Đau Nhức Chân Tay Và Các Cách điều Trị Hiệu Quả Tại Nhà | Hapacol
Có thể bạn quan tâm
Sản phẩm dành cho người lớn
Cảm - sổ mũi- Hapacol Cảm cúm
- Hapacol Capsules
- Hapacol Flu day
- Hapacol CS Day
- Hapacol CF
- Hapacol Sủi
- Hapacol 650
- Hapacol 650 extra
- Hapacol Đau Nhức
- Hapacol Extra
- Hapacol Caplet 500
- Hapacol ACE 500
- Hapacol Blue
Sản phẩm dành cho trẻ em
Cảm – sổ mũi- Hapacol 250 Flu
- Hapacol 150 Flu
- Hapacol 250
- Hapacol Child
- Hapacol 150
- Hapacol 325
- Hapacol 80
Đau nhức chân tay có thể xảy ra do hoạt động quá sức hoặc do chấn thương nhẹ. Các cơn đau thường diễn ra trong thời gian ngắn và có thể xoa dịu bằng các biện pháp khắc phục tại nhà. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nhức mỏi tay chân có thể là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh lý nguy hiểm, khiến bạn mệt mỏi, uể oải và vận động hạn chế. Vậy đau mỏi chân tay là bệnh gì? Cùng Hapacol tìm hiểu qua bài viết sau nhé!
MỤC LỤC NỘI DUNG
- 1. Đau nhức bắp chân, mỏi tay chân là bệnh gì?
- Đau nhức 2 chân dp bệnh động mạch ngoại biên (PAD)
- Huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT)
- Bệnh lý thần kinh ngoại biên
- Mất cân bằng điện giải
- Hẹp ống cột sống
- Đau thần kinh tọa (Sciatica pain)
- Viêm khớp
- Suy giãn tĩnh mạch chân
- Căng cơ, bong gân, chuột rút cơ bắp
- 2. Cách điều trị cơn đau nhức chân tay hiệu quả
- Ngâm chân vào nước nóng, nước muối ấm
- Chườm nóng hoặc lạnh
- Massage bàn chân
- Sử dụng thuốc đau nhức chân
1. Đau nhức bắp chân, mỏi tay chân là bệnh gì?
Tay chân đau nhức là một triệu chứng không hiếm gặp, không chỉ xảy ra ở người cao tuổi, trung niên, những người lao động nặng nhọc mà người trẻ tuổi cũng có thể gặp phải.
Tình trạng đau nhức chân tay gây ra các cơn đau từ âm ỉ đến dữ dội, khiến người bệnh khó chịu, lười vận động, ăn ngủ kém hoặc mất ngủ, suy nhược cơ thể… ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống, lâu dài dẫn đến đau nhức xương khớp.
Theo các chuyên gia, ngoài nguyên nhân cơ học như chấn thương, vận động quá sức, đi giày quá chật, thay đổi thời tiết… hoặc do tác dụng phụ của một số loại thuốc như thuốc lợi tiểu, Benzodiazepin, Statin và Fibrate; đau mỏi tay chân còn có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý nguy hiểm, cụ thể:
Đau nhức 2 chân dp bệnh động mạch ngoại biên (PAD)
Khi mắc bệnh động mạch ngoại biên, tay chân của bạn sẽ không nhân đủ lưu lượng máu do động mạch bị thu hẹp. Tình trạng này khiến tay chân bị tê yếu; có cảm giác châm chích, ngứa ran và nhức mỏi tay chân. Ngoài ra, làn da cũng trở nên xanh nhợt nhạt, lạnh da hoặc tứ chi thiếu sự phối hợp linh hoạt khiến người bệnh dễ té ngã.
Xem thêm: Đau Nhức Tay Trái: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị
Huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT)
DVT là tình trạng hình thành các cục máu đông trong tĩnh mạch (thường ở đùi, cẳng chân, tĩnh mạch cửa), ngăn máu từ tĩnh mạch quay trở lại tim. Điều này khiến tuần hoàn máu bị ứ trệ, gây ra các cơn đau nhức chân tay, sưng và nóng đỏ. Đặc biệt, nếu cục máu đông vỡ ra, nó có thể di chuyển đến phổi và gây thuyên tắc phổi (PE) và gây tử vong.
Bệnh lý thần kinh ngoại biên
Bệnh lý thần kinh ngoại biên xảy ra khi các dây thần kinh ngoại biên (dây thần kinh truyền tín hiệu từ não, tủy sống đến các cơ quan trong cơ thể) bị tổn thương. Nguyên nhân gây bệnh lý thần kinh ngoại biên có thể là do chấn thương, bệnh tiểu đường, nhiễm trùng, di truyền hoặc tiếp xúc thường xuyên với các hóa chất độc hại. Khi mắc bệnh, bạn có thể cảm thấy như kim châm, ngứa ran, tê hoặc đau nhức chân tay.
Mất cân bằng điện giải
Chất điện giải là các khoáng chất như natri, kali, canxi, magie… có vai trò cân bằng lượng nước, vận chuyển dinh dưỡng vào tế bào, co duỗi cơ bắp, tham gia vào quá trình truyền tín hiệu của dây thần kinh.
Mất cân bằng điện giải có thể xảy ra nếu cơ thể bị mất nước hoặc có quá nhiều nước. Triệu chứng mất cân bằng điện giải có thể là mệt mỏi, chân bị chuột rút, cảm thấy yếu cơ hoặc tê, nhức mỏi chân tay.
Hẹp ống cột sống
Hẹp ống cột sống cũng là một trong những bệnh lý khiến tay chân đau nhức. Đây là bệnh lý xảy ra khi ống sống bị thu hẹp, gây chèn ép lên tủy sống hoặc các rễ thần kinh, gây ra các triệu chứng như tê vai, mỏi cổ, đau dây thần kinh hông lan xuống hai chân khiến đau nhức 1 bên chân hoặc đau nhức 2 chân. Thậm chí, một số trường hợp bệnh tiến triển nặng có thể gây liệt ½ người hoặc tứ chi, bí tiểu…
Đau thần kinh tọa (Sciatica pain)
Khi dây thần kinh hông (dây thần kinh tọa) bị chèn ép sẽ gây ra các cơn đau dọc từ cột sống thắt lưng qua mặt đùi ngoài, cẳng chân và xuống dưới từng ngón chân. Tình trạng này được gọi là đau thần kinh tọa, xảy ra chủ yếu ở lứa tuổi 30 – 50 và thường gặp ở một bên cơ thể, gây đau nhức xương khớp chân hoặc đau nhức 1 bên chân.
Viêm khớp
Viêm khớp là bệnh lý xương khớp phổ biến, ảnh hưởng rất lớn đến khả năng vận động, sinh hoạt của người bệnh. Bởi khi bị viêm, các khớp và các cơ xung quanh khớp xương sẽ sưng đỏ, cứng và rất đau đớn khi vận động.
Khi viêm khớp hông, đầu gối hoặc mắt cá chân, các triệu chứng của bệnh sẽ gây đau nhức xương khớp chân, khiến bạn gặp nhiều khó khăn khi đi lại hoặc thực hiện các hoạt động hàng ngày.
Suy giãn tĩnh mạch chân
Suy giãn tĩnh mạch chân là hiện tượng các tĩnh mạch phình ra, xoắn lại và nổi lên gần bề mặt da. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể nhưng thường gặp ở các tĩnh mạch ở chân vì hệ thống tĩnh mạch chân dài và phải chịu áp lực lớn.
Khi bị suy giãn tĩnh mạch chân sẽ có các triệu chứng như đau nhức chân, cảm thấy nặng nề và khó chịu. Tĩnh mạch có xanh lam hoặc tím sẫm, phình ra dọc theo đùi, mắt cá và da trở nên khô, ngứa hơn.
Căng cơ, bong gân, chuột rút cơ bắp
Căng cơ, bong gân, chuột rút cơ bắp cũng là các nguyên nhân gây ra đau nhức chân tay. Trong đó, căng cơ là tình trạng cơ bị kéo giãn quá mức, thường gặp ở những người chơi thể thao. Bong gân là chấn thương xảy ra khi dây chằng bị kéo căng hoặc rách, có thể nhận biết bằng cách khi bong gân, khu vực bị thương sẽ sưng lên và đau nhức.
Chuột rút gây đau nhói và bạn có thể cảm thấy một khối cơ co cứng ở dưới da. Tình trạng này thường là ở bắp chân, xảy ra nhiều hơn ở người cao tuổi, người không uống đủ nước, vận động mạnh nhưng không khởi động cơ thể…
Ngoài những bệnh lý trên, viêm gân, nẹp ống chân, loãng xương cũng có thể gây đau mỏi chân tay.
2. Cách điều trị cơn đau nhức chân tay hiệu quả
Để điều trị nhức mỏi tay chân hiệu quả, người bệnh cần thăm khám sớm để chẩn đoán chính xác nguyên nhân và có cách điều trị phù hợp.
Đối với những trường hợp đau nhức chân tay là triệu chứng của các bệnh lý thì cần thăm khám và tích cực điều trị. Nếu tay chân đau nhức là do chấn thương nhẹ hoặc chuột rút hoặc hoạt động quá sức, bạn hãy thử kê cao chân tay bằng gối mềm hoặc sử dụng vớ áp lực (vớ nén). Bên cạnh đó, người bệnh có thể xoa dịu cơn đau chân do bệnh lý và cả chấn thương gây ra tại nhà bằng các cách:
Ngâm chân vào nước nóng, nước muối ấm
Ngâm chân vào nước nóng hoặc nước muối ấm, kết hợp xoa bóp nhẹ nhàng, bấm huyệt sẽ giúp tăng cường lưu thông máu và mang lại sự thư giãn. Không chỉ vậy, phương pháp này còn hỗ trợ điều trị hiệu quả các triệu chứng đau nhức 2 chân, suy giảm chức năng xương khớp hay các vấn đề về hệ tiêu hóa, huyết áp bất thường…
Chườm nóng hoặc lạnh
Chườm lạnh, chườm nóng là một trong những phương pháp làm giảm đau mỏi chân tay và các dấu hiệu đau nhức do các bệnh lý xương khớp gây ra rất hữu hiệu. Trong 48 giờ đầu tiên xuất hiện các cơn đau, bạn nên chườm lạnh vào vùng chân bị đau ít nhất 4 lần mỗi ngày, mỗi lần chườm lạnh khoảng 15 – 20 phút và cách nhau 2 – 3 giờ để giảm sưng và viêm. Sau 48 giờ, chườm lạnh sẽ ít có hiệu quả hơn, lúc này bạn nên chuyển sang chườm nóng để giúp tăng lưu lượng máu đến khu vực bị thương.
Massage bàn chân
Các động tác massage bàn chân không chỉ giúp máu lưu thông tốt hơn mà còn làm giảm các cơn đau nhức cơ bắp và đẩy nhanh quá trình phục hồi sau tổn thương của xương khớp. Vì vậy, bạn nên massage chân từ 3 – 5 lần/tuần để cải thiện tình trạng nhức mỏi chân.
Sử dụng thuốc đau nhức chân
Phương pháp giúp xoa dịu cơn đau nhức chân tay tiếp theo chính là sử dụng các loại thuốc giảm đau loại mạnh và thuốc kháng viêm như:
- Thuốc giảm đau kê đơn: Diclofenac, Morphine, Oxycodone, Codeine, Hydrocodone, Fentanyl… là những loại thuốc giảm đau mạnh, tuyệt đối cần tuân thủ theo sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa về liều lượng khi sử dụng.
- Thuốc giảm đau không kê đơn: Bạn có thể sử dụng Paracetamol (Acetaminophen) hoặc các loại thuốc giảm đau kháng viêm không steroid (NSAIDs) như Ibuprofen, Naproxen để làm giảm các cơn đau mỏi chân tay mà không cần sự chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, lưu ý cần uống thuốc đúng liều lượng theo hướng dẫn sử dụng của sản phẩm.
Nếu sau khi áp dụng các phương pháp điều trị, các cơn đau nhức chân tay vẫn không thuyên giảm hoặc xuất hiện các triệu chứng sau đây, người bệnh nên ngay lập tức đến bệnh viện:
- Sưng cả hai chân.
- Các cơn đau ở chân tay tiếp tục trở nên dữ dội hơn hoặc kéo dài.
- Bạn không thể đi bộ hoặc vận động chân tay.
- Đau chân kèm theo sốt, khó thở, phù cả hai chân.
- Da chân nhợt nhạt và cảm thấy mát khi chạm vào.
- Bạn bị chấn thương ở chân tay kèm theo các âm thanh lạ khi đi lại, vận động.
Như vậy, tay chân đau nhức có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý xương khớp nguy hiểm. Do đó, bạn đừng bao giờ chủ quan, bỏ qua các cơn đau nhức chân tay mà nên thăm khám sớm, điều trị đúng cách để tình trạng này không gây ảnh hưởng đến sinh hoạt mỗi ngày.
Nguồn tham khảo:
https://www.webmd.com/pain-management/ss/slideshow-leg-pain-causes
https://www.healthline.com/health/leg-pain#medical-conditions
Vui lòng đăng nhập để dùng chức năng này
Các bài viết khácCó nên dùng thuốc giảm đau vai gáy không?
Đau vai gáy là một trong những bệnh rất phổ biến có thể xuất hiện tại mọi lứa tuổi. Bệnh tuy không... Xem chi tiết >>Những điều cha mẹ cần biết khi trẻ bị cảm lạnh
Trẻ nhỏ nhất là trẻ sơ sinh rất dễ bị cảm lạnh do sức đề kháng còn yếu, đặc biệt là vào... Xem chi tiết >>Đau đỉnh đầu là bệnh gì? Cách khắc phục tình trạng đau đỉnh đầu?
Đau đỉnh đầu là một hiện tượng vô cùng phổ biến với nhiều người hiện nay. Hiện tượng này không chỉ ảnh... Xem chi tiết >>Đau nhức cơ vai: Những điều nên và không nên làm | Hapacol
Đau cơ vai hay đau nhức vai là triệu chứng thường gặp ở nhiều người, gây ra nhiều phiền toái và ảnh... Xem chi tiết >>Trẻ bị nghẹt mũi: 5 cách chữa nghẹt mũi cho trẻ hiệu quả
Trong hành trình nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ sơ sinh, các bậc cha mẹ thường gặp phải nhiều lo lắng và... Xem chi tiết >>Sốt phát ban ở trẻ: Dấu hiệu và cách chăm sóc bé nhanh khỏi
Sốt phát ban là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ. Khi trẻ bị sốt phát ban, bố mẹ cần chăm sóc... Xem chi tiết >> Sản phẩm liên quanHapacol 250
Thuốc bột sủi bọt.
Hộp 24 gói x 1,5 g.
Hapacol Cảm cúm
Viên nén.
Hộp 24 gói x 1,5 g.
Hapacol Sủi
Viên nén sủi bọt.
Hộp 4 vỉ x 4 viên.
Hapacol 650
Viên nén.
Hộp 10 vỉ x 5 viên.
Hapacol Capsules
Viên nang cứng
Hộp 10 vỉ x 10 viên
Tin nổi bật
10 cách giảm đau mỏi cơ bắp chân, bắp tay tại nhà hiệu quả Nguyên nhân, cách chăm sóc, điều trị và phòng ngừa bệnh sởi Đau đầu: Dấu hiệu thường gặp, nguyên nhân và cách điều trị Hiểu rõ về sốt xuất huyết: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa Bệnh tay chân miệng ở trẻ em: Dấu hiệu, triệu chứng cụ thểTừ khóa » đau Mỏi Cổ Chân Là Bệnh Gì
-
Bị Mỏi Cổ Chân Phải Làm Sao? | TCI Hospital
-
Mỏi Cổ Chân Khi Chạy Cảnh Báo Gì? Nguyên Nhân Và Phương Pháp ...
-
Viêm Khớp Cổ Chân: Hiểu Rõ Nguyên Nhân để điều Trị Hiệu Quả | ACC
-
Thoái Hóa Khớp Cổ Chân: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, điều Trị, Phòng Ngừa
-
Khắc Phục Mỏi Khớp Cổ Chân - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Bị đau Khớp Cổ Chân Và Không Sưng, Có Cần đi Khám? - Vinmec
-
Đau Mỏi Khớp Cổ Chân | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
4 Nguyên Nhân Khiến Bạn Bị đau Khớp Cổ Chân Khi đi Bộ - Hello Bacsi
-
Thường Xuyên Bị đau Nhức, Mỏi Chân Là Bệnh Gì? Làm Sao Khắc Phục
-
Thoái Hóa Khớp Vùng Cổ Chân – Bàn Chân
-
Đau Khớp Cổ Tay Là Triệu Chứng Của Bệnh Gì?
-
Đau Khớp Bàn Ngón Chân - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Hội Chứng ống Cổ Chân - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Đau Cổ Chân Nguyên Nhân Do đâu Và Cách Khắc Phục
-
Đau Cổ Chân Là Dấu Hiệu Của Những Bệnh Gì, Cách Chữa Trị
-
Đau Khớp Cổ Chân: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Cách Trị Và Phòng Tránh
-
Viêm đau Khớp Cổ Chân, Ngón Chân: Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị