Đau Và Giới Hạn Khớp Vai: Điều Trị Bằng Xoa Bóp - Bấm Huyệt
Có thể bạn quan tâm
KỲ II: ĐIỀU TRỊ BẰNG XOA BÓP - BẤM HUYỆT
Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị chấn thương khớp vai phổ biến từ đông y đến tây y.
Không nên lạm dụng thuốc trị đau khớp vai vì có hại cho xương và có thể cản trở quá trình hồi phục tận gốc của chấn thương.
Trước khi lựa chọn phương pháp điều trị, người bệnh cần được khám và chẩn đoán chính xác về chấn thương khớp vai để hiểu rõ bệnh tình và có kế hoạch điều trị phù hợp.
Điều trị phục hồi chức năng đóng vai trò rất quan trọng, không chỉ trong các trường hợp không phẫu thuật mà ngay cả trong trường hợp sau phẫu thuật.
Phục hồi chức năng nhằm mục đích tránh teo cơ và cứng khớp, đồng thời phục hồi sức mạnh của các cơ sau một thời gian bị bệnh đã kém đi. Đối với phục hồi chức năng khớp vai, quá trình này sẽ diễn ra rất chậm, bắt đầu là những bài tập vận động thụ động kéo dài trong vài tuần, sau đó mới là những bài tập chủ động.
Phẫu thuật thường được chỉ định cho các trường hợp sau: rách chóp xoay vai, rách sụn viền, gãy xương cùng vai, rách gân cơ.
Điều trị bảo tồn trong trường hợp tụ dịch, viêm gân cơ vùng vai có siêu âm cơ định hướng chẩn đoán. Các phương pháp điều trị bảo tồn đa dạng bằng Đông y. Nguyên tắc chung là giảm đau, giãn cơ, tiêu viêm.
Cơ chế tác dụng của xoa bóp - bấm huyệt
Cơ chế tác dụng của xoa bóp trong điều trị các tổn thương vùng vai như sau:
Đối với cơ: xoa bóp có tác dụng tăng tuần hoàn dinh dưỡng chuyển hóa ở cơ nên cơ tăng cường đàn hồi, tăng khối lượng cơ, phòng chống teo cơ, tăng sức cơ, phục hồi nhanh khi cơ bị chấn thương. Xoa bóp có tác dụng loại trừ các chất có hại do chấn thương gây ra, làm mau lành các chỗ thương tổn, ngăn ngừa quá trình ngạnh hóa.
Đối với gân: xoa bóp làm tăng tuần hoàn qua cơ, nhờ đó gân được dinh dưỡng tốt hơn, làm gân mềm mại, tăng tính đàn hồi, tăng tầm hoạt động của khớp trong trường hợp co rút gân và dây chằng của khớp.
Đối với khớp: tác dụng của xoa bóp khớp cũng được tăng cường dinh dưỡng bao hoạt dịch tăng tiết chất nhờn làm trơn ổ khớp.
Đối với xương: tuần hoàn cơ được cải thiện khi xoa bóp làm xương được nuôi dưỡng tốt hơn, xoa bóp làm tan tụ máu cơ, chống kết dính các sợi cơ, gân trong chấn thương.
Các thủ thuật
Day cơ nhị đầu cánh tay: dùng lòng bàn tay nắm day cơ nhị đầu cánh tay (mặt trước cánh tay).
Day cơ tam đầu cánh tay: dùng lòng bàn tay nắm day cơ tam đầu cánh tay (mặt sau cánh tay).
Bóp nắn: cơ nhị đầu, tam đầu quạ cánh tay, cánh tay trước, cơ den ta.
Nhào cơ: các cơ trên thầy thuốc dùng một tay nhào các cơ vùng cánh tay.
Day cơ: dùng ngón cái hay gốc bàn tay day cơ den-ta (cơ tam giác) theo 3 đường: giữa, trước, sau.
Ấn day điểm đau: dùng ngón tay day điểm đau chú ý cự án, thiện án.
Ấn các huyệt: Kiên tĩnh, Kiên ngung, Tý nhu…
Rung toàn bộ chi: thầy thuốc áp sát bàn gón tay rung với tần số cao từ gốc chi đến ngọn chi.
Vận động khớp vai (quay vòng nhỏ, quay vòng rộng ra trước, ấn dãn vai, quay vòng rộng ra sau):
- Quay vòng nhỏ: người được xoa bóp ngồi trên một ghế nhỏ, tay buông thỏng; người xoa bóp đứng sau lưng một tay giữ vai, một tay cầm cổ tay người được xoa bóp, hơi dang tay (chừng 45 độ) đồng thời quay tròn bàn tay 2 - 3 lần; với hai mục đích: chuẩn bị vận động khớp vai, và thăm dò phạm vi hoạt động của khớp đến đâu.
- Quay vòng rộng ra trước: người xoa bóp kéo giãn cánh tay người được xoa bóp ra ngang, rồi đưa lên cao thẳng lên trên, vòng qua phía bên kia, trước và sát ngực, rồi vòng xuống dưới trở về tư thế ban đầu ba đến năm lần.
- Ấn dãn vai: người được xoa bóp ngồi; hai bàn tay người xoa bóp gài với nhau để lên vai người được xoa bóp; người xoa bóp vừa ấn vai người được xoa bóp xuống, vừa từ từ đưa tay người bệnh lên cao, rồi hạ xuống 3 - 5 lần.
- Quay vòng rộng ra sau: người xoa bóp đứng sau lưng người được xoa bóp, một tay giữ vai, một tay nắm bàn tay hoặc cổ tay, rồi vòng cánh tay từ sau ra trứơc, từ dưới lên trên, rồi kéo xuôi tay người bệnh ra phía sau lưng và quặt lên phía bả vai; làm 2 - 3 lần.
Chú ý: trong điều trị đau vùng vai, chú ý tìm nguyên nhân gây bệnh để điều trị theo nguyên nhân, tránh bỏ sót những bệnh nội tạng và cột sống cổ có biểu hiện triệu chứng ở khớp vai như: các bệnh màng, đỉnh phổi, nhồi máu cơ tim, viêm màng ngoài tim, u trung thất…
Điều trị đau và giới hạn khớp vai ở giai đoạn bảo tồn, có siêu âm cơ chẩn đoán và đánh giá hiệu quả điều trị là thế mạnh của y học cổ truyền nhất là xoa bóp bâm huyệt góp phần giảm đau và cải thiện vận đọng khớp vai trở lại bình thường.
Từ khóa » Xoa Bóp Khớp Vai
-
Xoa Bóp Bấm Huyệt Trị Viêm Quanh Khớp Vai
-
Cách Thực Hiện Xoa Bóp Bấm Huyệt điều Trị Viêm Quanh Khớp Vai
-
Bài Tập – Hướng Dẫn Xoa Bóp Bệnh Viêm Quanh Khớp Vai - YouTube
-
Hướng Dẫn Xoa Bóp Chữa Viêm Quanh Khớp Vai Tại Nhà
-
Xoa Bóp Chữa đau Quanh Khớp Vai - Tuổi Trẻ Online
-
XOA BÓP BẤM HUYỆT ĐIỀU TRỊ VIÊM QUANH KHỚP VAI
-
Có Thể Bạn Chưa Biết đau Khớp Vai Bấm Huyệt Nào?
-
Xoa Bóp Bấm Huyệt Chữa Viêm Quanh Khớp Vai Năm 2020 Ths.Bs ...
-
Chấn Thương Vùng Vai Và Xoa Bóp điều Trị - Báo Kinh Tế đô Thị
-
Điều Trị Viêm Quanh Khớp Vai Theo Y Học Cổ Truyền | BvNTP
-
Tự Xoa Bóp Chữa đau Vai Gáy Mà Không Cần Dùng Thuốc Giảm đau
-
Không Nên Xoa Bóp Khi Bị đau Khớp
-
Cách Chữa đau Khớp Vai – Tại Nhà Và điều Trị Y Tế