Những Cơn đau Nửa đầu Bên Phải Cảnh Báo điều Gì? | TCI Hospital
Có thể bạn quan tâm
Đau nửa đầu bên phải là một dấu hiệu của rất nhiều bệnh lý khác nhau. 75% trường hợp đau là do căng thẳng nhưng đó không phải là tất cả lý do. Tìm ra nguyên nhân gây đau đầu là cách tốt nhất để kiểm soát và cải thiện tình trạng bệnh.
Menu xem nhanh:
- 1. Đau đầu bên phải là gì?
- 2. Đau nửa đầu bên phải do đâu?
- 2.1 Đau do các vấn đề về thần kinh
- – Tổn thương dây thần kinh chẩm
- – Viêm động mạch thái dương
- – Rối loạn dây thần kinh sinh ba
- – Thiếu máu não
- 2.2 Đau nửa đầu bên phải do sử dụng các loại thuốc
- 2.3 Đau do căng thẳng
- 2.4 Các nguyên nhân khác dẫn đến đau nửa đầu bên phải
- 2.1 Đau do các vấn đề về thần kinh
- 3. Các dạng đau nửa đầu phải thường gặp
- 3.1 Đau đầu thoáng qua
- 3.2 Đau đầu chùm
- 3.3 Đau đầu mạn tính
- 4. Cải thiện tình trạng đau nửa đầu bên phải bằng cách nào?
1. Đau đầu bên phải là gì?
Chỉ là một trong hơn 300 loại đau đầu nhưng đây lại là triệu chứng rất phổ biến và được nhiều người quan tâm. Đó là hiện tượng xuất hiện những cơn đau ở nửa đầu bên phải và có thể đi kèm với mệt mỏi, buồn nôn và rối loạn thị giác.
2. Đau nửa đầu bên phải do đâu?
Chưa có một nguyên nhân rõ ràng nào cho hiện tượng này. Tuy nhiên các chuyên gia nhận định các nguyên nhân gây đau đầu bên phải chủ yếu gồm:
2.1 Đau do các vấn đề về thần kinh
– Tổn thương dây thần kinh chẩm
Dây thần kinh chẩm là dây thần kinh chạy từ đỉnh tủy sống đến đầu. Khi dây này bị tổn thương hoặc bị viêm sẽ dẫn đến đau nửa đầu bán cầu phải. Người bệnh cảm thấy đau, rát liên tục ở hộp sọ. Vùng đau lan rộng ra phía sau và dọc theo vùng đầu phía bên phải. Ngoài ra, người bệnh có thể đau sau hốc mắt, nhạy cảm với ánh sáng.
– Viêm động mạch thái dương
Viêm tại các động mạch thái dương, động mạch ở vùng đầu và cổ có thể gây ra những cơn đau dữ dội ở bên phải đầu. Kèm theo đó là hiện tượng mệt mỏi cơ thể, đau nhức hàm và vùng thái dương.
– Rối loạn dây thần kinh sinh ba
Đôi khi việc truyền tín hiệu đến dây thần kinh sinh ba dưới đáy não bị gián đoạn. Điều này dẫn đến cơn đau dữ dội ở vùng đầu – mặt. Thường đau chỉ xảy ra ở một bên đầu vào một thời điểm.
– Thiếu máu não
Thiếu máu não dẫn đến thiếu oxy cũng có thể là nguyên nhân gây đau đầu bên phải. Các cơn đau này không quá dữ dội nhưng đi kèm nhiều triệu chứng. Đó là choáng váng, chóng mặt, ù tai, giảm trí nhớ, tê đầu ngón tay, nhức mỏi vùng vai gáy.
– U não
Sự chèn ép của các khối u lên các dây thần kinh cũng có thể là nguồn cơn gây ra chứng đau nửa đầu vùng bên phải.
– Đột quỵ
Hiện tượng ngưng cung cấp máu đột ngột lên não là một trong những nguyên nhân gây đau đầu.
2.2 Đau nửa đầu bên phải do sử dụng các loại thuốc
Nhiều người cảm thấy đau nhói nửa đầu phải sau khi sử dụng một số loại thuốc điều trị như Paracetamol, Aspirin, Ibuprofen…
Điều này xảy ra do các tác dụng phụ của thuốc. Nhưng đây chỉ là cơn đau đầu thứ phát và có khả năng phục hồi. Để đảm bao an toàn, cần tham khảo ý kiến và tuân theo đúng chỉ định của các sĩ khi sử dụng các loại thuốc này.
2.3 Đau do căng thẳng
75% người bệnh bị chứng đau đầu do căng thẳng. Theo các chuyên gia, căng thẳng thần kinh là một trạng thái phòng thủ trước các kích thích về sinh lý hoặc tâm lý. Khi các kích thích kéo dài, não bộ làm việc quá sức sẽ khiến các mạch máu co giãn bất thường gây ra đau, khó chịu cho người bệnh.
Đau đầu do nguyên nhân này thường gây ảnh hưởng đến cả hai bán cầu não. Nhưng một số người có thể chỉ đau nửa đầu bên trái hoặc bên phải.
Người bệnh cảm thấy đau âm ỉ gần như hết toàn bộ đầu. Đau cơ vai và căng cứng cổ. Đôi khi cảm thấy áp lực rõ ràng ở trước trán, hai bên hoặc phía sau đầu.
Trong trường hợp này, các triệu chứng tê nửa đầu thường kéo dài trong vài phút đến vài giờ ở mức độ nhẹ đến trung bình.
Những người thường xuyên phải làm việc với cường độ cao, nhiều áp lực dễ gặp phải tình trạng này.
2.4 Các nguyên nhân khác dẫn đến đau nửa đầu bên phải
– Nhiễm trùng đường hô hấp, dị ứng
– Chứng phình mạch
– Chấn thương vùng đầu
– Ăn quá nhiều đồ ngọt, thực phẩm có nhiều chất tạo ngọt, sử dụng các chất kích thích, chất có cồn,…
– Thường xuyên bỏ bữa, thức khuya, sử dụng máy tính nhiều
– Rối loạn chuyển hóa, nội tiết tố
– Di truyền
– Thay đổi thời tiết
3. Các dạng đau nửa đầu phải thường gặp
3.1 Đau đầu thoáng qua
Ở dạng này, người bệnh thường đau dữ dội hoặc đau nhói trong đầu kèm theo các triệu chứng: mờ mắt, buồn nôn, nôn, nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh…
Đau nửa đầu dễ bị kích thích bởi nhiều yếu tố:
– Ánh sáng mạnh, âm thanh lớn
– Mùi hương quá hắc, nồng
– Thay đổi thời tiết
– Thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ
– Mệt mỏi, uể oải
– Ngủ không điều độ
3.2 Đau đầu chùm
Người bệnh có hiện tượng đau theo chu kì. Cơn đau thường dữ dội, tập trung xung quanh một bên mắt. Đau có thể lan ra cổ, vai hoặc các khu vực khác của đầu và mặt. Loại đau đầu hiếm gặp nhưng khá nghiêm trọng và gây nhiều khó chịu cho người bệnh. Có khi tình trạng đau kéo dài thường xuyên trong vài tuần hoặc vài tháng.
Đau đầu chùm phổ biến ở nam giới hơn phụ nữ. Các triệu chứng đi kèm cơn đau đầu chùm:
– Đổ mồ hôi mặt
– Mắt đỏ, chảy nước mắt, sưng quanh mắt
– Nghẹt hoặc chảy nước mũi
– Da nhợt nhạt hoặc đỏ ửng
– Bồn chồn không yên
3.3 Đau đầu mạn tính
Là tình trạng đau đầu kéo dài trên 15 ngày/tháng. Đau có thể do căng thẳng hoặc đau đầu kinh niên. Tình trạng đau dai dẳng gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. Khi gặp phải những cơn đau mạn tính, bạn nên sắp xếp thời gian đến gặp bác sĩ để được điều trị sớm.
4. Cải thiện tình trạng đau nửa đầu bên phải bằng cách nào?
Đau đầu gây ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt, công việc của người bệnh và cảnh báo nhiều bất thường về sức khỏe, đặc biệt là các bệnh lý về não, thần kinh. Nhiều cơn đau đầu có thể thoảng qua rồi biến mất những sau đó lặp lại nhiều lần. Có cơn đau tăng dần theo thời gian cần theo dõi thường xuyên. Nhưng cũng có những cơn đau đến bất thường không báo trước, khiến người bệnh chìm vào hôn mê sâu, dễ dẫn đến tử vong, cần đến bác sĩ ngay để xử trí kịp thời.
Có nhiều cách giúp cải thiện tình trạng đau như chườm nóng, massage, nghỉ ngơi, thư giãn,…nhưng đó chỉ là những biện pháp tạm thời.
Để điều trị chứng đau đầu hiệu quả, việc đầu tiên là cần xác định đúng nguyên nhân gây đau. Việc này không thể dựa vào phán đoán chủ quan của bệnh nhân mà phải dựa trên kết quả chẩn đoán của các bác sĩ. Tại các cơ sở y tế uy tín, bạn sẽ được thăm khám với các chuyên gia giỏi.
Hi vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu hơn về bệnh đau nửa đầu bên phải. Hãy luôn theo dõi sức khỏe của mình để nhận ra sớm những dấu hiệu bất thường và đi khám sớm để được chẩn đoán và điều trị đúng hướng giúp bạn có một hệ thần kinh khỏe mạnh.
Từ khóa » đau Nửa đầu Bên Phải Kèm Theo Buồn Nôn
-
Hay đau Nửa đầu Bên Phải, Nên đi Khám Chuyên Khoa Nào? - Vinmec
-
Đau Nửa đầu Bên Phải Là Bệnh Gì? Làm Sao để Khắc Phục? | ACC
-
Đau Nửa đầu Bên Phải: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Hiệu Quả
-
Đau Nửa đầu Bên Phải Và Cách điều Trị - Hapacol
-
8 Thông Tin Mà Người Bị đau Nửa đầu Nên Biết - Hapacol
-
Đau Nửa đầu Bên Phải: Dấu Hiệu Nguy Hiểm Cần đi Khám Ngay
-
Tìm Hiểu Về Tình Trạng đau Nửa đầu Bên Phải - Hello Bacsi
-
Đau Nửa Đầu Bên Phải Là Gì? Nguyên Nhân Và Triệu Chứng - Diag
-
Đau Nửa đầu - Rối Loạn Thần Kinh - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Đau Nửa đầu: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán Và Lưu ý
-
Ðau Nửa đầu Và Cách điều Trị - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
ĐAU NỬA ĐẦU SAU GÁY | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Đau Nửa đầu Thị Giác: Triệu Chứng Và Cách điều Trị
-
Những Thông Tin Cần Biết Về Chứng đau Nửa đầu Bên Phải Và Nhức Mắt
-
Chứng đau Nửa đầu Và Cách Xử Trí - Khám Chữa Bệnh, Phổ Biến Kiến ...
-
Đau Nửa đầu Bên Phải: Những Thông Tin Quan Trọng Cần Biết - AiHealth