Đau Ngực Khi Hít Thở Sâu, đừng Xem Thường! - Hello Bacsi
Có thể bạn quan tâm
Thi thoảng bạn cảm thấy ngực bỗng nhói đau mỗi khi hít thở sâu? Tình trạng đau ngực khi hít thở sâu có thể do các yếu tố nhiễm trùng, chấn thương cơ xương và các vấn đề về tim.
Bạn hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu những nguyên nhân, cách chẩn đoán và xử lý cơn đau ngực khi hít sâu nhé!
Nguyên nhân gây đau ngực khi hít thở sâu
Có 6 nguyên nhân gây đau ngực khi hít bao gồm:
1. Viêm phổi
Viêm phổi là tình trạng viêm túi khí trong phổi. Nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm phổi ở người lớn là nhiễm trùng do vi khuẩn, nhưng các nguyên nhân khác có thể bao gồm nhiễm virus và nấm. Người bệnh viêm phổi thường bị đau ngực và cảm thấy đau đớn khi hít vào. Tùy vào việc phổi trái hay phổi phải bị viêm mà khi hít thở sâu bị đau bên phải, bên trái hoặc thậm chí đau giữa ngực khi hít sâu.
Ngoài đau ngực trái khi hít sâu, các triệu chứng viêm phổi khác có thể bao gồm:
- Ho
- Sốt cao
- Mệt mỏi
- Khó thở
Nếu bạn có triệu chứng viêm phổi thì hãy nên thăm khám bác sĩ. Việc điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của tình trạng, thông thường bác sĩ sẽ sử dụng thuốc kháng sinh cho tình trạng nhiễm khuẩn.
2. Hít sâu bị đau ngực do viêm màng phổi
Màng phổi bao gồm các mô xếp thành khoang ngực và bên ngoài phổi. Virus và vi khuẩn có thể gây viêm màng phổi. Những người mắc phải viêm màng phổi thường bị đau nhói khi thở. Các triệu chứng khác có thể bao gồm:
- Khó thở
- Giảm cân không rõ nguyên nhân
- Đau có thể lan đến xương bả vai
- Đau ngực nặng hơn khi ho hoặc hắt hơi
3. Viêm sụn sườn gây đau ngực khi hít thở sâu
Đây là tình trạng viêm phần sụn kết nối xương ức và xương sườn. Nguyên nhân của tình trạng viêm này có thể là do chấn thương ngực, ho dữ dội, hoặc nhiễm trùng đường hô hấp.
Viêm sụn sườn thường khiến người bệnh hít thở sâu bị đau nhói vùng xương ức, cơn đau này tỏa ra phía sau và trở nên khó chịu hơn khi thở sâu hơn hoặc ho. Viêm sụn sườn thường có thể tự lành, nhưng bạn nên đi khám bác sĩ nếu cơn đau cản trở các hoạt động hàng ngày.
4. Tràn khí màng phổi
Tràn khí màng phổi xảy ra khi không khí đi vào khoang màng phổi – khoảng trống giữa thành ngực và phổi. Sự tích tụ của không khí làm tăng áp lực trong khoang màng phổi, có thể khiến một phần hoặc toàn bộ phổi bị xẹp.
Nguyên nhân gây tràn khí thường do bị thương ở ngực, chấn thương phổi hoặc biến chứng của bệnh phổi, chẳng hạn như khí phế thũng hoặc bệnh lao. Tràn khí màng phổi có thể gây đau ngực nặng hơn khi thở hoặc ho. Các triệu chứng khác có thể bao gồm:
- Khó thở
- Mệt mỏi
- Tức ngực
- Nhịp tim nhanh
- Da hoặc móng tay hơi xanh
Để ngăn ngừa xẹp phổi, bác sĩ có thể thực hiện lấy không khí ra khỏi khoang màng phổi.
5. Viêm màng ngoài tim gây đau ngực khi hít thở sâu
Màng ngoài tim là một túi chứa đầy chất lỏng bao quanh và bảo vệ tim. Các yếu tố có thể gây viêm màng ngoài tim bao gồm:
- Nhiễm vi khuẩn và virus
- Một số loại thuốc điều trị
- Chấn thương hoặc phẫu thuật tim
- Triệu chứng bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp và lupus
Viêm màng ngoài tim có thể dẫn đến hít thở sâu bị nhói tim, người bệnh có thể cảm thấy đỡ hơn khi ngồi thẳng và nghiêng về phía trước. Vì tim nằm lệch phía bên trái của lồng ngực nên người bệnh khi hít thở sâu bị đau bên trái. Người bị viêm màng ngoài tim cũng có thể gặp phải các triệu chứng:
- Sốt
- Khó thở
- Chóng mặt, choáng váng
- Nhịp tim không đều hoặc đánh trống ngực
Bác sĩ có thể chỉ định điều trị viêm màng ngoài tim bằng thuốc chống viêm.
6. Chấn thương ngực
Chấn thương ở ngực thường do căng cơ, gãy xương sườn hoặc thành ngực bị bầm tím, có thể dẫn đến đau ngực khi hít thở sâu. Tùy thuộc vào vị trí bị chấn thương mà bạn có thể gặp tình trạng hít thở sâu bị đau bên phải hay bên trái, hoặc cụ thể hơn là hít thở sâu bị đau sườn phải. Các triệu chứng khác của chấn thương ngực có thể bao gồm:
- Khó thở
- Bầm tím hoặc đổi màu da
- Cơn đau lan đến cổ hoặc lưng
Ở người bị chấn thương ngực nhẹ thường có thể tự điều trị tại nhà bằng cách nghỉ ngơi và dùng thuốc giảm đau. Tuy nhiên, người bị thương nặng hoặc gặp các triệu chứng liên quan khác cần thăm khám bác sĩ để được điều trị.
Những nguyên nhân gây đau ngực khi hít thở sâu hầu hết đều nguy hiểm, vì thế bạn hãy thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán ngay khi có những triệu chứng đau bất thường.
Chẩn đoán tình trạng đau ngực khi hít thở sâu
Để chẩn đoán chứng đau ngực khi hít thở sâu bác sĩ thường sẽ hỏi về các triệu chứng, tiền sử bệnh và thực hiện kiểm tra sức khỏe vùng ngực. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm xác định nguyên nhân gây đau bao gồm:
• X-quang ngực: Xét nghiệm này tạo ra hình ảnh bên trong ngực và cho phép bác sĩ kiểm tra các tình trạng chấn thương và nhiễm trùng.
• Chụp CT: Xét nghiệm này bao gồm chụp một loạt tia X từ các góc khác nhau để tạo ra hình ảnh chính xác.
• Xét nghiệm chức năng phổi: Điều này bao gồm thực hiện một loạt các xét nghiệm hô hấp giúp xác định phổi có hoạt động tốt không. Bác sĩ có thể sử dụng kết quả để chẩn đoán tình trạng hô hấp như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD).
• Điện tâm đồ (ECG): Bác sĩ sử dụng điện tâm đồ để đo hoạt động điện của tim giúp chẩn đoán các vấn đề về tim.
• Máy đo oxy xung: Máy này giúp đo nồng độ oxy trong máu. Mức oxy thấp có thể chỉ ra một số tình trạng hô hấp như tràn khí màng phổi hoặc viêm phổi.
Làm sao để giảm đau ngực khi hít thở sâu?
Việc điều trị tại nhà có thể giúp người bệnh giảm đau ngực và các triệu chứng khác. Bạn có thể áp dụng các cách giảm đau ngực sau đây:
• Dùng thuốc giảm đau: Các thuốc không kê đơn (OTC) như ibuprofen và acetaminophen, có thể giúp giảm đau do viêm sụn sườn và chấn thương ngực nhẹ.
• Thay đổi vị trí: Nghiêng người về phía trước hoặc ngồi thẳng có thể giúp giảm tình trạng hít thở sâu bị đau bên trái do viêm màng ngoài tim.
• Thở chậm: Cách thở chậm và nhẹ nhàng có thể giúp bạn giảm đau.
• Thuốc giảm ho: Thuốc ho có thể giúp giảm bớt sự khó chịu do đau kèm theo triệu chứng ho.
Các yếu tố dẫn đến đau ngực khi hít thở sâu không phải lúc nào cũng có nguyên nhân rõ ràng, điều này khiến bạn khó có thể ngăn chặn.Tuy nhiên, lối sống lành mạnh có thể giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng và các vấn đề khác dẫn đến đau ngực khi hít thở sâu:
- Ngủ đủ giấc
- Bỏ hút thuốc
- Tập thể dục thường xuyên
- Tiêm phòng cúm hàng năm
- Có chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh
- Giữ gìn vệ sinh tốt, ví dụ như thường xuyên rửa tay
Tình trạng đau ngực khi hít thở sâu là dấu hiệu cảnh báo nhiều tình trạng sức khỏe nghiêm trọng, vì thế bạn hãy duy trì lối sống khoa học và đến gặp bác sĩ ngay khi có dấu hiệu bất thường nhé!
[embed-health-tool-bmi]
Từ khóa » Hít Vào Bị đau Lưng Trái
-
Hít Thở Sâu Bị đau Lưng - Coi Chừng Bệnh Nguy Hiểm
-
Hít Thở Sâu Bị Đau Lưng Bên Phải, Bị Đau Sườn Trái Là Bệnh Gì?
-
Hít Thở Sâu Hoặc Mạnh Bị đau Lưng Là Bị Làm Sao Và Liệu Có Nguy Hiểm?
-
Hít Thở Sâu Bị đau Lưng Trái Hoặc Phải Là Bệnh Gì, Nguy Hiểm Không ?
-
Đau Lưng Khó Thở Là Bị Làm Sao, Nên Xử Lý Thế Nào
-
Bị đau Nhói Sau Lưng Khi Hít Thở Sâu Có Phải Là Bệnh Nguy Hiểm Không?
-
Đau Lưng Trên Tức Ngực Khó Thở Là Bị Bệnh...
-
Thường Xuyên Khó Thở Và đau Nhói Xuyên Sang Phía Sau Lưng Dấu ...
-
Đau Lưng Kèm Khó Thở: Nguyên Nhân Là Gì? | Vinmec
-
Đau Lưng Khó Thở: Nguyên Nhân, điều Trị Và Cách Phòng Ngừa
-
Hít Thở Sâu Bị Đau Sườn Trái - Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
-
Hít Thở Sâu Bị đau Lưng Trái Và Cách Xử Lý Khi Thở Mạnh Cũng Bị đau
-
Đau Sau Lưng Bên Trái Dưới Bả Vai: Nguyên Nhân & Cách điều Trị
-
Em Bị đau Lưng Khi Hít Sâu ? - Cốt Thoái Vương