Nhóm Thuốc Giãn Cơ Theo Từng Vị Trí Trên Cơ Thể được Sử Dụng Nhiều ...

Bạn đã từng nghe nhiều đến thuốc giãn cơ. Thế nhưng, nhóm thuốc giãn cơ bao gồm những loại nào, hiệu quả điều trị như thế nào, liều dùng và tác dụng phụ ra sao thì không phải ai cũng biết rõ.

Người ta thường phân loại các loại thuốc giãn cơ theo từng vị trí trên cơ thể để tối đa hóa hiệu quả sử dụng. Mời bạn cùng Hello Bacsi và Dược sĩ Thu Hà cùng tìm hiểu cụ thể trong bài viết ngay sau đây nhé!

Thuốc giãn cơ là gì?

Nhóm thuốc giãn cơ gồm đa dạng nhiều thuốc, có khả năng thư giãn hoặc giảm căng cơ. Thuốc thường được sử dụng để điều trị đau cơ cấp tính và khó chịu do co thắt cơ – là những cơn co thắt không tự chủ, gây căng cơ quá mức và thường liên quan đến các tình trạng như đau lưng dưới và đau cổ.

Các nhóm thuốc giãn cơ được sử dụng trên thị trường hiện nay có thể khác nhau về cấu trúc hóa học và cơ chế tác dụng. Nhưng nhìn chung chúng đều ức chế hệ thần kinh trung ương, gây an thần hoặc ngăn các dây thần kinh gửi tín hiệu đau đến não. Tác dụng bắt đầu nhanh chóng và thường kéo dài từ 4-6 giờ.

Một số tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng thuốc giãn cơ bao gồm:

  • Buồn ngủ
  • Chóng mặt
  • Kích động
  • Cáu gắt
  • Đau đầu
  • Lo lắng
  • Khô miệng
  • Giảm huyết áp
Ngoài ra, khi lạm dụng hoặc sử dụng kéo dài nhóm thuốc giãn cơ có thể dẫn đến phụ thuộc vào thuốc và gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng khác như sững sờ, ảo giác, co giật, sốc, suy hô hấp, tim ngừng đập, hôn mê… Vì lý do này, thuốc giãn cơ chỉ được dùng như một phương pháp điều trị ngắn hạn trong hơn 2-3 tuần.

Các nhóm thuốc giãn cơ thường dùng theo từng vị trí trên cơ thể 

1. Thuốc giãn cơ trơn

Cơ trơn cấu tạo nên hệ cơ nội quan như ống tiêu hoá (thực quản, dạ dày, ruột), phế quản, tiểu phế quản, bàng quang, niệu quản, niệu đạo, tử cung, thành mạch máu, cơ mống mắt, cơ mi, cơ dựng lông, các ống dẫn của các tuyến. Sự co thắt của cơ trơn nằm ngoài ý muốn của con người, có nghĩa là chúng ta không điều khiển được sự hoạt động của chúng.

Nhóm thuốc giãn cơ trơn có tác dụng làm giãn các cơ trơn, làm giảm cường độ và nhịp độ co bóp của cơ trơn, từ đó hỗ trợ giảm đau. Nhóm thuốc này được sử dụng nhiều trong điều trị những cơn đau do co thắt đường tiêu hóa, đường mật, tiết niệu và đường sinh dục.

Khi sử dụng cần đặc biệt lưu ý vì thuốc có thể làm mờ triệu chứng của bệnh nặng hoặc xuất hiện những phản ứng không mong muốn trên cơ thể.

nhóm thuốc giãn cơ trơn

Nhóm thuốc giãn cơ trơn có một số thuốc được sử dụng phổ biến hiện nay như:

Hyoscine butylbromide

  • Tác dụng: Chống co thắt trên cơ trơn dạ dày ruột, mật, đường niệu – sinh dục… trong các bệnh lý như: hội chứng ruột kích thích, loét dạ dày – tá tràng, viêm túi mật, viêm đường dẫn mật, viêm tụy, đau bụng kinh, viêm bể thận, viêm bàng quang, sỏi thận…
  • Dạng bào chế: Dung dịch tiêm truyền 20mg/ml được tiêm bắp, hoặc tiêm truyền tĩnh mạch (pha loãng với dung môi NaCl 0.9% hoặc Glucose 5% nếu cần). Ngoài ra, thuốc còn có dạng viên nén 10mg dùng để uống.
  • Liều dùng: Đối với dạng viên nén dùng để uống, người lớn dùng 1 – 2 viên/ lần, có thể sử dụng 4 lần/ngày, trẻ em > 6 tuổi dùng 1 viên/ lần, có thể sử dụng đến 3 lần/ngày. Đối với đường tiêm truyền cho người lớn thường dùng 20 mg/ lần, có thể lặp lại mỗi 30 phút nếu cần. Liều dùng tối đa không quá 100 mg hyoscine butylbromide/ngày.
  • Tác dụng phụ: Khô miệng, rối loạn bài tiết mồ hôi, tim đập nhanh, bí tiểu nhẹ. 
  • Chống chỉ định: Không dùng thuốc dạng uống cho bệnh nhân bị tăng nhãn áp góc đóng, tắc ruột hay tắc nghẽn đường tiểu và rối loạn nhịp tim nhanh. Không dùng thuốc ở dạng tiêm trong những trường hợp rối loạn tăng nhãn áp, phì đại tuyến tiền liệt kèm bí tiểu, hẹp cơ học đường tiêu hóa, nhịp tim nhanh, nhược cơ.

Atropin

  • Tác dụng: Chỉ định trong loét dạ dày – tá tràng, hội chứng ruột kích thích,

Từ khóa » Các Loại Thuốc Tiêm đau Lưng