Đầu Tư Xây Dựng Hệ Thống đê Biển ứng Phó Với Biến đổi Khí Hậu

Huyện Bình Đại là huyện biển, hệ thống sông ngòi dày đặc, đây là một lợi thế cho phát triển kinh tế - xã hội của huyện nhưng đồng thời cũng là một bất lợi bởi khu vực ven biển là nơi thường xuyên phải chịu ảnh hưởng nặng nề của gió bão. Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, vùng ven biển của huyện thường xuyên phải đối mặt với những cơn gió bão bất thường với diễn biến ngày càng phức tạp, cộng với tình trạng nước biển dâng gây úng ngập nhiều khu ven biển, đe dọa trực tiếp đến tính mạng, tài sản của nhân dân.

Để chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, đồng thời ngăn mặn, giữ ngọt, đối phó thiên tai ngày càng phức tạp và nghiêm trọng, từ nhiều năm nay, dọc bờ biển của huyện đã  được đầu tư xây dựng hệ thống đê biển với mục đích là tạo tấm lá chắn vững chắc trước những tác động bất lợi từ thiên nhiên.

Đầu tư các công trình đê biển, thủy lợi nhằm hạn chế thiệt hại do nước biển dâng

Được biết, hệ thống đê biển là hạ tầng cơ sở quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh vùng ven biển của huyện. Ðặc biệt, trước xu thế biến đổi cực đoan của khí hậu, việc đầu tư, bảo vệ đê cũng như thường xuyên củng cố chống xuống cấp và tiếp tục nâng mức an toàn của hệ thống đê biển là hết sức cần thiết và cấp bách. Do đó, thời gian qua, huyện đã đầu tư, nâng cấp và củng cố tuyến đê biển theo tiêu chuẩn thiết kế, kết hợp trồng cây chắn sóng ven biểnnhằm hạn chế tình trạng sạt lở, vỡ đê khi gió bão xảy ra.

Cụ thể, khoảng 3 năm qua, được sự hỗ trợ từ nguồn vốn của tỉnh, huyệnnghiệm thu hoàn thành đưa vào sử dụng Dự án đê biển đoạn từ Thừa Mỹ đến Vũng Luông  chiều dài 25 km, kinh phí 71 tỷ đồng, Dự án đê sông Tiền giai đoạn 1 đạt 75% khối lượng, dự án đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi thủy sản đạt 70% khối lượng.

Hàng năm, huyện tiến hành gia cố, đắp đê, làm kè tại các vùng xung yếu. Huyện xây dựng và đưa vào nghiệm thu cống vùng ven biển như Cống Định Trung nhằm ngăn mặn, trữ ngọt cho các xã tiểu vùng II. Ngoài ra, trong năm 2015, huyện theo dõi tiến độ thi công 4 tuyến kênh xã Vang Quới  Tây, Thạnh Trị, tiến độ đạt 75% khối lượng, tiếp tục triển khai thi công nạo vét 11 tuyến kênh để phục vụ sản xuất.

Về thủy lợi nội đồng, phòng chống hạn mặn, huyệnthường xuyên theo dõi tình hình dự báo xâm nhập mặn, hướng dẫn các đối tượng cây trồng vật nuôi phù hợp và thông báo cho người dân chủ động ứng phó. Một số xã đã vận động nhân dân đắp đập tạm để ngăn mặn trữ ngọt phục vụ sản xuất.

Nhìn chung, việc triển khai dự án đê biển, cống đập trên địa bàn huyện bước đầu đã mang lại hiệu quả trong việc ngăn chặn tác động xấu từ biển, từng bước bảo đảm an toàn dân sinh, ổn định sản xuất, phát triển nuôi trồng thuỷ sản của các địa phương vùng ven biển.

Thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục chú trọng và đẩy mạnh cácdự án xây dựng hệ thống đê biển của huyện, phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp, kết hợp làm đường giao thôngnhằm giảm thiểu thiệt hại khi diện tích đất nông nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản bị ngập lụt, nhiễm mặn khi nước biển dâng trên địa bàn huyện.Trong đó, tranh thủ nguồn hỗ trợ của tỉnh, huyện triển khai thực hiện các công trình đê bao Tam Hiệp và các hạng mục còn lại của đê sông Tiền, các công trình kênh, cống đầu mối, thủy lợi. Tiếp tục xây dựng công trình chống sạt lở cặp sông An Hóa, nạo vét các tuyến kênh dẫn nước từ sông Ba Lai vào trong Đê Tây ở các xã tiểu vùng I và II. 

Từ khóa » đê Bao Biển Bến Tre