Dâu Tây Đà Lạt Với Những Biện Pháp Quản Lý Dịch Hại Mới
Có thể bạn quan tâm
Điều tra của Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng cho biết, trên cây dâu tây Đà Lạt và các vùng phụ cận trồng trong nhà kính và ngoài trời thường xuất hiện các đối tượng gây hại như: bọ trĩ, nhện đỏ, xì mủ lá, thối đen rễ, mốc xám, phấn trắng… Những đối tượng gây hại này sẽ nhanh chóng lây nhiễm thành dịch nếu không áp dụng các biện pháp phòng trừ thích hợp, kịp thời.
60 - 70% diện tích dâu tây chiết tách từ gốc cây mẹ
Thống kê trong năm 2015, diện tích trồng dâu tây ở Lâm Đồng đạt khoảng 115ha, gồm 80ha ở các phường 4, 6, 7, 8, 9, 11 và xã Xuân Thọ thuộc thành phố Đà Lạt và 35ha ở các xã Lát, Đạ Sar, Đạ Nhim thuộc huyện Lạc Dương. Trong đó, diện tích dâu tây canh tác trong nhà kính chỉ mới chiếm tỷ lệ 11% - khoảng 13ha (Đà Lạt 10,3ha, Lạc Dương 2,7ha). Chủ yếu các giống dâu tây trồng ngoài trời là Mỹ Đá, Mỹ Hương, Langbiang 2; giống dâu tây trồng nhà kính là Newzealand, Nhật (Akihime). Đặc trưng nổi trội của từng loại sản phẩm dâu tây thu hoạch trên đất Đà Lạt và Lạc Dương như: Mỹ Đá với trái cứng, thuận lợi cho vận chuyển đường xa, năng suất trung bình từ 30 - 35 tấn/ha/năm; Mỹ Hương (lai tạo giữa giống Mỹ Thơm và Mỹ Đá) trái nhỏ, mềm, ngọt thơm, đạt năng suất 30 - 32 tấn/ha/năm; Langbiang 2 với tỷ lệ thu hoạch trái hư hỏng chiếm không đáng kể, nếu chăm sóc đúng kỹ thuật có thể đạt năng suất từ 25 - 30 tấn/ha/năm; Newzealand trái giòn, ngọt thơm, màu sắc bắt mắt, năng suất từ 22 - 25 tấn/ha/năm; Nhật (Akihime) trái nhỏ, mềm, thơm đượm, năng suất từ 18 - 22 tấn/ha/năm.
Kết quả điều tra của Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng cho thấy: Tính riêng địa bàn thành phố Đà Lạt có 30 cơ sở nuôi cấy mô các loại giống dâu tây, hàng năm, cung cấp cho nông dân ở Đà Lạt và các vùng phụ cận từ 120 - 150.000 cây, chiếm khoảng 30 - 40% diện tích đất canh tác. Còn lại 60 - 70% diện tích nhân giống sản xuất dâu tây từ cây ngó (chiết tách cây dâu tây con từ gốc cây dâu tây mẹ). Đáng nói không ít nguồn gốc giống dâu tây cấy mô và giống chiết tách ở Lâm Đồng từ những khu vườn cây đã già cỗi nhiều năm, thậm chí đang có biểu hiện thoái hóa, dẫn đến phát sinh nhiều loài sâu bệnh gây hại trong suốt thời gian từ khi xuống giống trồng, chăm sóc cho tới lúc thu hoạch.
Cần 5 biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp
Hiện nông dân Đà Lạt và các vùng phụ cận trồng dâu tây chỉ tiếp cận sử dụng 4 loại thuốc bảo vệ thực vật nằm trong danh mục đặc trị các loại bệnh thối rễ, sương mai, phấn trắng...; còn các đối tượng gây hại khác trên cây dâu tây như bọ trĩ, nhện đỏ... thì phải sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật đăng ký trên cây rau để phòng trừ, nên tác dụng rất hạn chế. Bởi vậy, Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng khuyến cáo 5 biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp cần áp dụng phù hợp với từng điều kiện sản xuất khác nhau. Trước hết với biện pháp canh tác nên sử dụng cây giống nuôi cấy mô sạch bệnh, đạt độ đồng đều và năng suất cao, nếu trồng trên giá thể 100% xơ dừa hoặc hỗn hợp xơ dừa với trấu đốt đều phải xử lý hoai mục. Không trồng quá dày nhằm đảm bảo cho cây sinh trưởng tốt, chăm sóc thuận lợi và hạn chế sâu bệnh gây ra. Tăng cường bón lót đầy đủ và bón bổ sung phân chuồng hoai mục và phân hữu cơ vi sinh. Việc tưới tiêu chỉ sử dụng từ nguồn nước sạch (nước giếng khoan), tuyệt đối không sử dụng các nguồn nước ao hồ, mương rãnh chảy tràn... Không tưới nước vào buổi sáng khi cây ra hoa rộ vì như vậy sẽ hạn chế khả năng thụ phấn đậu trái.
Tiếp theo, biện pháp thủ công, cơ giới là phải thường xuyên tỉa bỏ lá già, bị sâu bệnh, trái dị dạng. Nếu nhân giống cây cấy mô thì tỉa bỏ hết cây ngó (cây con) để tạo điều kiện cho cây mẹ phát triển khỏe mạnh hơn. Sau mỗi lần cắt lá, tỉa cành cần thu gom hết tàn dư đưa ra khỏi vườn tiêu hủy. Áp dụng biện pháp vật lý là sử dụng can nhựa chứa nước hòa tan với các chất bã bia hoặc sữa chua để bẫy sên nhớt; đặt các loại bẫy màu vàng có quết nhựa dính cách nhau 3m trên luống dâu để dẫn dụ các loại côn trùng gây hại như bọ trĩ, bọ phấn…
Hai biện pháp áp dụng cuối cùng để phòng trừ hữu hiệu các loại bệnh hại trên cây dâu tây là biện pháp sinh học và biện pháp hóa học. Theo đó, Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng khuyến cáo nông dân trước khi trồng cây dâu tây, cần sử dụng nấm Trichoderma harzianum (liều lượng 2kg/1.000m2) để tăng cường hoạt động vi sinh vật trong đất, góp phần ngăn chặn sự gây hại của các loại nấm bệnh, đặc biệt là nấm bệnh gây thối đen rễ. Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật đăng ký trong danh mục được phép sử dụng, người nông dân cũng cần sử dụng nhiều hơn nữa các loại chế phẩm sinh học, thảo mộc để tăng cường hiệu quả phòng trừ bệnh cho cây dâu tây, góp phần bảo vệ môi trường phát triển bền vững.
Theo baolamdong.vn
Từ khóa » Dâu Tây đà Lạt Giống Pháp
-
Kinh Nghiệm Mua, Ăn Và Giá Bán Dâu Tây Đà Lạt (2020) - VinFruits
-
Tìm Hiểu Các Giống Dâu Tây ở Đà Lạt
-
Cung Cấp Dâu Pháp Đà Lạt Giá Rẻ Trên Toàn Quốc
-
Dâu Tây Giống Pháp - Đà Lạt Biggreen | Thông Tin Sản Phẩm - Cooky
-
Dâu Tây Đà Lạt Giống Pháp - Trang Chủ | Facebook
-
Top 12 Vườn Dâu Tây Đà Lạt Uy Tín Chất Lượng Nhất HIỆN NAY
-
Thưởng Thức Dâu Tây Pháp Trên Mảnh đất Đà Lạt
-
Top 10 địa Chỉ Mua Dâu Tây Ngon Nhất Đà Lạt
-
Hái Và ăn Dâu Tây Pháp Ngay Tại… Đà Lạt
-
Điểm Danh Một Số Giống Dâu Tây Ngon Nhất Hiện Nay
-
Vườn Dâu Tây Đà Lạt Với Công Nghệ Cao Và Thủy Canh
-
Có 10 Giống Dây Tây Đà Lạt, Bạn đã ăn Thử Hết Chưa?
-
Dâu Tây Giống Nhật Đà Lạt Loại 1 (hộp 1kg) - YHY
-
Cung Cấp Dâu Tây Đà Lạt Giống Pháp Tại Hồ Chí Minh
-
Dâu Tây Giống New Zealand - Viet Tropical Fruit - Viettropfruit
-
DÂU TÂY ĐÀ LẠT - MÓN QUÀ VÔ GIÁ CỦA THIÊN NHIÊN ĐÀ LẠT