Đau Xương Cụt - Căn Bệnh "NGUY HIỂM" Mà Nhiều Người Coi Thường

Đau xương cụt là hiện tượng đau xảy ra trong hoặc xung quanh vùng xương ở đáy cột sống. Có thể do chấn thương vùng xương cụt sau khi ngã, ngồi lâu trên bề mặt cứng hoặc hẹp, thay đổi khớp sau khi sinh con,…

Menu xem nhanh:

Toggle
  • 1. Nguyên nhân đau xương cụt
    • 1.1. Nguyên nhân cơ học
    • 1.2. Nguyên nhân bệnh lý
    • 1.3. Nguyên nhân sinh lý
  • 2. Nên làm gì khi xương cụt bị đau?
  • 3. Cách điều trị và giảm đau xương cụt hiệu quả nhất
    • 3.1. Tư thế ngồi điều trị đau xương cụt
    • 3.2. Vật lí trị liệu
    • 3.3. Các bài tập chữa đau xương
      • 3.3.1. Động tác khóa rễ
      • 3.3.2. Động tác duỗi hình mèo/ bò
      • 3.3.3. Động tác yoga cơ bản

1. Nguyên nhân đau xương cụt

Đau xương cụt là tình trạng thường gặp phải ở nhiều người. Xương cụt rất nhỏ nằm ở phía cuối cùng của cột sống, có tác dụng giữ cân bằng khi ngồi. Ngoài ra nó còn giúp cố định các nhóm gân cơ, dây chằng chạy xung quanh vùng xương này.

Xương cụt nằm ở vị trí cuối của xương sống

Xương cụt nằm ở vị trí cuối của xương sống

Theo như tư vấn của các bác sỹ, có nhiều nguyên nhân dẫn đến đau vùng xương cụt. Dưới đây là những nguyên chính:

1.1. Nguyên nhân cơ học

Đau xương cụt có thể xảy ra khi mà bạn đang ngồi mà tự nhiên đứng lên đột ngột làm cho xương cụt bị nén quá lâu hoặc do bạn ngồi quá lâu cũng dẫn đến tình trạng xương cụt bị đau. Ngoài ra đau ở vùng xương cụt còn do những tổn thương từ bên ngoài: do bạn bị té ngã phần mông bị đập mạnh xuống đất hoặc là va chạm vào góc các đồ vật cứng, đau xương cụt ngồi xe máy quá lâu…

1.2. Nguyên nhân bệnh lý

Tình trạng bị đau xương cụt do bệnh lý gây nên bao gồm:

  • Bệnh viêm âm đạo: Khi âm đạo bị viêm cũng có thể gây đau xương, kèm theo đó là hiện tượng đau buốt vùng thắt lưng, gây đau lưng. Đặc biệt, cơn đau sẽ càng tăng mạnh khi hoạt động quá nhiều, sau khi quan hệ tình dục hoặc trước kỳ kinh nguyệt.
  • Vị trí tử cung bất thường: Thông thường tử cung sẽ hơi ngả về phía trước nhưng mà khi tử cung ngả về phía sau quá nhiều cũng dẫn đến xương cụt bị đau. Tử cung nằm sai vị trí do sau sinh hoặc làm phẫu thuật tử cung.
  • Khối u: Khi các khối u như u xơ tử cung, u nang buồng trứng, u ở cột sống thắt lưng phát triển to dần dẫn đến chèn lên dây thần kinh gây đau.
  • Bệnh đường tiết niệu: Các bệnh lý có liên quan tới đường tiết niệu như viêm thận mãn, viêm thận cấp, viêm đường tiết niệu, sỏi thận. Ngoài ra, bị sỏi kết hạch hay có khối u trong hệ tiết niệu cũng có thể gây ra đau ở xương cụt.

1.3. Nguyên nhân sinh lý

– Đặt vòng tránh thai: Xương cụt bị đau do kích thước vòng tránh thai không phù hợp, độ đàn hồi của vòng tránh thai quá lớn, hoặc vị trí vòng tránh thai bị lệch,..

– Mang thai: Hiện tượng này cũng thường hay xảy ra do bà bầu khi mang thai, trọng tâm cơ thể dồn về phía sau làm thay đổi kết cấu của các khớp nhỏ vùng đốt sống lưng.

Phụ nữ có thể gặp tình trạng xương cụt bị đau do đặt vòng tránh thai

Phụ nữ có thể gặp tình trạng xương cụt bị đau do đặt vòng tránh thai

– Phụ nữ cao tuổi: Tình trạng đau xương cụt kèm theo đau thắt lưng cũng thường xảy ra ở người cao tuổi do tử cung bị giãn ra, tử cung hạ thấp xuống.

– Ngoài ra còn nhiều nguyên nhân khác như khoang chậu bị sung huyết, tử cung xuất huyết hoặc do chu kỳ kinh nguyệt,…

2. Nên làm gì khi xương cụt bị đau?

Gặp bác sĩ nếu cơn đau nghiêm trọng hoặc kéo dài hơn một vài ngày. Hầu hết các trường hợp xương cụ bị đau đều thường không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, đôi khi đau vùng xương cụt còn là một dấu hiệu của một chấn thương. Trong những trường hợp rất hiếm, đau xương có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư .

Bạn có thể được chụp X-quang hoặc MRI để tìm kiếm các dấu hiệu chấn thương, chẳng hạn như gãy xương hoặc khối u trong xương.  Chụp X-quang có thể được chụp cả khi ngồi và đứng để cho thấy các vấn đề có thể xảy ra với xương sống của bạn ở các vị trí khác nhau. Lúc đó bác sỹ sẽ tư vấn cụ thể tình trạng của bạn.

3. Cách điều trị và giảm đau xương cụt hiệu quả nhất

3.1. Tư thế ngồi điều trị đau xương cụt

Với trường hợp xương cụt bị đau do nguyên nhân cơ học thì hiện tượng đau nhức sẽ biến mất sau khoảng vài ngày. Để giúp giảm đau nhanh, bạn có thể áp dụng tư thế ngồi dưới đây:

  • Nghiêng người về phía trước trước khi ngồi xuống
  • Ngồi lên gối hoặc nệm hình chữ V
  • Ngồi dựa lưng vào ghế và bàn chân phẳng trên sàn để giảm trọng lượng khỏi xương sống
  • Chườm lạnh hoặc chườm nóng lên vùng xương cụt bị đau
  • Sử dụng thuốc giảm đau hoặc thuốc chống viêm không steroid
  • Nằm nghỉ ngơi
  • Ngoài ra, bạn nên kết hợp với chế độ ăn hợp lí, đầy đủ dưỡng chất.

3.2. Vật lí trị liệu

Tập các bài tập theo hướng dẫn giúp giảm đau xương cụt hiệu quả

Tập các bài tập theo hướng dẫn giúp giảm đau vùng xương cụt hiệu quả

Các chuyên gia vật lí trị liệu sẽ hướng dẫn cho các bạn những bài tập giảm đau như hít thở sâu và thư giãn hoàn toàn khung xương chậu vì cơn đau thường bộc phát khi bạn đi tiểu hoặc đại tiện.

3.3. Các bài tập chữa đau xương

Mặc dù không có cách chữa trị đau xương cụt  tức thì, một số bài tập có thể giúp giảm áp lực gây đau xương. Các tư thế yoga khác nhau có thể là tuyệt vời để kéo dài các cơ và dây chằng kết nối với xương sống.

3.3.1. Động tác khóa rễ

Bài tập này yêu cầu bạn phải thắc các cơ lại như khi bạn cố đi vệ sinh. Bạn nên thực hiện trong khoảng 10 giây, lặp lại từ 3 – 4 lần.

Khi thực hiện động tác khóa rễ này sẽ giúp kích thích các dây thần kinh ở xương cụt và khung xương chậu cứng hơn. Ngoài ra, bài tập này còn giúp loại bỏ nhanh các cơn đau gây ra ở vùng xương cụt và xương chậu.

3.3.2. Động tác duỗi hình mèo/ bò

Với động tác này sẽ giúp bạn kéo giãn và duỗi các cơ lưng cơ cổ rất tốt, thúc đẩy quá trình lưu thông máu làm kích thích các dây thần kinh cột sống ==> Giảm đảm ở vùng cổ và lưng tốt hơn.

Bạn chỉ cần thực hiện như sau:

  • Quỳ ở tư thế giống cái bàn
  • Mặt hướng xuống nền
  • Hai tay và hai đầu gối chống xuống nền.
  • Cong lưng hướng về trần nhà (tư thế mèo) rồi uốn phần bụng hướng xuống nền, đầu đẩy lên cao (tư thế bò).
  • Hãy thở ra khi bạn thực hiện tư thế mèo. Sau đó, hít vào khi thực hiện tư thế bò. Bạn nên thực hiện bài tập này trong vòng 60 giây.

3.3.3. Động tác yoga cơ bản

Với các động tác Yoga sẽ giúp các cơ xương chậu cứng hơn, kích thích lưu thông máu. Đồng thời sẽ kéo giãn lưng khớp gối và vùng mắt cá chân.

Thực hiện tư thế quỳ, sau đó đẩy phần hông về sau chạm vào gót chân và ép ngực xuống nền. Tiếp đên, đặt hai cánh tay thẳng cùng hướng với cơ thể, lòng bàn tay úp xuống. Đối với động tác này, bạn hãy hít thở khi kéo người về sau.  Thực hiện hiện động tác này trong vòng 60 giây và lặp lại.

Với những bài tập trên đây, bạn nên thực hiện đều đặn hằng ngày để có kết quả tốt nhất, giúp giảm đau hiệu quả.

Hi vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về bệnh đau xương cụt ở nam giới và nữ giới. Nếu tình trạng này kéo dài quá lâu, bạn nên đi gặp bác sĩ để được tư vấn cụ thể hơn nhé!

Từ khóa » đau ở Vị Trí Xương Cụt