Đau Nửa đầu Nhức Mắt Trái Cảnh Báo Bệnh Gì? | TCI Hospital

Đau nửa đầu và mắt bên trái là triệu chứng mà rất nhiều người gặp phải trong cuộc sống hằng ngày. Điều này không chỉ gây đau đớn, khó chịu cho người bệnh mà còn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm đối với sức khỏe. Vậy đau nửa đầu nhức mắt trái là dấu hiệu của những bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị chứng đau nửa đầu mắt trái ra sao? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.  

Menu xem nhanh:

Toggle
  • 1. Đau nửa đầu nhức mắt bên trái là gì?
  • 2. Nguyên nhân gây đau nửa đầu nhức mắt trái?
    • 2.1 Đau đầu Migraine
    • 2.2 Đau đầu vận mạch có thể gây đau nửa đầu nhức mắt trái
    • 2.3 Tăng nhãn áp
    • 2.4 Viêm tắc tĩnh mạch xoang hang
    • 2.5 U sọ não gây đau nửa đầu nhức mắt trái
    • 2.6 Viêm não
  • 3. Cách điều trị chứng đau nửa đầu nhức mắt bên trái
    • 3.1 Điều trị bằng thuốc
    • 3.2 Điều trị không dùng thuốc

1. Đau nửa đầu nhức mắt bên trái là gì?

Đau nửa đầu là hiện tượng đau nhức xuất hiện ở một bên đầu. Cơn đau có thể xảy ra ở nửa đầu trái hoặc nửa đầu phải, âm ỉ hoặc dữ dội tùy từng trường hợp. Còn nhức mắt trái là bất thường của mắt bên trái, thường gây đau nhức, khó chịu cho người bệnh. 

Đa phần các trường hợp tổn thương các dây thần kinh sọ não đều dẫn tới đau đầu và biểu hiện kèm theo các triệu chứng khác nhau. 

Sự kết hợp của triệu chứng đau nửa đầu và đau mắt trái có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý ở não và hốc mắt, thường có liên quan trực tiếp đến dây thần kinh sọ não. .

Đau nửa đầu nhức mắt bên trái gây đau nhức, khó chịu cho người bệnh

Đau nửa đầu nhức mắt bên trái gây đau nhức, khó chịu cho người bệnh

2. Nguyên nhân gây đau nửa đầu nhức mắt trái?

2.1 Đau đầu Migraine

Đau đầu Migraine là tình trạng đau đầu xuất hiện do sự co giãn bất thường của các mạch máu bên trong sọ não. Nếu có sự co thắt mạch máu ở vùng thái dương, người bệnh sẽ bị đau nửa đầu ở bên có mạch máu bị co. Khi đó, cảm giác đau sẽ lan từ sau đầu qua thái dương và tới hốc mắt. Đó chính là cơ chế gây đau đầu nhức mắt trái ở những người bị đau đầu Migraine.

2.2 Đau đầu vận mạch có thể gây đau nửa đầu nhức mắt trái

Với những trường hợp đau đầu do rối loạn vận mạch thì sự co thắt mạch máu lại xảy ra ở trong sọ não phía sau đầu. Cơn đau thường xuất hiện đột ngột, dữ dội và không có sự báo trước bởi cảm giác đau râm ran.

2.3 Tăng nhãn áp

Tăng nhãn áp là nhóm bệnh lý của đầu dây thần kinh thị giác. Bệnh tiến triển mạn tính, gây tổn hại thị trường, lõm teo đĩa thị và thường liên quan đến tình trạng nhãn áp cao. Bệnh nhân có thể cảm thấy mắt đau nhức đột ngột, dữ dội, cơn đau lan lên đỉnh đầu. Nhãn cầu căng cứng, mắt đỏ, mi sưng nề, chảy nước mắt, sợ ánh sáng, thị lực giảm nhanh thậm chí mất hẳn. Kèm theo đó có thể là các dấu hiệu toàn thân như đau bụng, nôn, buồn nôn, vã mồ hôi…. 

2.4 Viêm tắc tĩnh mạch xoang hang

Đây là tình trạng mạch máu bị tắc nghẽn và hình thành huyết khối do các nhiễm trùng vùng mặt. Dấu hiệu sớm của  viêm tắc tĩnh mạch xoang hang là đau. Bệnh nhân có thể đau đầu một bên hoặc cả hai bên, đau dữ dội vùng mặt. Đau có thể ở một bên hoặc khu trú tại vùng sau hốc mắt và trán.

2.5 U sọ não gây đau nửa đầu nhức mắt trái

Các khối u trong não có thể làm tăng áp lực trong sọ não, gây ra hiện tượng đau nửa đầu bên trái hoặc phải. Cơn đau thường dữ dội, đặc biệt là vào buổi sáng.

Bên cạnh đó, các khối u có thể chèn ép các dây thần kinh, làm ảnh hưởng đến thị giác và thính giác của người bệnh. Bạn có thể cảm thấy khó nghe, giảm thính lực, đau mắt, mắt mờ, nhìn đôi…

Có rất nhiều nguyên nhân gây đau đầu nhức mắt trái như đau đầu vận mạch, u não, viêm não...

Có rất nhiều nguyên nhân gây đau đầu nhức mắt trái như đau đầu vận mạch, u não, viêm não…

2.6 Viêm não

Tình trạng viêm (sưng) ở nhu mô não do nhiễm virus có thể khiến bệnh nhân cảm thấy đau đầu nhẹ, đau nhức mắt, mất thị lực,… Bên cạnh đó, người bệnh còn có thể bị sốt, đau xương khớp, thay đổi về tâm lý; nôn và buồn nôn,…

Đau nửa đầu nhức mắt bên trái thường không gây nguy hiểm ngay tới tính mạng hay ảnh hưởng quá trầm trọng tới sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên, cảm giác đau nhức đầu và  hốc mắt sẽ khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu ngay cả khi nghỉ ngơi. Điều này gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và hiệu quả công việc thường ngày. 

Nếu bạn bị đau đầu đau mắt do các bệnh tăng nhãn áp, u não thì khả năng cơn đau sẽ kéo dài, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống cũng như sức khỏe.

3. Cách điều trị chứng đau nửa đầu nhức mắt bên trái

Hiện tại vẫn chưa có cách điều trị dứt điểm triệu chứng này. Tuy nhiên vẫn có các phương pháp hỗ trợ điều trị để tác động tới nguồn gốc gây ra bệnh. Khi có những triệu chứng đau nhức nửa đầu và hốc mắt trái thường xuyên, kéo dài, bạn nên đi khám để tìm ra chính xác nguyên nhân và được tư vấn cách điều trị hiệu quả.

3.1 Điều trị bằng thuốc

Thông thường bệnh nhân sẽ được chỉ định một số loại uống thuốc giảm đau để làm giảm cảm giác đau và hoa mắt, buồn nôn. Bên cạnh đó, cần bổ sung các loại thuốc hỗ trợ tuần hoàn máu não, giúp cân bằng chất dẫn truyền Serotonin để chứng đau nửa đầu nhức mắt bên trái dần thuyên giảm. Lưu ý, bất cứ loại thuốc nào mà bạn sử dụng cũng cần được kê đơn hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ. Tránh tự ý dùng thuốc vì như vậy dễ khiến bạn phải đối mặt với các tác dụng phụ không mong muốn. 

Các loại thuốc có thể làm giảm triệu chứng đau nhức ở đầu và mắt trái

Các loại thuốc có thể làm giảm triệu chứng đau nhức ở đầu và mắt trái, tuy nhiên, bạn cần uống thuốc theo đơn để tránh tối đa tác dụng phụ.

3.2 Điều trị không dùng thuốc

Các liệu pháp massage, thư giãn, xông tinh dầu,… cũng đem lại những tác dụng nhất định cho quá trình điều trị, bạn có thể áp dụng nhưng hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh các trường hợp chống chỉ định.

Đặc biệt, đừng quên điều chỉnh lại chế độ ăn uống, sinh hoạt để cải thiện chứng đau đầu đau mắt khó chịu này. Tại chuyên khoa nội thần kinh, các bác sĩ cũng sẽ tư vấn cho bạn những vấn đề này trong quá trình thăm khám và điều trị.

Như vậy có rất nhiều nguyên nhân gây ra chứng đau nửa đầu nhức mắt trái. Khi thấy các triệu chứng này, bạn cần đi khám để được xác định nguyên nhân và tìm cách khắc phục phù hợp. Tốt nhất bạn nên đến các chuyên khoa nội thần kinh uy tín để được chẩn đoán và điều trị hiệu quả. 

Từ khóa » đau Cổ Nhức Mắt