồi lâu trong một tư thế có thể gây ra đau lưng.

Ngoài ra, các nguyên nhân khác có thể gây đau lưng đó là nhiễm trùng vết thương, khối u hoặc áp lực.

Khi nào nên gặp bác sĩ nếu bị đau lưng kéo dài

Nếu cơn đau lưng của bạn không cải thiện sau vài tuần tự chăm sóc, đó có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng hơn cần được chẩn đoán và điều trị chuyên môn. Và lời khuyên của chúng tôi là bạn nên đi gặp bác sĩ ngay lập tức sau 1-3 ngày đau lưng không khỏi

  1. Cảm thấy đau lan từ lưng xuống chân, đặc biệt là nếu cơn đau này kèm theo cảm giác tê, yếu hoặc kim châm, đó có thể là dấu hiệu của thoát vị đĩa đệm hoặc đau thần kinh tọa.
  2. Cơn đau lưng đi kèm với các triệu chứng như sốt, sụt cân không rõ nguyên nhân, khó thở, hoặc các vấn đề về tiêu hóa, bạn nên đi khám ngay.
  3. Nếu bạn gặp cơn đau lưng đột ngột và dữ dội, đặc biệt nếu cơn đau này đi kèm với cảm giác yếu chân hoặc không kiểm soát được việc đi tiểu hoặc đại tiện, đó có thể là tình trạng cấp cứu y tế và bạn cần được khám ngay lập tức.

Việc gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời là rất quan trọng để tránh các biến chứng và giúp bạn hồi phục nhanh chóng. Như chúng tôi đã chia sẻ ở bài đau lưng kéo dài có thể là dấu hiệu bệnh ung thư phổi nên bạn không được chủ quan

Dau-lung-va-cach-dieu-tri-dau-lung-1
Gặp bác sĩ nếu bị đau lưng khéo dài

Sự khác nhau giữa đau lưng cấp tính và mạn tính

Đau cấp tính bắt đầu một cách nhanh chóng và kéo dài dưới 6 tuần. Đó là loại đau lưng thường gặp nhất. Đau cấp tính có thể gây ra do các nguyên nhân như ngã, bị cản khi chơi bóng bầu dục hoặc nâng vật gì đó nặng. Đau mãn tính kéo dài hơn 3 tháng và ít gặp hơn so với đau cấp tính.

Hiểu đơn giản nếu đau lưng kéo dài thì từ cấp sẽ chuyển thành mạn, và dĩ nhiên nó sẽ gây nhiều ảnh hưởng đến sức khoẻ và khả năng vận động của chúng ta.

Điều trị đau lưng tại nhà như thế nào?

Điều trị đau lưng phụ thuộc vào loại đau bạn mắc phải. Đau lưng cấp tính thường đỡ mà không cần bất kỳ điều trị nào, nhưng bạn có thể cần sử dụng acetaminophen, aspirin hoặc ibuprofen để giúp giảm đau. Tập thể dục và phẫu thuật thường không được sử dụng để điều trị đau lưng cấp tính. Sau đây là một số loại phương pháp điều trị cho bệnh đau lưng mãn tính.

1. Túi chườm nóng hoặc lạnh

Túi chườm nóng hoặc chườm lạnh có thể làm giảm đau, cứng lưng. Hơi nóng làm giảm co thắt và đau cơ. Hơi lạnh giúp giảm sưng và làm tê liệt chỗ đau nặng. Việc sử dụng túi chườm nóng hoặc chườm lạnh có thể giảm đau, nhưng điều trị bằng phương pháp này không giải quyết được nguyên nhân gây ra đau lưng mãn tính.

chườm lạnh
Chườm nóng hoặc lạnh giúp giảm đau lưng

2. Tập thể dục

Tập thể dục đúng cách có thể giúp giảm đau mãn tính nhưng không nên sử dụng cho đau lưng cấp tính. Có nghĩa là lúc bị cơn đau lưng tại thời điểm tức thì bạn nên nghỉ ngơi và tránh vận động.

Bác sĩ hay nhà trị liệu vật lý có thể cho bạn biết các loại thể dục tốt nhất cần tập luyện khi đã qua cơn cấp tính. Và nhìn chung thì thể dục mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khoẻ bao gồm cả đau lưng.

3. Dược phẩm

Sau đây là các loại dược phẩm chính được sử dụng để điều trị đau lưng:

  • Thuốc giảm đau là các loại thuốc mua tự do không cần toa chẳng hạn như acetaminophen và aspirin hoặc thuốc giảm đau theo toa.
  • Thuốc giảm đau tại chỗ là các loại kem, thuốc mỡ và thuốc sáp thoa lên da ở vị trí đau.
  • Thuốc kháng viêm không chứa steroid (NSAID) là các loại thuốc giảm cả đau và sưng. NSAID bao gồm các loại thuốc mua tự do không cần toa chẳng hạn như ibuprofen, ketoprofen và natri naproxen. Bác sĩ có thể kê toa các loại NSAID mạnh hơn.
  • Thuốc giãn cơ và một số thuốc chống trầm cảm có thể được kê toa cho một số loại đau lưng mãn tính, nhưng các loại thuốc này không có tác dụng cho mọi loại đau lưng.

4. Thay đổi hành vi lối sống

Bạn có thể tìm hiểu cách nâng, đẩy và kéo mà gây ít áp lực lên lưng của mình. Thay đổi về cách tập thể dục, thư giãn và ngủ có thể giúp giảm đau lưng. Ăn chế độ ăn uống lành mạnh và không hút thuốc lá cũng giúp giảm đau lưng.

5. Điều trị y tế

Khi đau lưng trở thành mãn tính hoặc khi các phương pháp điều trị khác không giúp giảm đau, một số người thử các phương pháp điều trị bổ sung và thay thế. Các phương pháp điều trị bổ sung và thay thế phổ biến nhất là:

  • Thao tác bằng tay. Các chuyên gia dùng bàn tay của họ để điều chỉnh hoặc xoa bóp cột sống hoặc các mô lân cận.
  • Kích thích thần kinh bằng điện xuyên qua da (TENS). Một hộp nhỏ đặt trên khu vực bị đau truyền các xung điện nhẹ tới các dây thần kinh. Các nghiên cứu đã cho thấy rằng phương pháp điều trị TENS không phải lúc nào cũng hiệu quả trong việc giảm đau.
  • Châm cứu. Phương pháp này của Trung Quốc sử dụng những chiếc kim mảnh để giảm đau và phục hồi sức khỏe. Châm cứu có thể hiệu quả khi được sử dụng như một phần của kế hoạch điều trị tổng thể cho bệnh đau lưng dưới.
  • Bấm huyệt. Nhà trị liệu sẽ ấn vào một số nơi trên cơ thể để giảm đau. Chưa có nghiên cứu chuyên sâu về bấm huyệt cho bệnh đau lưng.
điều trị bệnh đau lưng
Can thiệp y tế khi bị đau lưng

Ngoài ra với các bệnh nhân đau lưng bác sĩ có thể đề nghị tiêm steroid hoặc tiêm thuốc gây tê để làm giảm cơn đau của bạn.

Kết luận

Hi vọng qua bài viết chi tiết này độc giả và quý khách hàng có thể hiểu hơn về căn bệnh đau lưng và cách phòng tránh cũng như điều trị.

Chúng tôi cho rằng đây là một triệu trứng có thể hình thành nên một căn bệnh hoặc đơn giản là một dấu hiệu cho một căn bệnh tiền báo trước. Do vậy, bạn không nên chủ quan và cần biết cách điều trị kịp thời.

Hiện nay tại phòng khám gia đình Việt Úc chúng tôi cung cấp dịch vụ bác sĩ gia đình có thể khám và tầm soát sức khoẻ toàn diện tại nhà. Nếu Quý khách có thắc mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ chăm sóc người bệnh vui lòng liên hệ với chúng tôi theo Hotline bên dưới để được hỗ trợ

HOTLINE HÀ NỘI: 1800 6896

HOTLINE HỒ CHÍ MINH: 1800 6894

Đánh giá post

Bài viết cùng chủ đề

  • dấu hiệu ung thư
    Dấu hiệu cảnh báo ung thư mà bạn cần cẩn thận
  • các loại ung thư phổ biến hiện nay
    Danh sách các loại ung thư phổ biến hiện nay ở Việt Nam
  • Tầm soát ung thư
    Tầm soát ung thư là gì ? Tầm quan trọng mà bạn cần phải biết
  • ung thư tiêm morphin sống được bao lâu
    Bệnh ung thư giai đoạn cuối tiêm morphin sống được bao lâu?
  • ung thư cổ tử cung
    Bệnh ung thư cổ tử cung và dấu hiệu nhận biết
  • ung thư miệng
    Bệnh ung thư miệng - Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết…

Từ khóa » Các Loại Thuốc Tiêm đau Lưng