Nguyên Nhân Và Cách Giảm đau Xương Mu Khi Mang Thai Hiệu Quả
Có thể bạn quan tâm
MỤC LỤC BÀI VIẾT
- Nguyên nhân đau xương mu khi mang thai do đâu?
- Đau xương mu ở bà bầu có nguy hiểm không?
- Cách giảm đau xương mu khi mang thai
- Câu hỏi thường gặp về đau xương mu khi mang thai
Đau xương mu khi mang thai là một triệu chứng phổ biến, đặc biệt vào những tháng cuối của thai kỳ. Hiện tượng này không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của mẹ bầu. Hãy cùng Huggies tìm hiểu tình trạng đau xương mu, nguyên nhân và phương pháp giúp giảm đau xương mu hiệu quả!
>> Tham khảo:
- Đau bụng khi mang thai, nhận biết triệu chứng nguy hiểm
- Các loại thực phẩm làm sảy thai mẹ bầu cần tránh
- Cách dự đoán giới tính thai nhi qua nhịp tim chính xác
Nguyên nhân đau xương mu khi mang thai do đâu?
Trong quá trình mang thai, xương mu và xương chậu đóng vai trò quan trọng trong việc nâng đỡ các cơ quan phía trên cơ thể. Khi tử cung phát triển, các khớp và dây chằng ở vùng này phải giãn ra để thích nghi, dẫn đến hiện tượng đau xương mu và đau xương chậu khi mang thai. Đặc điểm của đau xương mu bao gồm cảm giác đau âm ỉ, kéo dài, hoặc đôi khi là các cơn đau ngắn và thoáng qua.
Sự phát triển của thai nhi tạo áp lực lên vùng xương mu và xương chậu tăng lên, đặc biệt rõ rệt vào các tháng cuối thai kỳ. Lúc này, mẹ bầu thường cảm nhận các cơn đau rõ ràng hơn và có thể gặp phải tình trạng đau liên tục, gây mệt mỏi và khó chịu. Điều này là do xương mu, khớp háng, và dây chằng phải chịu tải trọng lớn hơn khi em bé ngày càng lớn, khiến cơn đau trở nên rõ ràng và kéo dài hơn.
Ngoài ra, có một số nguyên nhân khác dẫn đến việc bà bầu bị đau xương mu như:
Đa thai và đa sản
Nguyên nhân này đến từ việc mẹ đang mang thai đôi hoặc đa thai, xương mu sẽ chịu áp lực lớn hơn, dẫn đến đau nhức. Đối với những mẹ đã sinh nhiều lần trước đó, cơ bụng thường mềm hơn, em bé ở vị trí thấp hơn, gây nên tình trạng có bầu đau lưng và đau xương mu. Khi mẹ thường xuyên hoạt động thể lực, tần suất và mức độ đau mu khi mang thai có thể tăng lên.
Phù nề khiến bà bầu đau xương mu khi mang thai
Trong thời gian thai kỳ, thể tích tuần hoàn trong cơ thể luôn tăng cao và nhau thai là nơi được tập trung cao để nuôi dưỡng thai nhi. Vì vậy, khu vực gần xương mu của mẹ phải hoạt động nhiều gây ra tình trạng bầu bị phù chân, gây chèn ép và dẫn đến đau xương mu.
Kích thước của em bé tạo áp lực lên xương mẹ
Em bé trong bụng mẹ càng lớn, áp lực lên vùng dưới của mẹ càng cao và dẫn đến xương mu bị đau. Khả năng mẹ bị đau xương mu càng tăng cao khi cân nặng thai nhi từ 4kg trở lên.
>> Tham khảo: Bảng các chỉ số thai nhi theo tuần chuẩn WHO mới nhất
Mẹ bầu đau xương mu những tháng cuối có thể do chịu nhiều áp lực từ thai nhi (Nguồn: Sưu tầm)
Biến đổi hormone
Sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể là cũng một nguyên nhân dẫn đến việc bà bầu bị đau xương mu. Tác dụng của progesterone là hỗ trợ giãn nở các khớp xương. Khi mang thai, lượng progesterone trong máu của mẹ tăng lại tăng khá cao nên dẫn đến việc các khớp vùng xương chậu không được linh hoạt và xuất hiện hiện tượng đau xương mu.
Sự vận động của thai nhi
Những lúc bé đạp quá mạnh cũng có thể khiến xương mu của mẹ đau nhói.
Tư thế của thai nhi trong tam cá nguyệt thứ ba
Bước vào tam cá nguyệt thứ 3 để chuẩn bị cho việc chào đời, bé sẽ có xu hướng tiến dần về phía bên dưới âm đạo của mẹ. Vì vậy, xương mu của mẹ sẽ phải chịu áp lực nhiều hơn gây ra hiện tượng bà bầu bị đau xương mu khi nằm.
Mặc dù đau xương mu là hiện tượng phổ biến trong thai kỳ và mẹ bầu không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu các cơn đau chuyển thành những cơn gò cứng bụng và co thắt tử cung mạnh kèm theo dịch âm đạo vào tuần 36-37, mẹ bầu nên nhanh chóng đến bệnh viện ngay, đó có thể là dấu hiệu sinh non.
>> Tham khảo:
- 10+ lời khuyên mẹ bầu uống nước dừa An toàn - Tốt cho Mẹ và bé
- Làm thế nào để có song thai? 9 cách sinh đôi cực đơn giản
Các cơn đau có xu hướng xuất hiện nhiều vào những tháng cuối thai kỳ (Nguồn: Sưu tầm)
Bà bầu đau xương mu có phải sắp sinh không?
Bà bầu đau xương mu trong những tháng cuối của thai kỳ là hiện tượng phổ biến khiến nhiều mẹ bầu lo lắng, tự hỏi liệu đây có phải là dấu hiệu sắp sinh hay không. Tuy nhiên, đau xương mu thường chỉ là biểu hiện cho thấy cơ thể của mẹ đang chuẩn bị sẵn sàng cho việc sinh nở, chứ không phải là dấu hiệu báo sinh ngay lập tức. Đây là kết quả của những thay đổi tự nhiên trong cơ thể khi các khớp xương chậu giãn nở và chịu áp lực từ thai nhi ngày càng lớn. Vì vậy, mẹ bầu không nên quá lo lắng khi gặp phải tình trạng này, nhưng vẫn cần theo dõi các dấu hiệu khác để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
>> Tham khảo:
- Những điều kiêng kỵ, lưu ý quan trọng trong 3 tháng đầu mang thai
Nếu cơn đau xương mu trầm trọng và kéo dài ảnh hưởng đến sinh hoạt cần đi khám ngay (Nguồn: Sưu tầm)
Đau xương mu ở bà bầu có nguy hiểm không?
Bà bầu đau xương mu có sao không? Hầu hết các trường hợp đau xương mu khi mang thai đều vô hại, không gây bất kỳ nguy hiểm hay ảnh hưởng nào tới mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, nếu vấn đề này kéo dài và càng đau nghiêm trọng hơn đến mức mẹ bầu khó chịu, khó khăn trong quá trình di chuyển, vận động, trong sinh hoạt thì mẹ nên đến ngay bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời.
>> Tham khảo: Cách nhận biết mang thai con trai hay con gái sớm, chuẩn nhất
Mẹ có biết:
Hành trình chuẩn bị đón chào bé yêu không thể thiếu sự đồng hành của Huggies Skin Perfect! Đây là sản phẩm mới nhất của Huggies, cùng bố mẹ trong hành trình chăm sóc thiên thần nhỏ của gia đình.
Kích ứng da là một trong những vấn đề thường gặp và gây ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé. Chính vì vậy, việc chọn loại tã chất lượng để bảo vệ làn da nhạy cảm của bé sơ sinh rất quan trọng! Thay thế cho dòng tã dán sơ sinh tràm trà, Huggies Skin Perfect đã được nâng cấp với nhiều cải tiến mới. Đây là chiếc tã đầu tiên tại Việt Nam sở hữu công nghệ DUAL ZONE với 2 vùng thấm hút riêng biệt cho phân và nước tiêu. Tã giúp giảm các tác nhân gây kích ứng da và duy trì pH trên da bé > Tham khảo: Dự đoán giới tính thai nhi qua nhịp tim có chính xác không?
Mẹ bầu nên hạn chế “kết thân” với những đôi giày cao gót trong suốt thời gian mang thai (Nguồn: Sưu tầm)
Câu hỏi thường gặp về đau xương mu khi mang thai
Đau xương mu bao lâu thì sinh?
Đau xương mu thường xuất hiện ở giai đoạn cuối của thai kỳ, nhưng không có một khoảng thời gian cụ thể từ khi đau xương mu đến lúc mẹ bầu sinh. Mẹ bầu có thể ước lượng được từ khi đau xương mu đến lúc sinh là khoảng 10 tuần. Do thông thường, thai kỳ kéo dài ≥ 42 (> 41 6/7) tuần và đau xương mu thường xuất hiện từ khi thai nhi tuần 32-36 của thai kỳ, khi thai nhi quay đầu xuống vùng chậu để chuẩn bị cho sinh nở.
Thai bao nhiêu tuần thì đau xương mu?
Đau xương mu là hiện tượng có thể xuất hiện trong suốt thai kỳ, nhưng thường gặp nhất ở 3 tháng cuối. Cơn đau này khiến nhiều thai phụ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Thai nhi thường bắt đầu quay đầu xuống mu vào tuần thứ 32 đến khi thai nhi tuần 36. Đây là thời điểm bé chuẩn bị cho quá trình sinh nở với đầu hướng xuống vùng xương chậu của mẹ. Khi đầu thai nhi quay ngôi thai xuống, mẹ bầu có thể cảm nhận được áp lực tăng lên ở vùng xương mu, khiến cảm giác đau nhức trở nên rõ ràng hơn.
Khi nào mẹ bầu đau xương mu cần đến gặp bác sĩ?
Mặc dù đau xương mu trong thai kỳ thường là hiện tượng bình thường nhưng nếu mẹ bầu có những dấu hiệu dưới đây cần nhanh chóng tới cơ sở y tế uy tín ngay:
- Cơn đau xương mu trở nên dữ dội, kéo dài hoặc không giảm bớt
- Đi kèm những cơn đau đầu, chóng mặt dữ dội,...
- Sưng mặt, tay chân đột ngột gây khó khăn trong di chuyển
- Ớn lạnh, sốt, âm đạo chảy máu nhỏ giọt hoặc ra máu cục khi mang thai.
- Mẹ bầu đau xương mu kèm theo các cơn gò chuyển dạ mạnh và đều đặn,
>> Tham khảo:
- Bảng cân nặng và chiều dài thai nhi theo tuần, tiêu chuẩn WHO
- Các tuần khủng hoảng Wonder Week của trẻ và cách vượt qua
Huggies hy vọng rằng những cách trên sẽ giúp mẹ bầu hiểu rõ về tình trạng đau xương mu khi mang thai và cách giảm bớt cơn đau hiệu quả. Tuy nhiên, nếu cơn đau trở nên quá mức hoặc không thuyên giảm, mẹ nên đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị, vì đây có thể là dấu hiệu của một số vấn đề nghiêm trọng. Tuyệt đối không tự ý uống thuốc giảm đau, để tránh ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi. Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo thêm các bí quyết chăm sóc sức khỏe khi mang thai tại chuyên mục Chăm sóc trong thai kỳ tại Huggies.
Bạn đã nghĩ ra tên cho bé nhà mình chưa? Cùng Huggies tham khảo cách đặt tên cho con nhé:
- Danh sách 100 tên đặt ở nhà cho bé trai và gái hay nhất 2024
- 999+ Tên hay cho bé gái đẹp và ý nghĩa, may mắn
- 500+ Tên hay cho bé trai ý nghĩa, hợp tuổi bố mẹ
>> Nguồn tham khảo:
- Pelvic pain in pregnancy - NHS
- Symphysis Pubis Dysfunction: Causes, Symptoms & Treatment | Cleveland Clinic
- Pubic symphysis dysfunction (SPD) during pregnancy | BabyCenter
Từ khóa » đau Mu Bên Phải
-
Vì Sao Bạn đau Xương Mu Khớp Háng? - Vinmec
-
4 Nguyên Nhân Gây Ra Hiện Tượng đau Xương Mu Vùng Kín
-
Đau Xương Mu Khớp Háng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và điều Trị
-
Đau Xương Mu ở Phụ Nữ Nguyên Nhân Của Hiện Tượng Này
-
Đau Xương Mu ở Nam Giới Là Bị Gì? Nguy Hiểm Không?
-
Đau Mu Bàn Chân Là Bệnh Gì Và Cách Giảm đau Nhanh, Hiệu Quả | ACC
-
Đau Xương Mu Sau Sinh: Ảnh Hưởng Nặng Nề Tới đời Sống Sinh Hoạt ...
-
Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị đau Xương Mu Khớp Háng
-
Đau Xương Mu Vùng Kín ở Nữ Giới Là Bị? Cách Chữa Trị
-
Đau Xương Mu Bao Lâu Thì Sinh: Dấu Hiệu Sắp Sinh Mẹ Cần Lưu ý!
-
Tại Sao Bị đau Vùng Mu Nam Giới? Nguyên Nhân đau Mu Nam Giới
-
Đau Bụng Dưới Gần Mu ở Nữ Giới - Dấu Hiệu Cảnh Báo Nhiều Bệnh Lý ...
-
Tìm Hiểu Về đau Nhức Mu Bàn Tay Và đầu Ngón Tay - Hapacol
-
Triệu Chứng đau Mu Bàn Chân - Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị
-
Đau Vùng Bìu - Rối Loạn Di Truyền - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Top 15 đau ở Mu Bên Phải
-
Đau Xương Mu Vùng Kín Nữ Giới Là Bị Gì?