Những điều Cần Biết Về đau Tức Ngực - Khám Chữa Bệnh, Phổ Biến ...
Có thể bạn quan tâm
Đau tức ngực là một triệu chứng thường gặp ở khá nhiều người, nhất là những người ở độ tuổi lao động, người cao tuổi. Đây là một trong những dấu hiệu báo động của các bệnh lý tim mạch hoặc các bệnh hệ hô hấp, tiêu hóa... Do vậy khi thấy biểu hiện bất thường của cơ thể, người bệnh cần thăm khám và điều trị sớm để phòng ngừa những rủi ro đáng tiếc, không được chủ quan.
TIN LIÊN QUANĐau tức ngực là khi có cảm giác đau ở giữa ngực hay có thể lệch sang trái. Đôi khi không cảm giác là đau mà mô tả cảm giác giống như bị đè mạnh, ép chặt hay bóp nghẹt, đôi khi kèm theo hồi hộp, khó thở, vã mồ hôi, bủn rủn tay chân.
Nguyên nhân gây đau tức ngực
Lồng ngực là nơi chứa đựng nhiều nội tạng. Do vậy, bất kỳ những tổn thương nào bên trong cơ thể cũng khiến cho người bệnh có cảm giác đau tức ngực. Thậm chí, ngay cả những cơ quan trong ổ bụng như dạ dày, gan, lách, tụy... khi gặp bệnh lý vẫn có thể biểu hiện bằng đau ngực do cơ chế đau quy chiếu, lan theo dẫn truyền thần kinh nguyên thủy. Vì vậy, việc khai thác chi tiết các đặc điểm đau vô cùng quan trọng để xác định đúng nguyên nhân.
Nguyên nhân luôn được các bác sĩ nghĩ đến đầu tiên là do các bệnh lý tim mạch Những bất thường trong mạch vành, động mạch bị xơ vữa, giảm tưới máu và thiểu dưỡng cơ tim hầu hết sẽ biểu hiện triệu chứng đầu tiên là đau ngực. Người bệnh mô tả cơn đau có vị trí trước xương ức, lệch sang vùng trước tim, thường xảy ra khi gắng sức, đi bộ nhanh, leo cầu thang, bị kích động tâm lý...
Đau sẽ giảm hoặc ngừng khi nghỉ ngơi. Một số ít có thể đau ngay cả khi nghỉ, đột ngột nặng ngực với cường độ dữ dội, kèm vã mồ hôi, khó thở, nghỉ không bớt đau, khiến người bệnh ôm ngực vì đau đớn thì cần nghĩ đến khả năng nhồi máu cơ tim, mạch vành bị tắc nghẽn hoàn toàn. Ngoài ra, các bệnh lý tim mạch khác như co thắt mạch vành, rối loạn nhịp tim, suy tim, viêm cơ tim,... cũng thường biểu hiện bằng đau tức giữa ngực.
Bên cạnh tim, những bệnh thuộc về cơ quan hô hấp như viêm phổi, hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn, viêm dày dính màng phổi, tràn dịch, tràn khí màng phổi, thuyên tắc phổi, ung thư phổi... Ngoài các triệu chứng sốt, ho, khó thở, khò khè, người bệnh có thể khai đau tức ngực kèm theo.
Một số trường hợp bệnh nhân cảm giác vị trí đau nằm nông trên thành ngực, khu trú hay lan theo xương sườn thì nghĩ đến là do đau của thần kinh liên sườn hay đau do cơ, xương thành ngực sau chấn thương, tư thế đè ép.
Đau tức ngực còn là triệu chứng của các bệnh lý thuộc hệ thống đường tiêu hóa trên. Nguyên nhân thường gặp là do viêm loét dạ dày – tá tràng, trào ngược dạ dày – thực quản, viêm đại tràng... Ngoài ra, đau tức ngực cũng có thể do áp-xe cơ hoành, áp-xe gan.
Đau tức ngực giữa cũng có thể gặp ở những phụ nữ tuổi tiền mãn kinh, do thay đổi nội tiết tố sinh dục nữ hay do căn nguyên tâm lý, lo sợ, hồi hộp.
Đau tức ngực có nguy hiểm?
Đau tức ngực nếu là do bệnh tim mạch thì sẽ là một tình trạng nguy hiểm, đe dọa tính mạng bất cứ lúc nào. Với những cơn đau thắt ngực ổn định, chỉ xảy ra khi bệnh nhân gắng sức, giảm khi nghỉ là dấu hiệu của mạch vành đã bắt đầu hẹp dần, giảm tưới máu cho tim. Nếu có thái độ chủ quan, tình trạng này kéo dài mà không can thiệp gì sẽ dẫn đến hệ quả là nhồi máu cơ tim, cơ tim bị hoại tử và nếu không cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến đột tử do tim.
Đau tức ngực do các hệ cơ quan khác cũng chứng minh bệnh đang diễn tiến với mức độ nặng, đòi hỏi phương pháp điều trị tích cực, tránh để bệnh lan rộng ra thêm gây biến chứng khó lường.
Khi bị đau tức ngực cần làm gì
Điều cần thiết là người bệnh nên đi khám chuyên khoa, chẩn đoán nguyên nhân và tuân thủ điều trị, dự phòng khi có các dấu hiệu đau tức ngực.
Khi xảy ra cơn đau tức ngực khi gắng sức, việc cần làm ngay là ngưng ngay các hoạt động đang làm, tìm chỗ nghỉ ngơi và hít thở sâu. Nếu có sẵn thuốc thì dùng ngay các loại thuốc giãn mạch bằng cách ngậm hay xịt dưới lưỡi. Thuốc giúp tăng lượng máu tới cơ tim và cơn đau sẽ dịu đi từ từ. Sau đó, cần theo dõi sát người bệnh, nếu sau 20 phút mà không thuyên giảm, cơn đau càng nhiều hơn, bệnh nhân có kèm khó thở, vã mồ hôi, bủn rủn tay chân... thì nên nhập viện ngay để xử trí kịp thời.
Bên cạnh đó, chế độ ăn uống hợp lý, đa dạng rau củ quả, hạn chế dầu mỡ, chất béo, sinh hoạt, luyện tập, nghỉ ngơi điều độ cũng giúp cải thiện cơn đau thắt ngực. Không hút thuốc lá, hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cafe... Chọn cho mình một lối sống năng động, suy nghĩ lạc quan, ít buồn phiền, nóng giận cũng là một cách để ngừa bệnh.
Tóm lại, đau tức ngực là dấu hiệu báo động của các bệnh lý tim mạch cũng như các bệnh trên hệ hô hấp, tiêu hóa. Do đó không được chủ quan, cần thăm khám và điều trị sớm để phòng ngừa những rủi ro đáng tiếc.
Đỗ Hương
ad syt ad
Các tin khác- Sàng lọc trước sinh và các xét nghiệm sàng lọc trước sinh
- 7 sai lầm thường gặp khi điều trị tay chân miệng cho trẻ
- Thụ tinh trong ống nghiệm cho phụ nữ bị buồng trứng đa nang không cần kích trứng
- Trẻ em mắc đái tháo đường do đâu?
- Cách xử trí hạ đường huyết khi dùng insulin trị đái tháo đường
- 4 món cháo từ sơn dược trợ tiêu hoá, kiện tỳ ích vị
- Hướng dẫn về việc bổ sung về việc đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2024
- Giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại các cơ sở kinh doanh thuốc trong dịp Tết Nguyên đán 2022
- Đảm bảo cung ứng thuốc phòng chống dịch bệnh và nhu cầu sử dụng thuốc trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022
- 4289/QĐ-SYT Quyết định về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2022 cho các đơn vị thuộc Sở Y tế Hà Nội
- 10722/BYT-DP Về việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều cơ bản và nhắc lại
- Công văn 10696/BYT-MT về việc cách ly y tế cho trường hợp F1 đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19
- Công văn 10688/BYT-MT của Bộ Y tế về phòng, chống dịch Covid-19 đối với người nhập cảnh
- Sử dụng kết quả xét nghiệm để phát hiện người mắc Covid-19 và cho người bệnh ra viện
- Quyết định 696/QĐ-SYT của Bộ Y tế ban hành Sổ tay thực hành tại cơ sở bán lẻ thuốc
Dịch vụ công trực tuyến | |
Phần mềm Quản lý văn bản | |
Phần mềm QLHS Một cửa | |
Phần mềm Một cửa (Mới) | |
Tiếp nhận ý kiến công dân | |
Danh mục TTHC công | |
Tra cứu hồ sơ Một cửa | |
Thư điện tử TP Hà Nội | |
Thông tin người phát ngôn |
Từ khóa » đau ở ức Là Bị Gì
-
Điều Gì Gây Ra đau Sau Xương ức Của Bạn? - Vinmec
-
Đau Nhói Giữa ức Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì? - Hello Bacsi
-
Tư Vấn: Đau Nhức Vùng Xương ức Nói Lên điều Gì? - Medlatec
-
Đau Vùng Xương ức, Cảnh Báo Bệnh Nguy Hiểm
-
Đau Nhức Vùng Xương ức Nói Lên điều Gì? | BvNTP
-
Đau Vùng Xương ức Dấu Hiệu Cảnh Báo Bệnh Gì Và Phải Làm Sao?
-
Cảnh Giác Với đau ở Giữa Xương ức | TCI Hospital
-
Đau Giữa Ngực Và Khó Thở Kéo Dài Là Bệnh Gì? - Tâm Anh Hospital
-
Đau Tức Giữa Ngực Có Nguy Hiểm Không
-
Nguyên Nhân Và Cách Chữa đau Vùng Thượng Vị - Chi Tiết Tin Tức
-
Đau Nhói Ngực Bên Phải – Bệnh Gì ? | Sở Y Tế Nam Định
-
Đau Ngực Là Bệnh Gì? 10+ Nguyên Nhân Gây đau Thắt, Tức Ngực
-
Đau Ngực - Rối Loạn Tim Mạch - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Đau Xương Ức Là Bị Gì? Có Nguy Hiểm? (Trái, Giữa, Phải)
-
Đau Xương Ức Trái - Phải Là Bị Gì? Nhận Biết & Điều Trị
-
Đau Bụng Trên Rốn ở Giữa Dưới ức Là Bệnh Gì? - DoctorTuan - Webflow
-
Đau Tức Ngực Là Biểu Hiện Của Bệnh Lý Nào, Có Trị được Không?