Dạy Con Biết Chịu Trách Nhiệm - Kiến Thức Nâng Cao

Thật khó khăn để nhận lỗi lầm về bản thân, trẻ em cũng vậy. Tuy nhiên, nếu biết nhận lỗi lầm và tỏ ra có trách nhiệm với hành động của mình thì sẽ giúp trẻ rèn luyện kỹ năng sống tốt hơn và được mọi người yêu thương. Vậy cách để dạy con kỹ năng sống mầm non biết chịu trách nhiệm với lỗi lầm của mình là như thế nào, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

1. Tại sao con không chịu nhận lỗi

Để nhận lấy lỗi lầm về bản thân mình là điều không hề dễ dàng gì. Bởi nhận lỗi nghĩa là nhận bản thân sai, nhận bản thân là người xấu…. Vậy nên trẻ không muốn mình là người xấu nên sẽ không bao giờ muốn nhận lỗi về mình.

Tâm lý của trẻ thường rất sợ sệt và muốn giấu đi những lỗi lầm mà mình gây ra. Do đó trẻ đôi khi còn nói dối hoặc đùn đẩy trách nhiệm cho người khác. Lúc này, việc của cha mẹ là cần phải kiên nhẫn để dạy con biết nhận lỗi lầm của mình. Để con biết nhận lỗi lầm của mình bạn cũng cần chú ý dạy con những kỹ năng sống mầm non sau đây.

dạy con kỹ năng sống mầm non nói lời xin lỗi

2. Dạy con biết phân biệt đúng sai

Đôi khi, chính trẻ không biết được hành vi của mình là sai nên trẻ cũng không chịu thừa nhận lỗi lầm của mình. Chính vì vậy, bạn cần phải dạy trẻ biết phân biệt đúng, sai. Bé cần được giáo dục về hành vi và những điều đúng điều sai trong cuộc sống hàng ngày sẽ giúp bé hiểu ra và biết được hành động của mình là sai hay đúng để có thể tự mình nhận lỗi lầm. Bài học đầu tiên bạn nên dạy bé là phải luôn luôn biết nói cảm ơn với người khác khi nhận được sự giúp đỡ từ họ. Và hành vi vô lễ với người lớn là sai, bé cần phải luôn luôn lễ phép với những người lớn xung quanh bé.

Để có thể dạy được bé phân biệt đúng sai, bố mẹ không những phải luôn nhắc nhở con mà cũng cần quan sát và làm gương cho con để con ghi nhớ và học hỏi theo bố mẹ. Bạn cũng cần phải luôn luôn là người bố người mẹ công tâm, đứng ra chỉ cho con lỗi sai trong các hành vi ứng xử của con và yêu cầu con nên nhận lỗi cho hành vi sai đó.

>>> Xem thêm: Câu chuyện chọn trường quốc tế quận 1 cho trẻ

3. Dạy trẻ biết cách nhận lỗi như thế nào?

Sau khi bạn đã dạy bé về cách phân biệt điều đúng và điều sai rồi thì tiếp theo bạn nên dạy bé cách nhận lỗi như thế nào cho đúng.

Việc bé biết nhận ra lỗi lầm của mình là điều tốt tuy nhiên, nhiều khi bé cũng không biết làm cách nào để nhận lỗi. Chính vì vậy mà bạn cần phải khuyến khích bé nhận lỗi và chỉ bé nên nói lời xin lỗi như thế nào. Trẻ nhỏ vẫn còn hạn chế về từ ngữ nên đôi khi chỉ vì không biết nói xin lỗi ra sao nên trẻ thường không dám nói ra. Vậy nên bạn cần phải dạy bé sử dụng từ ngữ vào hoàn cảnh như thế nào sao cho hợp lý.

kỹ năng sống mầm non sống có trách nhiệm

4. Xin lỗi cần phải chân thành

Bạn cần phải dạy bé hiểu rõ ý nghĩa của lời xin lỗi. Rằng xin lỗi không chỉ là lời nói suông cho qua chuyện mà cần phải thể hiện được sự chân thành. Bạn hãy dạy bé biết cách nhìn thẳng vào người đối diện và nói lời xin lỗi từ trái tim mình. Nhờ vậy sẽ giúp bé đề cao việc xin lỗi, tránh việc bé cảm thấy xin lỗi chỉ là một câu nói cửa miệng. Đồng thời việc này cũng giúp hạn chế việc bé mắc phải sai lầm đó lần nữa.

5. Động viên và khen ngợi trẻ khi trẻ biết nhận lỗi

Việc nhận lấy lỗi lầm của mình không phải dễ dàng gì, vì vậy bé xứng đáng nhận được một lời khen mỗi lần bé biết nhận lỗi lầm của mình. Bạn hãy luôn luôn ở bên để khích lệ, động viên con mỗi lần con nhận lỗi sai để giúp bé cảm thấy thoải mái hơn khi nói ra lời xin lỗi.

Bạn hãy luôn đưa cho con những ví dụ về những người lớn cũng đôi khi mắc phải sai lầm và họ đã hành xử ra sao khi biết mình mắc lỗi lầm đó và mọi người đã phản ứng thế nào sau khi nhận được lời xin lỗi từ người đó.

Bạn không cần phải lúc nào cũng khen bé, tuy nhiên hãy chỉ cho bé rằng nói thật là điều nên làm để bé tự giác nói thật.

6. Bố mẹ chính là tấm gương để con noi theo

Trẻ con rất dễ học theo những điều chúng thấy hàng ngày. Đặc biệt, khi con còn nhỏ, con luôn cho rằng bố mẹ chính là người mình đáng học hỏi nhất. Chính vì vậy mà bé luôn luôn quan sát và học theo những gì mà cha mẹ làm hàng ngày. Nếu khi cha mẹ phạm lỗi nhưng cả hai lại không chịu nhận lỗi lầm mà cứ đổ thừa cho nhau sẽ khiến bé cảm thấy rằng bản thân không có trách nhiệm phải nhận lấy lỗi lầm về mình và sẽ chối bỏ trách nhiệm như những gì cha mẹ đã làm.

Vì bố mẹ đã luôn dạy con phải biết nhận lỗi và xin lỗi thì chính bố mẹ cũng phải là người nhận lỗi khi làm sai. Kể cả việc bạn là người lớn hơn trong gia đình thì việc nói lời xin lỗi với con khi bạn phạm sai lầm cũng là điều nên làm.

dạy trẻ kỹ năng sống mầm non có trách nhiệm

Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên chú ý dạy con nên biết tha thứ cho những lỗi lầm của người khác khi họ đã biết nhận lỗi rồi.

Trên đây là những kỹ năng sống mầm non mà cha mẹ nên dạy cho con để giúp con biết sống có trách nhiệm hơn với những lỗi lầm của mình.

>>> Thông tin tham khảo:

  • Những cách dạy kỹ năng sống mầm non cho trẻ
  • Video dạy kỹ năng sống mầm non

Từ khóa » Dạy Trẻ Nhận Lỗi