Đau Nửa đầu Thị Giác: Triệu Chứng Và Cách điều Trị
Có thể bạn quan tâm
Đau nửa đầu là bệnh thường gây ra những thay đổi trực tiếp lên nhiều giác quan. Giác quan bị ảnh hưởng phổ biến nhất là thị giác.
Triệu chứng của bệnh đau nửa đầu thị giác
Những người bị đau nửa đầu có thể có những thay đổi về thị giác trước, trong hoặc sau khi cơn đau đã giảm xuống. Có những người chỉ có triệu chứng thay đổi về thị giác, nhưng không đau. Triệu chứng thay đổi thị giác điển hình chỉ kéo dài vài phút, thường từ một phút đến nửa giờ. Những thay đổi thị giác xảy ra rất phổ biến ở những người mắc bệnh đau nửa đầu.
Một số tên gọi về chứng thay đổi thị giác liên quan đến bệnh đau nửa đầu là
– Đau nửa đầu ảnh hưởng mắt (Ocular migraine).
– Đau nửa đầu ảnh hưởng võng mạc (Retinal migraine).
– Đau nửa đầu gây viêm mắt (Ophthalmic migraine).
Những thay đổi về thị lực xảy ra với chứng đau nửa đầu bao gồm
– Nhìn mờ.
– Mất thị lực tạm thời hoặc mất một phần thị lực tạm thời.
– Nhìn đôi.
– Nhìn đục.
– Nhìn có điểm mù (đen).
– Nhìn đa sắc.
– Nhìn hẹp, hoặc mất thị trường.
– Ánh sáng đu đưa, lập lòe.
– Ánh sáng có hình răng cưa.
– Ánh đèn nháy, đốm, đường nét hoặc các triệu chứng khác liên quan đến tiền triệu.
– Nhạy cảm với ánh sáng, còn được gọi là chứng sợ ánh sáng.
– Ảo ảnh.
– Nhạy cảm với các dạng hình, chẳng hạn như dạng sọc hoặc đồ thị.
– Tầm nhìn méo mó.
Các nhà nghiên cứu tin rằng những triệu chứng về thị giác là hậu quả khi dòng máu và huyết áp bị thay đổi, tình trạng này khiến não bộ bị ảnh hưởng làm thay đổi thị lực của người mắc bệnh đau nửa đầu.
Nguyên nhân chính gây đau nửa đầu thị giác
Nếu bạn thấy mình bị nhức đầu hoặc đau nửa đầu (một loại đau đầu nghiêm trọng bao gồm các triệu chứng như thấy chớp sáng, đường lượn sóng hoặc mù tạm thời) một cách thường xuyên, có thể có mối liên hệ giữa cơn đau mà bạn đang gặp phải và thị lực. Nhiều bệnh mắt (phát triển với các vấn đề thị lực) khiến cho các cơ mắt hoạt động quá mức, với sự căng cơ này dẫn tới đau đầu hoặc đau nửa đầu, mặc dù nguyên nhân đau đầu có thể thay đổi về loại và cường độ.
Với chứng đau nửa đầu thị giác (còn gọi là chứng đau nửa đầu thị lực, chứng đau nửa đầu võng mạc hoặc đau nửa đầu một mắt), mất thị lực có thể xảy ra trong một mắt hoặc sau khi bị đau nửa đầu. Những chứng đau nửa đầu thị giác này có thể cực kỳ đau đớn và thường kèm theo cảm giác nhói trong đầu. Các triệu chứng bao gồm buồn nôn, nôn mửa và nhạy cảm với ánh sáng khi bị đau nửa đầu nhãn cầu. Cơn đau này có thể tăng lên khi bạn di chuyển, vì vậy tốt nhất là nằm xuống cho đến khi chứng đau nửa đầu ngừng lại.
Bất cứ thứ gì làm cho các cơ mắt mỏi hoặc căng đều có thể gây đau nửa đầu thị giác. Các tình trạng mắt khác như loạn thị (một tình trạng thị lực chung gây mờ mắt), viễn thị và lão thị (không có khả năng tập trung vào các vật thể gần) có thể dẫn đến mỏi mắt do mắt phải cố gắng nhìn rõ vật thể. Một tình trạng khác có thể gây đau là bệnh tăng nhãn áp, xảy ra do áp lực tích tụ trong mắt, dẫn đến mất thị lực.
Đau cổ và vai đặc biệt có thể liên quan đến các vấn đề với thị lực của bạn nếu bạn làm việc máy tính trong một thời gian dài. Thường được gọi là hội chứng thị giác máy tính (CVS) hoặc mỏi mắt kỹ thuật số, những người ngồi sai tư thế có thể bị đau lưng, vai và cổ. Bạn cũng có thể thấy mình có vấn đề về thị lực do vị trí và độ chói của màn hình máy tính.
Điều trị đau nửa đầu thị giác
Có một số điều để giúp ngăn ngừa đau cổ, vai và lưng. Xác định nguyên nhân của đau đầu cũng như việc thay đổi tư thế ngồi làm việc có thể giúp giảm đau. Khi ngồi làm việc với máy tính, hãy để ý đến các phương pháp sau giúp giảm đau vai gáy
– Màn hình máy tính phải ở tầm mắt hoặc ngay bên dưới mắt, mắt phải cách màn hình 20 inch (hoặc chiều dài cánh tay).
– Nếu đeo kính hai tròng, bạn nên hạ thấp màn hình, vì vậy bạn không cần phải ngẩng đầu lên để nhìn. Bạn cũng có thể chuyển sang các tròng kính đa tròng.
– Khi đánh máy, tay và lưng phải thẳng
Đau nửa đầu thị giác có thể được điều trị bằng kính theo toa để điều chỉnh thị giác, sau đó cơn đau sẽ bắt đầu giảm. Đối với chứng đau nửa đầu, nằm trong một căn phòng tối yên tĩnh có thể giúp làm giảm bớt các triệu chứng. Tuy nhiên, nếu những triệu chứng này vẫn tồn tại, nên kiểm tra mắt càng sớm càng tốt trong trường hợp bạn có vấn đề về thị lực không được chẩn đoán cần điều trị.
Nếu gần đây bạn chưa kiểm tra mắt, hãy đến ngay các bệnh viện mắt chuyên khoa để xác định xem bạn có bị bệnh về mắt không hay không hoặc nếu bạn cần đeo kính. Bên cạnh đó, người bệnh cần áp dụng các biện pháp sau giúp giảm đau, giảm tần suất cơn đau nửa đầu xuất hiện:
– Nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc, massage
– Sử dụng các loại trà gừng, trà hoa cúc giúp giảm cảm giác đau
– Thay đổi thói quen sinh hoạt lành mạnh
– Tránh xa, hạn chế các chất kích thích
– Có chế độ ăn uống khoa học, đủ chất
– Vận động thể dục thể thao thường xuyên bằng các bài tập nhẹ nhàng như yoga, thiền, đi bộ…
– Sử dụng thuốc điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Bệnh viện Mắt Sài Gòn
Ths.Bs Đỗ Minh Lâm
Từ khóa » đau Nửa đầu Bên Phải Kèm Theo Buồn Nôn
-
Hay đau Nửa đầu Bên Phải, Nên đi Khám Chuyên Khoa Nào? - Vinmec
-
Đau Nửa đầu Bên Phải Là Bệnh Gì? Làm Sao để Khắc Phục? | ACC
-
Đau Nửa đầu Bên Phải: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Hiệu Quả
-
Những Cơn đau Nửa đầu Bên Phải Cảnh Báo điều Gì? | TCI Hospital
-
Đau Nửa đầu Bên Phải Và Cách điều Trị - Hapacol
-
8 Thông Tin Mà Người Bị đau Nửa đầu Nên Biết - Hapacol
-
Đau Nửa đầu Bên Phải: Dấu Hiệu Nguy Hiểm Cần đi Khám Ngay
-
Tìm Hiểu Về Tình Trạng đau Nửa đầu Bên Phải - Hello Bacsi
-
Đau Nửa Đầu Bên Phải Là Gì? Nguyên Nhân Và Triệu Chứng - Diag
-
Đau Nửa đầu - Rối Loạn Thần Kinh - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Đau Nửa đầu: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán Và Lưu ý
-
Ðau Nửa đầu Và Cách điều Trị - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
ĐAU NỬA ĐẦU SAU GÁY | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Những Thông Tin Cần Biết Về Chứng đau Nửa đầu Bên Phải Và Nhức Mắt
-
Chứng đau Nửa đầu Và Cách Xử Trí - Khám Chữa Bệnh, Phổ Biến Kiến ...
-
Đau Nửa đầu Bên Phải: Những Thông Tin Quan Trọng Cần Biết - AiHealth