Đau Vùng Xương ức, Cảnh Báo Bệnh Nguy Hiểm
Có thể bạn quan tâm
Dấu hiệu thường gặp
Thường thì người bệnh có cảm giác hơi tức ngực và khó thở hoặc đau ở giữa ngực, đôi khi đau lan tới cổ, hàm và 2 tay. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến các cơn đau nhức như vận động quá mạnh, làm việc với cường độ cao, quá sức, khi cố gắng đi nhanh hoặc lên cầu thang, khi làm việc vội vàng, sau một bữa ăn quá no, do xúc động đầu óc căng thẳng, stress hay sự thay đổi bất thường của thời tiết.
Người bị bệnh sẽ có cảm giác đau, tức vùng lồng ngực đi kèm với là tình trạng khó thở, thở nông. Đôi khi, cơn đau có thể lan rộng sang các khu vực lân cận như cổ, hàm, 2 tay,... Cơn đau âm ỉ, đau nhiều khi vận động, cúi gập người hoặc lúc đổi tư thế. Cũng có lúc, cảm giác đau tức ngực đột ngột xuất hiện kể cả khi người bệnh không làm gì.
Chẩn đoán
Chụp Xquang thường quy được chỉ định ở tất cả bệnh nhân nghĩ đến đau có nguyên nhân do hội chứng xương ức để loại trừ các bệnh lý xương tiềm ần, bao gồm cả tổn thương di căn. Dựa vào biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân, có thể chỉ định thêm các xét nghiệm như tổng phân tích tế bào máu ngoại vi, PSA, tốc độ máu lắng và kháng thể kháng nhân.
Xơ vữa mạch vành là một nguyên nhân gây đau vùng xương ức.
Chụp CT và MRI ngực nếu nghi ngờ có khối u sau xương ức, chẳng hạn như u tuyến ức, cũng như để giúp phát hiện các khối u cơ ức hoặc các khối khác ở thành ngực trước. Điện cơ được chỉ định để loại trừ bệnh lý của rễ hay đám rối thần kinh cổ nghi ngờ có liên quan đến đau cánh tay. Tiêm cơ ức bằng thuốc tê và steroid có ý nghĩa trong cả chẩn đoán và điều trị.
Đau vùng xương ức là dấu hiệu cảnh báo bệnh gì?
Bệnh tim mạch: Nguyên nhân đầu tiên có thể dẫn đến những cơn đau ở xương ức là do thiếu máu và oxy chủ yếu là trong trường hợp động mạch vành quá hẹp hoặc xuất hiện xơ vữa động mạch khiến máu kém lưu thông. Bệnh mạch vành có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim gây tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Tổn thương từ khoang bụng: Ngay dưới lồng ngực là các cơ quan thuộc khoang bụng như dạ dày, gan, thận, lá lách, tuyến tụy, bàng quang, ruột non, ruột già... Tổn thương của những bộ phận này cũng có thể ảnh hưởng đến lồng ngực làm xuất hiện những cơn đau xương ức.
Chấn thương lồng ngực: Một số trường hợp các cơn đau tức ngực có liên quan đến những chấn thương xảy ra ở lồng ngực hoặc bệnh đau dây thần kinh liên sườn. Ở trường hợp đau dây thần kinh liên sườn, bệnh nhân sẽ cảm nhận được những cơn đau tức dọc theo xương sườn.
Bệnh về tiêu hóa: Một số bệnh dạ dày như viêm loét, trào ngược dạ dày- thực quản cũng gây đau tức ngực cho người bệnh. Vị trí đau thường là sau xương ức; Áp-xe cơ hoành: đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến những cơn đau xương ức rất phổ biến.
Trào ngược dạ dày - thực quản cũng là một nguyên nhân phổ biến gây đau vùng xương ức.
Những cơn đau ở xương ức nói chung có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý phức tạp. Nếu những cơn đau liên tục xuất hiện trong thời gian dài và mật độ trở nên dày đặc hơn, hãy đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán sớm nhất.
Cần làm gì?
Như đã nói, đau vùng xương ức có thể có nhiều nguyên nhân. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý nghiêm trọng, nên cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Đặc biệt, nếu thấy đau mức độ nặng, đau lan ra cánh tay hoặc lên hàm, vã mồ hôi hoặc khó thở, cần đưa bệnh nhân đến ngay cơ sở y tế uy tín gần nhất cấp cứu và xử trí kịp thời.
Với bệnh lý này trước hết các bác sĩ cần thăm khám để xác định nguyên nhân gốc rễ gây ra cơn đau cho người bệnh. Sau khi tìm ra nguyên nhân, tình trạng bệnh lý hiện tại và các yếu tố ảnh hưởng bác sĩ sẽ đưa ra các giải pháp điều trị phù hợp.
Giảm đau nhanh chóng là một trong những cách mà nhiều người nghĩ đến khi vùng xương ức có cảm giác nhức nhối. Nhằm theo dõi chặt chẽ tình trạng và diễn biến cũng như hạn chế các cơn đau nặng hơn, cần lưu ý một số vấn đề sau: đầu tiên, cần nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh vận động quá mạnh, theo dõi tình hình sức khỏe. Với những cơn đau nhức vùng xương ức, có thể giảm đau bằng cả chườm nóng lẫn lạnh. Chườm lạnh sẽ có tác dụng hạn chế tình trạng viêm xảy ra. Chườm nóng là cách để hỗ trợ quá trình máu lưu thông, giảm đau nhức hiệu quả. Cần phải chú ý vận động nhẹ, không nên sợ đau mà nằm liên tục có thể dẫn đến cứng khớp khiến bệnh nặng hơn. Mát-xa nhẹ nhàng và thường xuyên sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn đồng thời cơ thể cũng được thư giãn, góp phần nhanh chóng cải thiện tình trạng sức khỏe.
Từ khóa » đau ở ức Là Bị Gì
-
Điều Gì Gây Ra đau Sau Xương ức Của Bạn? - Vinmec
-
Đau Nhói Giữa ức Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì? - Hello Bacsi
-
Tư Vấn: Đau Nhức Vùng Xương ức Nói Lên điều Gì? - Medlatec
-
Đau Nhức Vùng Xương ức Nói Lên điều Gì? | BvNTP
-
Đau Vùng Xương ức Dấu Hiệu Cảnh Báo Bệnh Gì Và Phải Làm Sao?
-
Cảnh Giác Với đau ở Giữa Xương ức | TCI Hospital
-
Đau Giữa Ngực Và Khó Thở Kéo Dài Là Bệnh Gì? - Tâm Anh Hospital
-
Đau Tức Giữa Ngực Có Nguy Hiểm Không
-
Nguyên Nhân Và Cách Chữa đau Vùng Thượng Vị - Chi Tiết Tin Tức
-
Đau Nhói Ngực Bên Phải – Bệnh Gì ? | Sở Y Tế Nam Định
-
Đau Ngực Là Bệnh Gì? 10+ Nguyên Nhân Gây đau Thắt, Tức Ngực
-
Đau Ngực - Rối Loạn Tim Mạch - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Đau Xương Ức Là Bị Gì? Có Nguy Hiểm? (Trái, Giữa, Phải)
-
Đau Xương Ức Trái - Phải Là Bị Gì? Nhận Biết & Điều Trị
-
Đau Bụng Trên Rốn ở Giữa Dưới ức Là Bệnh Gì? - DoctorTuan - Webflow
-
Những điều Cần Biết Về đau Tức Ngực - Khám Chữa Bệnh, Phổ Biến ...
-
Đau Tức Ngực Là Biểu Hiện Của Bệnh Lý Nào, Có Trị được Không?