Đau Xương Mu Khớp Háng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và điều Trị
Có thể bạn quan tâm
1. Nguyên nhân dẫn đến đau xương mu khớp háng
Đau xương mu khớp háng là hiện tượng vùng xương mu hoặc các vị trí lân cận bị viêm nhiễm và hình thành nên những cơn đau khó chịu. Phần lớn bệnh lý này xuất phát từ di chứng của một số cuộc phẫu thuật hoặc do vận động xương khớp quá mức (chủ yếu là ở các vận động viên).
Ngoài ra, thực tế thăm khám còn phát hiện tình trạng này bộc phác ở phụ nữ mang thai. Khi bước vào giai đoạn chuẩn bị sinh, cơ thể tự động sản sinh một lượng Hormone cần thiết để giúp xương chậu rộng ra, thuận lợi cho việc em bé chào đời. Tuy nhiên, quá trình này có thể gây nên một số biến chứng không muốn như tăng huyết áp, viêm nhiễm xương chậu gây đau xương mu.
Đau xương mu khớp háng là tình trạng thường gặp ở các vận động viên hoặc mẹ bầu
2. Triệu chứng bệnh
Đau xương mu khớp háng là một triệu chứng gặp trong nhiều bệnh. Tại vị trí phía trước vùng xương chậu và khớp háng hình thành những cơn đau khó chịu được xem là dấu hiệu phổ biến nhất. Tuy nhiên, đây cũng được xem là biểu hiện của việc cơ háng bị căng.
Để có thể chẩn đoán bệnh chính xác nhất, tráng việc kéo dài thời gian gây tổn thương, áp lực lên xương mu, cần thăm khám ngay sau khi phát hiện các biểu hiện sau:
-
Cơn đau tại vùng xương chậu bộc phác dữ dội hơn khi hoạt động.
-
Phần bụng dưới thường xuyên có cảm giác đau nhói không rõ nguyên nhân.
-
Có cảm giác khó chịu khi ho, hắt hơi hoặc có các cử chỉ gây tác động lực lên cơ thắt lưng.
-
Khả năng di chuyển có dấu hiệu suy yếu, mất sức và giảm tính linh hoạt.
-
Trong những giai đoạn bệnh chuyển biến nặng có thể gây sốt, tạo cảm giác ớn lạnh, dáng đi bất thường,...
Không nên chủ quan trước những cơn đau nhức vùng xương chậu, hông,...
3. Chẩn đoán và điều trị
Đau xương mu kéo dài có thể do viêm nhiễm, tạo điều kiện làm gia tăng nguy cơ tấn công của các loại vi khuẩn có hại cho cơ thể. Do đó, việc sớm chẩn đoán để nhận biết tình trạng bệnh và lên phác đồ điều trị phù hợp là điều vô cùng quan trọng.
Phương pháp chẩn đoán bệnh
Thông qua quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp chẩn đoán phù hợp dựa trên các dấu hiệu, biểu hiện ở từng bệnh nhân.
-
Xét nghiệm máu để đánh giá tình trạng nhiễm trùng. Quy trình này được áp dụng chủ yếu cho những đối tượng có tiền sử, dấu hiệu dễ bị nhiễm trùng hoặc vừa được tiến hành phẫu thuật.
-
Kiểm tra các cử động tại vùng khớp háng để phát hiện tình trạng tại cơ trực tràng và các nhóm cơ nằm ở vùng bụng dưới. Các cơn đau xương mu khớp háng háng thường có biểu hiện đặc trưng là đau nhức trực tiếp tại bề mặt phía trước của xương mu.
-
Chụp X-quang đánh giá cấu trúc xương khớp vùng xương mu, có thể thấy bờ khớp không đều hoặc giảm mật độ xương.
Tùy theo từng trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp chẩn đoán phù hợp
Phương pháp điều trị
Để chấm dứt hoàn toàn cơn đau xương mu khớp háng, bệnh nhân cần một khoảng thời gian điều trị kéo dài từ vài tuần đến vài tháng. Hiện nay, có không ít cơ sở thực hiện điều trị bệnh bằng cách tiêm Cortisone. Phương pháp này tuy mang lại kết quả giảm đau nhanh chóng nhưng cũng bộc lộ nhiều nhược điểm, đặc biệt là nguy cơ tái phát. Do đó, để đạt kết quả tốt nhất, nên lựa chọn cơ sở điều trị có chuyên môn, tận tâm và kinh nghiệm trong cùng lĩnh vực.
Một số phác đồ thường được áp dụng thành công ở bệnh nhân viêm xương mu như:
-
Nghỉ ngơi hợp lý: trong quá trình điều trị bệnh, bệnh nhân nên có chế độ nghỉ ngơi hợp lý để phần xương mu được phục hồi, tránh lao động nặng dẫn đến viêm nhiễm nghiêm trọng.
-
Sử dụng thuốc: trong trường hợp phần xương mu đã hình thành nên những dấu hiệu viêm nhiễm nghiêm trọng, bệnh nhân sẽ được kê đơn nhóm thuốc có khả năng chống viêm (phổ biến là thuốc chống viêm không chứa Steroid).
-
Vật lý trị liệu: kiên trì áp dụng các phương pháp vật lý trị liệu phù hợp sẽ giúp cho bệnh nhân giảm đau nhanh chóng phần xương mu. Tùy theo từng đối tượng khác nhau, bác sĩ có chuyên môn sẽ lên phác đồ phù hợp. Sau một khoảng thời gian kiên trì thực hiện, phần xương mu và các cơ lân cận sẽ phục hồi lại các chức năng ban đầu, tạo tính linh hoạt cần thiết,...
Nghỉ ngơi kết hợp tập luyện phù hợp là phương pháp điều trị hiệu quả
4. Những lưu ý cho bệnh nhân đau xương mu
Để hạn chế nguy cơ tái phát và hình thành những cơn đau dữ dội, cần lưu ý:
-
Hạn chế vận động quá nhiều hoặc thực hiện các cử chỉ gây tác động lực lên phần xương mu khớp háng.
-
Cố gắng giữ thăng bằng và tạo tư thế thẳng trong quá trình di chuyển.
-
Không nên sử dụng giày cao gót, đứng quá lâu trong một tư thế.
-
Khi ngồi nên kê thêm một chiếc gối mềm phía sau lưng để giảm bớt áp lực lên xương mu.
-
Bổ sung Canxi cho cơ thể bằng các loại thực phẩm cần thiết hoặc viên uống bổ sung (có sự kê đơn của bác sĩ).
-
Tránh sử dụng thuốc giảm đau khi chưa có sự kê đơn, chỉ định của bác sĩ.
-
Tập luyện một số bài tập đơn giản để tăng cường tính linh hoạt cho vùng bụng, hông chậu,...
Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc kháng viêm, giảm đau khi chưa có chỉ định của bác sĩ
Nhìn chung, nếu sớm được thăm khám, điều trị kịp thời, đau xương mu khớp háng không hình thành nên nhiều biến chứng nguy hiểm, đe dọa đến sức khỏe người bệnh. Bệnh nhân có nhu cầu thăm khám, điều trị các bệnh lý nói chung và đau xương mu nói riêng tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, vui lòng liên hệ tổng đài miễn phí 1900 565656 để được hỗ trợ.
Từ khóa » đau Mu Bên Phải
-
Vì Sao Bạn đau Xương Mu Khớp Háng? - Vinmec
-
4 Nguyên Nhân Gây Ra Hiện Tượng đau Xương Mu Vùng Kín
-
Đau Xương Mu ở Phụ Nữ Nguyên Nhân Của Hiện Tượng Này
-
Đau Xương Mu ở Nam Giới Là Bị Gì? Nguy Hiểm Không?
-
Đau Mu Bàn Chân Là Bệnh Gì Và Cách Giảm đau Nhanh, Hiệu Quả | ACC
-
Đau Xương Mu Sau Sinh: Ảnh Hưởng Nặng Nề Tới đời Sống Sinh Hoạt ...
-
Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị đau Xương Mu Khớp Háng
-
Đau Xương Mu Vùng Kín ở Nữ Giới Là Bị? Cách Chữa Trị
-
Đau Xương Mu Bao Lâu Thì Sinh: Dấu Hiệu Sắp Sinh Mẹ Cần Lưu ý!
-
Nguyên Nhân Và Cách Giảm đau Xương Mu Khi Mang Thai Hiệu Quả
-
Tại Sao Bị đau Vùng Mu Nam Giới? Nguyên Nhân đau Mu Nam Giới
-
Đau Bụng Dưới Gần Mu ở Nữ Giới - Dấu Hiệu Cảnh Báo Nhiều Bệnh Lý ...
-
Tìm Hiểu Về đau Nhức Mu Bàn Tay Và đầu Ngón Tay - Hapacol
-
Triệu Chứng đau Mu Bàn Chân - Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị
-
Đau Vùng Bìu - Rối Loạn Di Truyền - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Top 15 đau ở Mu Bên Phải
-
Đau Xương Mu Vùng Kín Nữ Giới Là Bị Gì?