Đầu Tư Nước Ngoài Vào Việt Nam - TƯ VẤN NGUYÊN AN LUẬT

Facebook0Google+0LinkedIn0

Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (thường gọi là doanh nghiệp FDI) khi đầu tư vào Việt Nam có thể thực hiện đầu tư trực tiếp hoặc đầu tư gián tiếp.

Số liệu đầu tư nước ngoài vào việt nam

Hiện nay theo số liệu đầu tư từ Website Chính phủ Tính đến 20/4/2020. Tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà ĐTNN đạt 12,33 tỷ USD. Bằng 84,5% so với cùng kỳ năm 2019. Vốn thực hiện của dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 5,15 tỷ USD, bằng 90,4% so với cùng kỳ năm 2019.

Dù tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid toàn cầu. Nhưng Việt nam là một trong những quốc gia khống chế rất tốt.

Triển vọng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở Việt Nam năm 2021 là rất sáng sủa. Trong bối cảnh nhiều nhà đầu tư lớn, vừa và nhỏ từ các quốc gia phát triển dần chuyển hướng đầu tư vào Việt Nam.

Những dự án FDI, tận dụng các hiệp định thương mại mà Việt Nam đã ký kết. Cũng sẽ tiếp tục vào Việt Nam trong thời gian tới. Để đón đầu làn sóng này. Chính phủ Việt Nam có nhiều ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đặc biệt, nhằm khuyến khích thực hiện một số dự án đầu tư có tác động lớn đến kinh tế – xã hội.   

https://nguyenanluat.vn/wp-content/uploads/2021/03/Dau-tu-nuoc-ngoai-vao-Viet-Nam-1.mp4

               

Các hình thức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam:

Đầu tư thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm: Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Hoặc doanh nghiệp có một phần vốn của nhà đầu tư nước ngoài (hay còn gọi là doanh nghiệp liên doanh).

Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam theo hình thức góp vốn., mua cổ phần, phần vốn góp doanh nghiệp đã thành lập tại Việt Nam. (Vui lòng liên hệ LUẬT NGUYÊN AN để được tư vấn cụ thể).

Đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP

(Theo Điều 27 LĐT)

➡ Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án ký kết hợp đồng PPP với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện dự án đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo. Nâng cấp, mở rộng, quản lý và vận hành công trình kết cấu hạ tầng hoặc cung cấp dịch vụ công.

➡ Chính phủ quy định chi tiết lĩnh vực, điều kiện, thủ tục thực hiện dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP.

Lĩnh vực: Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng mới, cải tạo. Nâng cấp. mở rộng, quản lý và vận hành công trình kết cấu hạ tầng hoặc cung cấp dịch vụ công kí kết hợp đồng với cơ quan nhà nước.

Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC

(Theo Điều 28 LĐT).

➡ Hợp đồng BCC được ký kết giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài. Hoặc giữa các nhà đầu tư nước ngoài. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Điều 37 của Luật này.

➡ Các bên tham gia hợp đồng BCC thành lập ban điều phối để thực hiện hợp đồng BCC. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ban điều phối do các bên thỏa thuận.

Điều kiện: Các bên tham gia hợp đồng BCC phải thành lập ban điều phối.

Trên đây là một số điều kiện về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Nếu Quý khách có bất kỳ thắc mắc nào hoặc có nhu cầu tư vấn về những vấn đề khác về đầu tư. Xin Quý khách liên hệ với Luật Nguyên An để được giải đáp chu đáo và tận tình nhất.

Điều kiện để người nước ngoài được phép đầu tư tại việt nam

  • Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài. Tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.
  • Đầu tư những lĩnh vực ngành nghề không nằm trong danh sách Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh như:

Kinh doanh các chất ma túy. Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật; Kinh doanh mẫu vật các loại thực vật, động vật hoang dã. Kinh doanh mại dâm. Mua, bán người, mô, bộ phận cơ thể người. Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người. Kinh doanh pháo nổ.

  • Nếu dự án đầu tư thuộc các trường hợp lĩnh vực đặc biệt như:

Dự án của nhà đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực kinh doanh vận tải biển. Kinh doanh dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng, trồng rừng. Xuất bản, báo chí, thành lập tổ chức khoa học và công nghệ. Doanh nghiệp khoa học và công nghệ 100% vốn nước ngoài thì thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

  • Nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Hoặc nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ 51% vốn điều lệ trở lên, trừ các trường hợp sau đây:

Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty niêm yết. Công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán và các quỹ đầu tư chứng khoán.

Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác.

Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài có liên quan và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam

Các công ty nước ngoài đầu tư vào việt nam

Với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, diện tích rộng lớn. Nguồn lao động giá rẻ cùng các chính sách, thủ tục liên quan đến đầu tư ngày càng được cải thiện nên Việt Nam trở thành thị trường đầu tư béo bở. Mang lại nhiều lợi nhuận cho các tập đoàn, công ty lớn trên thế giới.

Hiện nay có khoảng 116 nước đang rót vốn trên khắp các tỉnh thành ở nước ta. Dưới đây là danh sách các quốc gia đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại.

Quốc gia Tỷ lệ Đầu tư
Thái Lan Số dự án: 459

Tổng số vốn đầu tư đăng ký: 9 tỷ USD

Trung Quốc Số dự án: 1.445

Tổng số vốn đầu tư đăng ký: 10,7 tỷ USD

Hoa Kỳ Số dự án: 816

Tổng số vốn đầu tư đăng ký: 10,9 tỷ USD

Malaysia Số dự án: 547

Tổng số vốn đầu tư đăng ký: 13,9 tỷ USD

Hồng Kông Số dự án: 1.043

Tổng số vốn đầu tư đăng ký: 16,6 tỷ USD

Quần đảo Virgin (BVI) Số dự án: 654

Tổng số vốn đầu tư đăng ký: 20 tỷ USD

Đài Loan

Số dự án: 2.525

Tổng số vốn đầu tư đăng ký: 31,7 tỷ USD

Singapore Số dự án: 1.643

Tổng số vốn đầu tư  đăng ký: 38 tỷ USD

Nhật Bản Số dự án: 3.117 

Tổng số vốn đầu tư đăng ký: 39,8 tỷ USD

Hàn Quốc Số dự án: 5.364 

Tổng vốn đầu tư đăng ký: 48,6 tỷ USD

Tư vấn đầu tư nước ngoài vào việt nam tại Nguyên An Luật

 ♒ Tư vấn các quy định pháp luật và thủ tục pháp lý liên quan đến lĩnh vực doanh nghiệp, đầu tư vào Việt Nam.

 ♒ Tư vấn về các ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Và các điều kiện cụ thể đối với mỗi ngành nghề, nhà đầu tư mang quốc tịch.

 ♒ Soạn thảo và nộp hồ sơ, làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nhận kết quả bàn giao hồ sơ pháp lý hoàn thiện cho khách hàng.

 ♒ Tư vấn về các vấn đề sau thành lập như: Hợp đồng, thuế, lao động Việt Nam. Lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, sở hữu trí tuệ, nhượng quyền thương mại…

 ♒ Quý Khách hàng có nhu cầu tìm hiểu và cần được tư vấn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, xin vui lòng liên hệ Công ty Luật Nguyên An để biết thêm chi tiết.

Xem thêm

Dịch vụ thành lập văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam

Thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài.

Thành lập công ty 100 vốn đầu tư nước ngoài.

Từ khóa » Người Nước Ngoài đầu Tư Vào Việt Nam