Mẹo Dạy Trẻ Nói Lời Xin Lỗi đơn Giản Khiến Bé Tự Giác Thực Hiện

Mục lục [Hiện]

Dạy trẻ nói lời xin lỗi thực sự là điều khá khó thực hiện, nhất là với các bố mẹ có con cái khá ngang bướng. Nhưng các mẹo dạy trẻ nói lời xin lỗi mà BingGo Leaders đưa ra khá đơn giản sau sẽ giúp bố mẹ nhẹ gánh hơn và con sẽ tự giác thực hiện.

Nên dạy bé cách nói lời xin lỗi
Nên dạy bé cách nói lời xin lỗi

I/ Bố mẹ cần đứng vị trí trung lập

Bố mẹ cần đứng vị trí trung lập
Bố mẹ cần đứng vị trí trung lập

Để có thể dạy trẻ nói lời xin lỗi, bố mẹ cần phải đứng ở vị trí trung lập. Đừng tuyệt đối bảo vệ con mình bằng cách đổ lỗi cho đứa bé còn lại. Một khi bé tố cáo con bạn làm hành động sai trái, điều này chứng tỏ là có nguyên nhân nào đó khiến con phải làm những hành động trông.

Vì thế, bố mẹ cần phải thật sự bình tĩnh. Hãy hỏi thật rõ nguyên nhân tại sao con lại bị tố cáo và giải thích cho bé hiểu rằng cả 2 đều góp phần làm nên tranh cãi và phải xin lỗi nhau.

II/ Hãy cho trẻ phân biệt được đúng hoặc sai

Hãy cho trẻ phân biệt được đúng hoặc sai
Hãy cho trẻ phân biệt được đúng hoặc sai

Để khiến trẻ tự giác nói lên lời xin lỗi về một hành vi của mình, bé cần được bố mẹ chỉ ra về những điều đúng, sai trong cuộc sống. Ví dụ: Một lời cảm ơn khi được người khác tặng quà là hành động đúng đắn, những lời nói trống không; vô lễ với người lớn; tranh giành đồ chơi của bạn là sai...

Đây sẽ là những bài học đầu đời để khiến bé có thể nhận ra được đâu là đúng, đâu là sai.

Và để bé nhận thức được điều này, bên cạnh việc giáo dục hành vi cho con. Các bố mẹ cũng cần phải quan sát các hành vi của con trẻ để có thể kịp thời chỉ cho bé biết đâu là những điều không được phép làm.

III/ Dạy con xin lỗi đúng cách

Dạy con xin lỗi đúng cách
Dạy con xin lỗi đúng cách

Có khá nhiều cách thức để dạy con nói lời xin lỗi. Tuy nhiên, lời xin lỗi chân thành nhất không phải chỉ được nói ra không. Bố mẹ nên khuyến khích bé nói thêm lý do để giúp các con hiểu rằng mình đã làm gì sai trái mà để phải nói lời xin lỗi như vậy.

Ngoài ra, các bé cũng có thể hứa sẽ không tái phạm để có thể tạo thêm lòng tin đối với người đối diện.

IV/ Giúp con điều khiển cảm xúc của bản thân

Giúp con điều khiển cảm xúc của bản thân
Giúp con điều khiển cảm xúc của bản thân

Để dạy trẻ nói lời xin lỗi một cách tự giác, các bố mẹ cũng cần phải giúp các con điều khiển được cảm xúc của cá nhân. Thông thường, các con sẽ cảm thấy rất tự ti, không hiểu tại sao mình lại phải nói những câu như vậy.

Trong trường hợp trên, bố mẹ hãy tâm sự; giải thích cho con hiểu tại sao mình phải làm như vậy và bé không nên thấy tự ti, xấu hổ khi phải nói lời xin lỗi vì hành động sai trái mà bé đã làm. Hãy để cho các con biết rằng, việc nhận lỗi chính là hành động của một con người dũng cảm và có nhân cách tốt.

V/ Rèn luyện từ sớm

Rèn luyện từ sớm
Rèn luyện từ sớm

Nếu muốn dạy trẻ nói lời xin lỗi, các bố mẹ cần phải rèn luyện cho bé từ sớm. Bởi vì, ngay từ nhỏ, các con đã có khả năng lắng nghe; nhận thức được những lời giảng dạy từ bố mẹ.

Chính vì thế, nếu các con có mắc lỗi sai như: đánh bạn, không chào hỏi người lớn tuổi… bố mẹ hãy dạy trẻ cách khoanh tay, xin lỗi. Và nếu như con không đồng tình, tỏ ra ngang bướng, các bậc phụ huynh cũng cần kiên định dạy cho bé bằng cách nhẹ nhàng khuyên giải các con.

VI/ Để bé tự xin lỗi theo cách của riêng mình

Để bé tự xin lỗi theo cách của riêng mình
Để bé tự xin lỗi theo cách của riêng mình

Việc dạy trẻ nói lời xin lỗi đôi khi sẽ có một số trở ngại nhất định do cái tôi của các con còn quá cao và không muốn xin lỗi vào thời điểm đó. Vì vậy, các bố mẹ hãy bình tĩnh, đừng quát mắng con. Tốt nhất, hãy cho bé thời gian suy nghĩ về những gì mà các bạn nhỏ đã làm.

Sau đó, bố mẹ có thể để bé đến xin lỗi theo cách thức riêng của các con như: ôm, tặng một món quà nhất định...

Việc xin lỗi không phải là điều khó để thực hiện. Nhưng với con trẻ, điều quan trọng là các bé phải sẵn sàng, hiểu được những điều sai trái của mình để có câu nói thật sự chân thành nhất.

VII/ Bố mẹ làm gương cho các con

Bố mẹ làm gương cho các con
Bố mẹ làm gương cho các con

Dạy trẻ nói lời xin lỗi không thể hiệu quả nếu như bố mẹ không tự mình làm gương cho các con. Mọi ngày, các bé đều theo dõi những cách thức hành xử của bố mẹ. Và nếu bố mẹ cứ liên tục đổ lỗi cho nhau, tất yếu bé cũng sẽ bị ảnh hưởng ngay thói quen chối bỏ trách nhiệm của con.

Chính vì vậy, các bố mẹ cũng phải tự mình chủ động nhận lỗi trong mọi trường hợp. Thậm chí là với chính con cái của mình. Đây cũng là một cách để dạy các bé sự tôn trọng tới những người khác.

Mặc dù vậy, các bố mẹ cũng cần phải có điểm dừng cho riêng mình bởi nếu để bé lấn át quá đà, đây sẽ là nguồn gốc của sự ích kỷ trong các con lên rất cao. Hãy định hướng cho bé, lúc nào phù hợp để nói lời xin lỗi, lúc nào thì không nên và phải bảo vệ danh dự của bản thân mình một cách mạnh mẽ nhất có thể.

>>> Tham gia ngay Group nuôi dạy con để chia sẻ kiến thức và nhận hỗ trợ tư vấn từ các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực.

Lời kết 

Dạy trẻ nói lời xin lỗi không hề dễ dàng và phải cần có một quá trình lâu dài. Hy vọng rằng những mẹo trên đây sẽ giúp các bố mẹ cảm thấy dễ dàng hơn trong việc dạy bé phát triển bản thân.

Từ khóa » Dạy Trẻ Nhận Lỗi