Đầu Tư Gián Tiếp Nước Ngoài (FPI) Là Gì? Ý Nghĩa Và Các Hình Thức FPI?

Thuận lợi Khó khăn
Bên nhận đầu tư chủ động trong quá trình sử dụng vốn đầu tư.

Nếu bên nhận đầu tư là chính phủ huy động qua trái phiếu quốc tế, thường sử dụng vốn đầu tư cho dự án đầu tư lớn.

Nếu bên nhận đầu tư là doanh nghiệp sẽ giúp đáp ứng vốn cho phát triển sản xuất kinh doanh, đồng thời phân tán rủi ro của hoạt động đầu tư qua các cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ đầu tư.

Nếu là nguồn vốn tư nhân thì hạn chế khả năng hút vốn vì chủ đầu tư nước ngoài bị khống chế ở mức góp vốn tối đa.

Hạn chế khả năng tiếp thu công nghệ hiện đại và kinh nghiệm quản lí tiên tiến

Có thể bị lệ thuộc vào vốn của chủ đầu tư nước ngoài khi họ thay đổi đột ngột trong hành động đầu tư làm ảnh hưởng xấu đến thị trường vốn trong nước.

Hiệu quả đầu tư hoàn toàn phụ thuộc trình độ quản lí, tổ chức kinh doanh của bên nhận đầu tư. Nếu trình độ quản lí của bên nhận đầu tư kém, cỏ thể làm tăng gánh nặng nợ cho tương lai.

3. Vai trò của FPI hiện nay tới các doanh nghiệp:

Như chúng ta đã biết và rất quen thuộc với các hoạt động đầu tư đây là hoạt động chủ yếu, quyết định sự phát triển và khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp. Theo đó nên trong hoạt động đầu tư, doanh nghiệp bỏ vốn dài hạn nhằm mục đích để hình thành và bổ sung những tài sản cần thiết để thực hiện những mục tiêu kinh doanh. Hoạt động này được thực hiện tập trung thông qua việc thực hiện các dự án đầu tư. Trong các hoạt động đầu tư chúng ta cần thực hiện một số dự án đầu tư là một tập hợp các hoạt động kinh tế đặc thù với các mục tiêu, phương pháp và phương tiện cụ thể để đạt tới một trạng thái mong muốn và với những nội dung của dự án đầu tư được thể hiện trong luận chứng kinh tế – kỹ thuật, là văn bản phản ánh trung thực, chính xác về kết quả nghiên cứu thị trường, môi trường kinh tế – kỹ thuật và môi trường pháp lý, về tình hình tài chính…

Từ khóa » đầu Tư Nước Ngoài Là Viết Tắt Của Từ Gì